Điểm báo Pháp - Dân Pháp nói không với cực hữu (RFI)

Dân Pháp nói không với cực hữu : Cái tát cho Tập Hợp Dân Tộc

"Nước Pháp nín th ch đợi" -đó là tít của Le Monde xuất bản từ cuối tuần trước, và hôm nay 08/07/2024 nhật báo thiên tả Libération thở phào nhẹ nhõm "Ouf !"trên trang nhất, sau khi có kết quả cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai. Le Figaro nhận định "Tập Hợp Dân Tộc (Rassemblement national - RN) tht bi, cánh t vượt lên trên phe Macron". La Croixnhấn mạnh "Nước Pháp nói không vi cc hu",còn Les Echos thẳng thừng chạy tít lớn "Cái tát".

quochoiphap1

Ông Jordan Bardella, chủ tịch đảng Tập Hợp Dân Tộc (Rassemblement national - RN) phát biểu trước báo chí ở Paris ngày 08/07/2024, một hôm sau cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai tại Pháp. Reuters - Guglielmo Mangiapane

Kết quả thật bất ngờ : Cánh tả dẫn đầu, đảng cầm quyền về nhì, cực hữu về thứ ba, và ngay cả cánh hữu Những Người Cộng Hòa (LR) cũng trụ lại được. Không có cuộc thăm dò nào dự báo được trật tự trên. Một lần nữa, người Pháp đã chận đường cực hữu trong khi phe này ngỡ rằng sắp nắm được quyền lực.

Gió đổi chiều một cách ngoạn mục

Đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN) không thể nắm quyền ! Theo La Croix, đó là thông điệp của đa số dân Pháp trong cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai. Một sự xoay chiều ngoạn mục chỉ trong vòng một tuần lễ : Từ hy vọng có được đa số tuyệt đối, cực hữu chỉ còn là lực lượng đối lập đông nhất. Đó là nhờ chiến lược dồn phiếu cho những ứng cử viên có khả năng đánh bại Tập Hợp Dân Tộc. Cánh tả được lợi, nhưng cánh trung tập hợp dưới màu áo Ensemble ! (tạm dịch Chung sức hay Đồng lòng) cũng trụ lại được.

Tuy nhiên nước Pháp có thể trở nên không thể lãnh đạo nổi, trừ phi đạt được các thỏa thuận. Một điều khó khăn trong khi ai cũng nghĩ đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2027. Tuy nhiên không nên để cho người dân một lần nữa lại phải đóng vai khán giả, hay quên đi những bất bình đã dẫn đến việc bỏ phiếu cho cực hữu. Sự thức tỉnh mới đây chứng minh một nước Pháp khoan dung, không nhường bước trước xu hướng cực đoan.

Mặt trận chống cực hữu tỏ ra hiệu quả

Nhật báo thiên tả Libération nói lời cảm ơn mặt trận cộng hòa, được quyết định nhanh chóng vào tối 30/06 ngay sau vòng đầu. Một lần nữa người Pháp chứng tỏ sự chín chắn về chính trị khi đi bầu đông đảo, nhằm bảo vệ những giá trị của kỷ nguyên Ánh sáng đã làm nên nền dân chủ Pháp. Những giá trị mà Tập Hợp Dân Tộc (RN) tuy trưng ra bộ mặt hòa dịu hơn, vẫn tiếp tục đe dọa.

Khi nói không với một chính phủ cực hữu, cử tri đã bác bỏ ý tưởng về một nước Pháp bài ngoại, tự cô lập, Nhà nước pháp quyền dần dà bị xói mòn. Tuy nhiên tờ báo cũng nhắc nhở cánh tả tuy say men chiến thắng nhưng nên tránh xu hướng cực đoan, và đừng quên cực hữu đang mạnh hơn bao giờ hết với số lượng đông đảo trong Quốc hội.

Tập Hợp Dân Tộc choáng váng trước thất bại bất ngờ

Les Echos nhận xét, chưa bao giờ đảng của bà Marine Le Pen lại có được những điều kiện thuận lợi như vừa qua. Nước Pháp ngả sang hữu, tổng thống Macron bị chống đối, thủ lãnh cực tả Mélenchon càng bị ghét hơn. Thế rồi bỗng dưng những cử tri vắng mặt rời khỏi nhà, bỏ phiếu theo khuyến cáo của phe mình. Đất nước đứng lên và nói "không". 

Theo Le Figaro, đây là thất bại nặng nề của Tập Hợp Dân Tộc (RN). Dù số ghế chiếm được nhiều hơn nhưng cũng không xóa được cú sốc. Họ đã đến quá gần quyền lực, đã thắng lớn trong hai cuộc bầu cử trước đó, chiếm được 1/3 số cử tri, nhưng rốt cuộc cực hữu vẫn gây lo ngại và ngờ vực cho đa số dân Pháp.

Từ chiến dịch ngăn chặn này, cánh tả được lợi dù căng thẳng về trường hợp Mélenchon, và chương trình chi tiêu vô cùng lớn được lập ra vội vã. Ba khối mà không khối nào có được đa số sẽ phải sống chung, với khả năng phe Macron liên minh với cánh tả. Đó là nghịch lý của cuộc bầu cử này. Emmanuel Macron khi giải tán Quốc hội đã gây bất bình cho những người thân cận với nguy cơ đảng cầm quyền sụp đổ, nhưng bộ ba sau bầu cử lại đặt ông vào vị trí trung tâm. Macron sẽ cố gắng thu phục ở cánh trung và cánh tả để lập đa số và chính phủ liên minh.

Cánh tả sẽ gây khó dễ cho ông vì họ về đầu. Và còn phải thương lượng giữa cực tả và phe dân chủ xã hội, đề nghị một nhân vật cánh tả được cả cánh trung lẫn cánh hữu chấp nhận làm thủ tướng. Nguy cơ tê liệt định chế đang xa dần vì Tập Hợp Dân Tộc và Nước Pháp Bất Khuất (La France insoumise – LFI) khó thể hợp thành phe đa số để cản trở. Khó khăn nhất là tìm được sự hòa hợp lâu dài. Một chính sách cánh tả cho một đất nước đã nghiêng sang hữu ? Những ngày sắp tới sẽ rất phức tạp.

Nước Pháp hữu khuynh nhưng có nguy cơ phải theo đường lối cánh tả

Tương tự, xã luận của Le Figaro nói về nghịch lý "Nước Pháp hu khuynh, mc tiêu thiên t". "Mt trn cng hòa" được gp rút dng lên để chn đường cc hu được hưởng ng đến ni liên minh cánh t bng vt lên dn đầu,dù sau vòng mt ít ai tin vào kh năng này. Trước bu c, phe Macron mà đứng đầu là th tướng Gabriel Attal còn trn an là b phiếu cho Mt trn Bình dân Mi không ri ro gì vì cánh t không th thng. Kết qu : Trong mt nước Pháp chưa bao gi hu khuynh như vy, mà cuc b phiếu Ngh Vin Châu Âu và Quốc hội vòng mt đã chng t, li phi thiên v t, vì Emmanuel Macron không có chọn lựa nào khác để lập liên minh.

Tổng thống có thể hài lòng vì đánh bại Marine Le Pen đến lần thứ ba, dù có mất đi vài chục dân biểu nhưng đảng của ông kháng cự tốt hơn dự kiến. Nhưng chiến thắng này không thể làm quên đi tình hình lộn xộn sắp tới, và ông phải chịu trách nhiệm trước lịch sử vì quyết định giải tán trước đây, bởi vì Quốc hội sắp tới sẽ khó điều khiển hơn. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, không phải sống chung với Jordan Bardella, nhưng lại phải chịu đựng cảnh sống chung với cánh tả mà Jean-Luc Mélenchon đang thống trị.

Liệu Macron có phải dành chức thủ tướng cho nhân vật do cực tả chọn lựa ? Đó sẽ là thảm họa chính trị cho Macron và cho nước Pháp. Ông sẽ phải trả giá : nhìn chung cánh tả đã đòi bỏ cải cách hưu trí, lại đánh thuế tài sản và ngưng luật nhập cư. Những cử tri Tập Hợp Dân Tộc có cảm giác cuộc bỏ phiếu của họ đã bị đánh cắp, còn những người Pháp trung dung và thiên hữu cũng bực tức vì họ không hề gần gũi ý tưởng của phe xã hội. Một điều chắc chắn là nước Pháp còn bất ổn lâu dài.

Trắc nghiệm một chính phủ kỹ trị ?

Nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng nên tìm ra phương án B. Tại sao lại không thử sức với một chính phủ kỹ trị trong lúc mọi người chưa kịp hoàn hồn ? Chỉ có mười phút vào tối Chủ nhật, để trôi từ vực thẳm này sang vực thẳm khác. Vào đúng 20 giờ, thời điểm luật định để công bố kết quả, cực hữu đã đụng phải một bức tường hay đúng hơn là trần thủy tinh với chiến thắng của mặt trận cộng hòa. Nhưng chỉ mười phút sau, Jean-Luc Mélenchon đã chấm dứt mặt trận này khi đòi quyền lực cho liên minh cánh tả. Thủ lãnh cực tả đã khiến những ai đã quên lãng phải nhớ lại : chiến lược của Nước Pháp Bất Khuất (LFI) trước hết là gây rối loạn.

Một lần nữa, với một Quốc hội khó tìm được đa số hơn cả khóa trước, với một bộ phận chính giới coi trọng chiếc ghế của mình hơn là các giá trị và sự khả tín của chương trình, đã đến lúc tìm một giải pháp khả dĩ. Phải chăng nên tham khảo kinh nghiệm của Mario Monti bên Ý năm 2011-2012 để thoát khủng hoảng tài chánh ? Những viên chức cao cấp, những ông chủ lớn, các lãnh đạo hiệp hội, giới luật gia... nhanh chóng học cách sống chung, bắt đầu từ số không để xây dựng lại. Nước Pháp chưa trắc nghiệm khả năng này.

Nga ồ ạt oanh kích Ukraine để chận F-16

Liên quan đến Ukraine, Le Monde nhận thấy "Nga gây áp lc để ngăn vic chuyn giao F-16 cho Ukraine".Những chiến đấu cơ đầu tiên được đồng minh cung cấp được loan báo trong tháng 7, nên Moskva liên tục tấn công vào các căn cứ Không quân của Ukraine, vào lúc hội nghị thượng đỉnh NATO ngày mai sẽ khai mạc tại Washington.

Trước hết ở Myrhorod thuộc tỉnh Poltava ở miền trung Ukraine vào đầu tháng, rồi đến phi trường Dolgintsevo thuộc vùng Dnipropetrovsk cách tiền tuyến 80 kilomet, theo Moskva, có ít nhất 6 tiêm kích bị phá hủy. Những tháng gần đây, Nga tập trung tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng đến nỗi Ukraine lo ngại hệ thống sưởi và điện sẽ hoạt động kém hơn những mùa đông trước. Một nguồn tin quân sự phương Tây nhận định, Nga giương oai diễu võ để "gây hoang mang cho Ukraine và các nước ng h, vào thi đim bn l".

Được biết khoảng 95 chiếc F-16 được Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch hứa tặng cho Kiev từ nay đến 2028, và những tuần vừa qua các chiến đấu cơ đầu tiên đã đến Romania, nơi các phi công F-16 tương lai của Ukraine sắp hoàn thành chương trình huấn luyện. Trên thực tế việc chuyển giao F-16 lệ thuộc vào việc tạo ra những "vòm phòng không" để bo v phi trường và nhà kho.

Phòng không : Ukraine quá thiếu

Ukraine thiếu rất nhiều các hệ thống gồm radar, giàn phóng hỏa tiễn có thể phá hủy ngay trên không các tên lửa hay phi cơ địch. Một giàn Patriot của Mỹ trị giá trên 1 tỉ đô la, chưa kể các hỏa tiễn (1 triệu đô la một quả). Trong khi đó đồng minh chỉ cung cấp nhỏ giọt. Chuyên gia Vincent Tourret của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nhận xét, vấn đề lớn là không có phần lãnh thổ nào của Ukraine được bảo vệ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, Nga còn gia tăng tấn công bằng "bom lượn". Hàng ngàn qu bom t thi Liên Xô nhng tháng gn đây đã được hin đại hóa bng h thng dn đường để chính xác hơn. Bom lượn được máy bay Nga th xung ngoài tm kim soát ca Ukraine, khó th phát hin. Nhà nghiên cu Yohann Michel ca Vin Nghiên cu Chiến lược Quc phòng Lyon gii thích, hu như không th chng li tr phi đẩy lui được các phi cơ th bom. Toàn b các ha tin tm xa như Scalp, Storm Shadow, ATACMS ch tn công trên mt đất.

F-16 giúp giới hạn những vụ oanh tạc này, nhưng những chiến đấu cơ sẽ gởi đến Ukraine không phải là những chiếc tân tiến nhất. Và số lượng cũng không đủ : theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), phải có được 12 phi đội mới hiệu quả, trong khi nếu tính cả số chiến đấu cơ được hứa chuyển giao, tổng cộng Kiev chỉ có 8 phi đội. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO, Ukraine chờ đợi những động thái mạnh mẽ hơn - Bầu trời không được bảo vệ thì không thể phát triển được kỹ nghệ quốc phòng.

NATO muốn cam kết ủng hộ Kiev lâu dài

Theo thông tin của Le Monde, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập, Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ loan báo gởi nhiều hệ thống Patriot cho Ukraine. Ít nhất một giàn Patriot đang đặt ở Israel sẽ được chuyển giao - hồi tháng 4 Nhà nước Do Thái đã xác nhận sẽ thay thế Patriot bằng hệ thống của Israel hiện đại hơn.

Hứa với Ukraine về một "cầu nối" hay "một lộ trình không thể đảo ngược" ? Đồng minh cân nhắc trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO từ 09 đến 11/07. Theo một viên chức cao cấp Mỹ, đó là việc định chế hóa quy trình, qua việc hỗ trợ quân đội Ukraine, tăng cường phòng không, phát triển kỹ nghệ vũ khí. Mục tiêu là làm thế nào Ukraine sẵn sàng gia nhập NATO ngay ngày đầu tiên một khi có được sự đồng thuận giữa 32 quốc gia thành viên.

Thụy My