Các khái niệm chính trị (Hồng Việt-THDCĐN)
Các khái niệm chính trị (Hồng Việt-THDCĐN)
Chính
trị là cố gắng thể hiện những giá trị đạo đức trong
sinh hoạt xã hội đồng thời nâng cao
trình độ tinh thần và vật chất của xã hội. Chính trị là đạo đức ứng dụng
(la politique est l'éthique appliquée, politics is applied ethic) vì thế không
thể gian trá.
Làm
chính trị là cố gắng giành lấy - hoặc giữ lấy -
quyền lực để thực hiện một dự án chính trị. Sự tranh giành - hay cố giữ - quyền
lực này chỉ có ý nghĩa nếu có một dự án chính trị đúng đắn. Nếu không hoạt động
chính trị chỉ là vớ vẩn, nhảm nhí.
Ngay cả khi đã có một dự án chính trị đúng
đắn, người làm chính trị cũng phải rất cảnh giác trước cám dỗ lấy cứu cánh biện
minh cho phương tiện, nghĩa là dùng thủ đoạn bất chính để giành chính quyền để
thực hiện một lý tưởng đẹp.
Nghĩ như vậy sai vì ít nhất ba lý do:
1-
Một lý tưởng
cao đẹp phải được phục
vụ bằng những
phương tiện xứng đáng với nó. Phương tiện xấu làm bẩn lý tưởng.
2-
Bình thường vẫn có thể thành công
bằng những phương tiện trong sáng, kẻ sử dụng bá đạo trước hết là kẻ thiếu bản
lĩnh. Tương tự như kẻ đánh lén vì võ nghệ kém.
3-
Sự gian trá trước sau cũng bị lật tẩy. Trong thời đại Internet này nó có
thể bị lật tẩy rất sớm.
Chữ "chính trị" không có trong
ngôn ngữ Việt Nam và Trung Quốc trước khi tiếp xúc với phương Tây. Nó được đặt
ra để dịch chữ "politics" đã có từ thời cổ Hy Lạp. Nhưng đó
là cách dịch phiến diện, ẩu tả. Politics có nghĩa là việc của thành phố, hay
"việc chung", bởi vì vào thời đó mỗi thành phố là một nhà nước. Nếu
khi mới tiếp nhận khái niệm chính trị người ta dịch politics là "việc
chung" hay "việc nước" thì các trí thức khoa bảng sẽ khó có thể
nói "tôi không thích việc chung" hay "tôi không
thích việc nước" mà không thấy ngượng, hoặc ít ra không dám nói một
cách hãnh diện như thế.
Cứu
cánh của chính trị là tự do và sung túc cho người dân.
Chính
trị gia là những người hoạt động chính trị đã đạt tới
một tầm vóc nào đó hay đã có một uy tín và ảnh hưởng nhất định.
Trí
thức là những người do được đào tạo hay tự học đã
đạt tới một trình độ hiểu biết và lý luận trên trung bình, quan tâm tới những
vấn đề chính trị và xã hội, suy nghĩ một cách lương thiện, biết tự đặt cho mình
những câu hỏi và tìm câu trả lời của mình cho những câu hỏi đó và sẵn sàng
thách thức mọi thế lực để bảo vệ quan điểm của mình. Người trí thức phải suy
nghĩ một cách độc lập và do đó không thể chấp nhân một sự chỉ đạo tư tưởng nào
cả.
Cương
lĩnh là một tài liệu đặt ra mọi vấn đề của một đất nước
cùng với những đề nghị giải đáp; nó là văn kiện của một chính đảng.
Dự
án chính trị là tài liệu trình bày hiện tình đất
nước trong bối cảnh thế giới, những thử thách đang đặt ra cho đất nước và những
hy vọng, những gì chúng ta phải làm, nên làm và có thể làm, từ đó rút ra những
kết luận về những gì chúng ta sẽ làm, làm như thế nào và tại sao phải làm như
thế.
Phần nhận định bối cảnh quốc gia và thế
giới trong một dự án chính trị lớn hơn và rộng hơn là trong một cương lĩnh
chính trị. Cương lĩnh có thể coi như một chương trình hành động, chỉ cần nói
thoáng qua thôi nhưng trong một dự án chính trị còn phải nói cái tại sao của
những đề nghị. Do đó bối cảnh đất nước và quốc tế không chỉ giới hạn trong tình
hình kinh tế và chính trị mà bao gồm cả tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật,
không chỉ trong hiện tại mà cả trong hướng đi.
Tổ
chức chính trị là một đội ngũ gắn bó, có phân công
và có kỷ luật, được nhìn nhận như là đại diện cho một số giá trị và chọn lựa
chính trị. Nó là một căn cước chính trị cho các thành viên và cảm tình viên. Nó
chỉ có thể là thành quả của một cố gắng bền bỉ trong nhiều năm.
Đấu
tranh chính trị phải hiểu đúng nghĩa là đấu tranh
vì một mục tiêu cao cả; do đó tổ chức phải hiểu thật đúng thế nào là thắng lợi.
Cuộc vận động chính trị phải được hiểu là đã thành công khi các thay đổi đã đề
ra trong dự án chính trị được thực hiện, dù tổ chức nắm chính quyền, hay chỉ
tham gia vào một liên minh cầm quyền, hay dù ở trong vị trí một đảng đối lập.
Một tổ chức chính trị chân chính phải sẵn sàng cầm quyền để thực hiện dự án
chính trị của mình nhưng cũng không được coi việc nắm chính quyền như một cứu
cánh.
Cải
tổ tức là giữ nguyên chế độ chính trị, rồi cố gắng
làm tốt hơn trong lòng chế độ. Nghĩa là thay đổi một vài cơ quan, thay đổi một
số chính sách và nếu cần thì thay đổi một số người có trách nhiệm, nhưng không
thay đổi chế độ.
Cách
mạng là thay đổi cả chế độ lẫn chính quyền, thay
đổi cách đặt và giải quyết các vấn đề, thay đổi văn hóa chính trị. Chúng ta gọi
đó là một cuộc cách mạng.
Quốc
gia là một tình cảm, một không gian liên đới và một
dự án tương lai chung.
Dân chủ đa nguyên là một hệ thống chính trị mới với năm đặc tính:
- Một là: nhìn
nhận và tôn trọng chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau cho mọi người thuộc mọi
thành phần xã hội, mọi sắc tộc, mọi tín ngưỡng và mọi khuynh hướng chính trị.
- Hai là: ngoài
nguyên tắc phân quyền phải có trong mọi nền dân chủ xứng đáng với tên gọi của
nó, dân chủ đa nguyên đòi hỏi tản quyền để tôn trọng sự khác biệt giữa các địa
phương.
- Ba là: dân
chủ đa nguyên đặt nền tảng trên xã hội dân sự.
- Bốn là: dân
chủ đa nguyên kính trọng các thiểu số và luôn luôn mưu tìm thỏa hiệp.
- Năm là: dân
chủ đa nguyên coi rất trọng liên đới xã hội.
Hòa
giải là tháo gỡ những hận thù và hiềm khích để tiếp
tục sống chung với nhau, trong khi hòa
hợp là quí mến nhau và hợp tác mật thiết với nhau. Như thế, khi giữa các cá
nhân hay giữa các tập thể đã có sự xung đột và bất hòa thì hòa giải phải được
thưc hiện trước, hòa hợp chỉ có thể có sau khi đã hòa giải xong. Hòa hợp dân
tộc, hay đoàn kết dân tộc cũng thế, là mục đích. Hòa giải là một chặng đường
cần thiết để có hòa hợp.
Lập
trường “hòa giải và hòa hợp dân tộc” chủ trương hòa
giải người Việt Nam với nhau để tiến đến hòa hợp dân tộc, nghĩa là tiến đến
tình trạng trong đó người Việt tin tưởng và quí trọng nhau để cùng bắt tay nhau
xây dựng một tương lai chung. Hòa giải và hòa hợp dân tộc là vấn đề tình cảm
giữa người và người, chứ không phải giữa các lực lượng và phe phái. Giữa các
lực lượng và phe phái cùng lắm chỉ có vấn đề hợp tác hay thỏa hiệp.
Thể
chế là toàn bộ những qui định (hiến pháp, luật
pháp, nghị định v.v.) về sinh hoạt của một xã hội. Thường được coi là đồng
nghĩa với chế độ chính trị.
Dân
chủ là cách tổ chức xã hội (thể chế) trên nền tảng
nhà nước pháp trị phân biệt (không phải phân lập) hành pháp, lập pháp và tư
pháp, trong đó ít nhất ba quyền tự do sau đây được tôn trọng:
1/ tự do ngôn luận và báo chí;
2/ tự do tham gia và thành lập các tổ chức,
gọi tắt là tự do kết hợp;
3/ tự do bầu cử và ứng cử vào các chức vụ
công quyền.
Một thể chế dân chủ đầy đủ hơn phải tuân
thủ bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập và hai công ước đính kèm. Các văn kiện
này định nghĩa một chế độ dân chủ.
Quyền
con người được chia làm hai loại: những "quyền
không bị" (freedoms from / droits-libertés) và những "quyền được
có" (freedoms to /droits-créances).
Những
quyền không bị là những quyền căn bản tối thiểu: không bị xâm phạm tới cơ
thể, gia đình, tài sản; không bị cấm đoán phát biểu lập trường, thu nhận và phổ
biến thông tin; không bị cấm cản thành lập và tham gia các tổ chức, ứng cử và
bầu cử, v.v. Những quyền này qui định một không gian cá nhân mà nhà nước hay
bất cứ ai không thể xâm phạm. Đó là những quyền tự do căn bản.
Những quyền được có là những gì cá nhân có thể đòi hỏi ở cộng đồng, đặc biệt là nhà nước, thí dụ như quyền được có một lợi tức bảo đảm một mức sống xứng đáng về thực phẩm, sức khỏe, nhà ở; được hưởng giáo dục miễn phí, được trợ cấp sinh đẻ và nuôi con, được có công ăn việc làm và được hưởng một số ngày nghỉ có trả lương, v.v. (những điều 23, 24, 25 và 26 của Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập).
Tùy theo thứ tự ưu tiên dành cho hai loại quyền này mà tự do hay bình đẳng được coi trọng hơn. Những quyền không bị bảo đảm tự do, trong khi những quyền được có có mục đích bảo đảm một mức độ bình đẳng nào đó để tự do không phải chỉ là một khái niệm trừu tượng và có thể rỗng nghĩa đối với những người yếu đuối hoặc thiếu may mắn (quyền tự do đi du lịch ở Bahamas có ý nghĩa gì khi tôi không có tiền ngay cả để mua thực phẩm ?).
Xã
hội dân sự là toàn bộ các kết hợp của người dân nằm
ngoài chính quyền và không có tham vọng chính trị.
Nhà
nước là toàn bộ guồng máy chính quyền: lập pháp, tư
pháp và hành pháp. Chính quyền và nhà nước là một. Chính phủ chỉ là hành pháp.
Sự
chính đáng của một chính quyền là phát triển đất
nước và đem lại sự sung túc, bảo đảm tự do và dân chủ, bảo đảm công lý và trật
tự an ninh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ người dân.
Đặc tính nổi bật của nhà nước là nhà nước
là thực thể duy nhất trong quốc gia có quyền áp đặt một cưỡng chế thân xác trên
con người. Nhưng đây là một đặc tính chứ không phải là một định nghĩa.
“Đất
nước không thành” (failed state) là quốc gia mà nhà nước không còn giữ được
độc quyền bạo lực, không đảm bảo được công ích và trật tự an ninh, cũng không còn
thẩm quyền để thảo luận và thỏa hiệp với các nước khác nữa. Bởi vì chính quyền
không được sự hợp tác của người dân và cũng không kiểm soát được người dân nữa.
Pháp
trị là tình trạng của một xã hội được cai trị bởi
luật pháp, nghĩa là một xã hội trong đó luật pháp là cao nhất. Nhà nước nhân
danh luật pháp cai trị xã hội. Nhà nước chỉ chính đáng nếu tôn trọng và thực
hiện đúng luật pháp.
Nhà nước trong một thể chế dân chủ đa
nguyên chỉ có thể là một nhà nước pháp trị. Nhà nước văn minh nào cũng phải là
một nhà nước pháp trị nhưng nhà nước dân chủ đa nguyên phải là một nhà nước
pháp trị toàn vẹn. Và muốn pháp luật được tuyệt đối tôn trọng thì nó phải đúng,
nghĩa là được lập ra bởi những đại diện thực sự do dân bầu ra và chỉ nhắm phục
vụ quyền lợi chung; cứu cánh của nó là qui định sự thể hiện các quyền tự do cá
nhân trong sinh hoạt xã hội.
Về ngữ pháp tiếng Việt:
- Trong "pháp trị" thì "trị" là môt động từ,
"pháp" là một danh từ, nghĩa là chủ thể; pháp trị có nghĩa là luật
pháp ngự trị, nghĩa là luật pháp là trên hết. Pháp là chính, trị là phụ. Chữ
"pháp", cũng như chữ "luật", hàm ý là điều đúng.
-Trong "pháp quyền", về ngữ pháp thì "quyền" là danh từ
(hay chủ thể), "pháp" là tính từ. Pháp quyền có nghĩa là quyền được
qui định theo luật. Quyền là chính, pháp chỉ là thuộc tính của quyền. Thí dụ
như những điều trong hiến pháp 2013 qui định ĐCSVN có độc quyền lãnh đạo, các
lực lượng vũ trang phải trung thành với ĐCSVN đều là "pháp quyền" cả.
Tổ
chức là một tập thể với ít nhất năm đặc tính:
- có một hay nhiều mục tiêu rõ rệt;
- có qui định một hệ thống không bình
đẳngvề thẩm quyền quyết định, và hệ thống quyền lực này được thực sự áp dụng (một
tập thể trong đó mọi người đều có mọi quyền như nhau không phải là một tổ chức);
- có sinh hoạt liên tục và kéo dài trong
thời gian (một khóa hội thảo cũng có mục tiêu, có chủ tọa, thư ký nhưng không
phải là một tổ chức);
- có một số thành viên tương đối đông đảo,
trên 20. Từ 8 người trở xuống là một nhóm nhỏ không cần một cơ chế nào, mọi
việc cần làm đều có thể quyết định một cách trực tiếp và dân chủ. Từ 8 đến 20
người là một tổ chức đang thành hình;
- có một mức độ tự quyết lớn, thí dụ như có
quyền lấy quyết định tự giải thể (một tiểu đoàn quân đội không phải là một tổ chức).
Sức
mạnh của tổ chức thể hiện ở chỗ các thành viên hiểu
biết nhau, theo đuổi cùng một mục tiêu, chia sẻ những giá trị chung, sử dụng
cùng một ngôn ngữ, và có cách suy nghĩ gần giống nhau. Từ đó, các thành viên dễ
đi đến một quan điểm chung trước cùng một vấn đề và hành động chung một cách
nhanh chóng và hiệu quả.
Khi một người thực sự muốn đổi hiện trạng -
xã hội mà mình đang sống hoặc chỗ đứng của mình trong xã hội - thì phản ứng tự
nhiên là tìm những người cùng mục tiêu để kết hợp, tạo sức mạnh để thực hiện
mục tiêu chung, và bù lại chấp nhận một số hệ lụy và hy sinh như là cái giá
phải trả để đạt nguyện ước. Tổ chức như vậy là dụng cụ của sự thay đổi, một
nhịp cầu nối liền một hiện tại phải từ bỏ với một tương lai phải đạt tới. Mặt
khác, xét cho cùng thì mọi hành động có chủ ý của chúng ta đều nằm trong một dự
kiến tương lai, nghĩa là một thay đổi so với hiện tại, nào đó. Khi dự kiến
tương lai này thiếu vắng thì mọi hành động của chúng ta đều mất định hướng và
trở thành vô nghĩa. Sự kiện một người không tham gia một tổ chức nào nói lên
một điều nghiêm trọng: đây là một người không có dự án tương lai, cuộc sống và
những hành động không có ý nghĩa.
Văn
hóa tổ chức là toàn bộ những kiến thức, tập quán,
phản xạ, cách suy nghĩ và hành động cần thiết để hiểu, giữ gìn và phát triển tổ
chức.
Văn
hóa có nhiều nghĩa:
1. Văn hóa được hiểu như kiến thức hay học
thức (thí dụ : trình độ văn hóa)
2. Văn hóa được dùng để chỉ toàn thể các bộ
môn liên quan đến văn học, nghệ thuật (thí dụ : trung tâm văn hóa, tuần lễ văn
hóa)
3. Văn hóa được dùng thay cho văn minh (thí
dụ : văn hóa Đông Sơn)
4. Văn hóa là toàn bộ các giá trị được coi
là đúng và quyết định cách ứng xử của những con người trong một xã hội (thí dụ:
văn hóa Khổng Giáo)
5. Văn hóa là toàn bộ những thói quen và
phản xạ trong việc tìm giải đáp cho các vấn đề (thí dụ: một số nhà xã hội học
châu Âu phê phán giới chủ nhân Mỹ là theo "văn hóa sa thải" hay
"văn hóa lợi nhuận").
Trong cụm từ "văn hóa tổ chức",
từ "văn hóa" được hiểu theo nghĩa thứ 5 và phần nào đó theo nghĩa thứ 4; hai nghĩa này khá
gần với nhau.
Căn
cước của một người chủ yếu là những tập thể mà
người đó đã là thành viên, nghĩa là những căn cước tập thể. Mỗi căn cước tập
thể, tùy mức độ chính xác, nói lên một khía cạnh của đương sự.
Căn
cước tập thể là một phần của mỗi người và gồm hai
thành tố, một là ý thức rằng mình là thành viên của một tập thể nào đó,
hai là giá trị, ý nghĩa và sự gắn bó mà ta dành cho tư cách thành
viên này.
Chủ
nghĩa cá nhân (individualism)
là trường phái tư tưởng dành cho cá nhân chỗ đứng trước hết và trên hết.
Chủ
nghĩa vị kỷ (egoism) là đặt quyền lợi của bản thân mình
lên trên hết.
Cá nhân và bản thân mình là hai ý niệm rất
khác nhau và không thể lẫn lộn. Cá nhân phải được hiểu là con người được nhìn
một cách độc lập với tư cách thành viên của một tập thể nào đó. Con người này
vừa trừu tượng vừa phổ cập, vì không là riêng ai cả nhưng lại hiện diện trong
mọi người, nó được coi là giá trị cao nhất. Mỗi cá nhân là một thể hiện cụ thể
của con người này và phải được tôn trọng. Sự khác biệt giữa cá nhân với bản
thân mình cũng giống như sự khác biệt giữa số 1 và một con gà hay một con vịt.
Chủ nghĩa cá nhân coi mục đích của tổ chức xã hội, trong đó quan trọng nhất là
chính quyền, là tạo điều kiện để mỗi cá nhân xây dựng hạnh phúc của mình. Nói
cách khác, cá nhân là cứu cánh, mọi tổ chức trong xã hội kể cả nhà nước chỉ là
phương tiện.
Chủ
nghĩa phúc lợi (utilitarianism), thường được dịch là
chủ nghĩa duy lợi, là một phương pháp đánh giá hành động, đặc biệt là hành động
chính trị, theo tiêu chuẩn hành động đúng là hành động đem lại phúc lợi tối đa
cho thật nhiều người; chính vì thế mà chủ nghĩa phúc lợi được coi là một nền
tảng của dân chủ; những người khai sáng ra chủ nghĩa này (Bentham và Stuart
Mill) cũng là những người đấu tranh nhiệt tình cho dân chủ và nhân quyền.
Chủ
nghĩa thực dụng (pragmatism) là một phương pháp
đánh giá các lý thuyết, theo đó một lý thuyết chỉ đáng để ta quan tâm và học
hỏi nếu sự kiện nó đúng hay sai có ảnh hưởng cụ thể trong đời sống, còn nếu
không nó chỉ là một lý thuyết suông không đáng để ta mất thì giờ.
Chủ
nghĩa thực tiễn có thể tóm lược như một chọn lựa
chính trị dành cho quyền lợi chỗ đứng trước hết và trên hết, nghĩa là mỗi khi
có mâu thuẫn giữa quyền lợi và các giá trị đạo đức thì quyền lợi phải được dành
ưu tiên.
Quyền lợi ở đây phải được hiểu là quyền lợi cụ thể và ngắn hạn, bởi vì mọi hành động xét cho cùng đều nhắm một lợí ích nào đó. Những lợi ích dài hạn có thể mâu thuẫn với quyền lợi ngắn hạn và đòi hỏi một tầm nhìn xa mà nhiều người không có được, những lợi ích tình cảm và vị tha lại càng khó nhận diện hơn. Ðặc tính của chủ nghĩa thực tiễn là nhắm những quyền lợi trước mắt. Nó chỉ là một tên gọi khác của sự thiển cận.
Quyền lợi ở đây phải được hiểu là quyền lợi cụ thể và ngắn hạn, bởi vì mọi hành động xét cho cùng đều nhắm một lợí ích nào đó. Những lợi ích dài hạn có thể mâu thuẫn với quyền lợi ngắn hạn và đòi hỏi một tầm nhìn xa mà nhiều người không có được, những lợi ích tình cảm và vị tha lại càng khó nhận diện hơn. Ðặc tính của chủ nghĩa thực tiễn là nhắm những quyền lợi trước mắt. Nó chỉ là một tên gọi khác của sự thiển cận.
Tham
nhũng là một vi phạm đạo đức bằng cách sử dụng công
quyền cho lợi ích cá nhân.
Nợ
công: Theo định nghĩa về nợ công của Liên Hiệp Quốc
và của các tổ chức quốc tế, thì nợ công gồm nợ của chính phủ trung ương và địa
phương, cộng thêm vào đó là nợ tư mà chính phủ bảo lãnh, cộng với nợ của doanh
nghiệp nhà nước trung ương và địa phương. Thế nhưng tại đa số các nước trên thế
giới, họ chỉ có rất ít các các doanh nghiệp nhà nước và nếu có, thì nợ của các
doanh nghiệp này nằm trong ngân sách của nhà nước. Vì thế mà nợ công đồng nghĩa
với nợ của chính phủ. Nhưng ở Việt Nam là một trường hợp khác: khu vực kinh tế
quốc doanh rất lớn trong nền kinh tế. Như đã biết, các tập đoàn như Vinashin
hay các tập đoàn ngân hàng nhà nước, trong trường hợp họ bị phá sản thì nhà
nước phải chịu trách nhiệm. Do đó, nếu muốn phân tích đúng về trách nhiệm của
nhà nước đối với nợ công, thì phải cộng luôn cả khoản nợ công của các doanh
nghiệp nhà nước vào thống kê.
"Tội
ác đối với nhân loại" được tòa án quốc tế Nuremberg năm 1945 xử tội ác Quốc Xã Đức định nghĩa
là các hành vi giết hại, tiêu diệt, nô lệ hóa, lưu đày… đối với thường dân vì
những lý do chính trị, tôn giáo, chủng tộc.
Nội
chiến là khi người trong một nước giết nhau trên
một qui mô lớn và trong một thời gian dài, dù có hay không có sự can thiệp từ
bên ngoài.
Về đánh giá ĐÚNG hay SAI của một hành động có ít nhất 4 cách chứ không phải chỉ
có hai (theo hậu quả (consequence) hay theo bản chất đạo lý của hành động (mà
sandel gọi hơi sai là categorical). Còn có hai cách khác là ĐỘNG CƠ (motive) và
ĐẠO ĐỨC ĐA NGUYÊN cho rằng phải phối hợp cả ba yếu tố hậu quả, động cơ và đạo
lý.
Hồng Việt (THDCĐN)