Sau cách mạng cộng sản : độc tài toàn trị và những cuộc ám sát man rợ (Mai V. Pham)
"Người
cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm
của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái
cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo
người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không ? Nếu cái
nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi,
chứ có hơn gì ?"
(Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)
Cách mạng tháng 10 Nga
Người
cộng sản luôn tuyên truyền với người dân rằng, phải làm cách mạng giải
phóng để mang đến hạnh phúc, tự do, và bình đẳng. Tuy nhiên, thực tế
lịch sử đã chứng minh hoàn toàn ngược lại. Sau những cuộc cách mạng đầy
bạo lực của người cộng sản, là chế độ độc tài toàn trị và những ám sát
dã man đối với những người đồng chí "vào sinh, ra tử". Cách mạng tháng
Mười Nga và Cách mạng tháng Tám Việt Nam là hai dẫn chứng sống động
nhất.
Nguồn gốc khái niệm cuộc cách mạng ?
Một
cuộc cách mạng (revolution) được dùng để mô tả một sự chuyển đổi cơ bản
một thể chế chính trị bằng một thể chế khác, được thực hiện bởi một
nhóm người có quyết tâm và đường lối rõ ràng.
Cha
đẻ của Khoa học chính trị (Political Science), triết gia Aristotle (384
trước Công nguyên), đã mô tả cách mạng chính trị trong cuốn sách nổi
tiếng Politics như sau : Cách mạng thường mang tính chính trị hơn
là một sự thay đổi Pháp luật. Cách mạng xảy ra khi có sự thay đổi toàn
diện về Hiến pháp hoặc bất kì sửa đổi nào trên Hiến pháp hiện hành.
Vào
thế kỷ 17 và 18, ý niệm "cách mạng" được xem là chủ đề chính trị được
phê bình và ủng hộ bởi trường phái triết học chính trị và đạo đức. Nhà
tư tưởng tiên phong của dân chủ và nhân quyền Hoa Kì, John Locke
(1632-1704) đã trình bày những luận điểm quan trọng về quyền lợi của
kháng chiến, nổi dậy, và cách mạng trong cuốn Second Treatise on Civil Government (1689) (Khảo luận thứ hai về Chính phủ dân sự).
Học
thuyết dân sự của John Locke phân tích về vai trò của dân quyền, để
chống lại sự cưỡng chế và áp bức, như là phản kháng chính trị cần thiết
của mỗi người dân.
Trong
Discourse on the Origin of Inequality (1755)- (Nguồn gốc
của sự bất bình đẳng) và Social Contract (1762)- (Khế ước xã hội), tác
giảcủa Triết học khai sáng Pháp, Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) tố
cáo và lên án tình trạng phi pháp và bất bình đẳng của chế độ Ancien
Régime (Hy Lạp Cổ Đại) và đề nghị một nền tảng tự do, cơ chế bình đẳng
và hiến pháp chính đáng để thay thế chế độ hiện tại.
Mặc
dù Locke và Rousseau không trực tiếp đưa ra các lý thuyết về khái niệm
cách mạng, nhưng đã thiết lập nền tảng cho sự phê bình và chỉ trích bất
cứ một thể chế chính trị nào không được xây dựng trên nguyên tắc đồng
thuận và tin cậy thì sẽ có khả năng dẫn đến cách mạng.
Cụ
thể, những tư tưởng của Rousseau đã trở thành những khẩu hiệu nền
tảng và phương pháp hành động của cuộc Cách Mạng Pháp 1789. Đường lối
cách mạng của chủ nghĩa cộng sản cũng bắt nguồn từ những tư tưởng của
Rousseau, đã được soạn thảo trau chuốt và kiên định bởi Karl Marx và
Friedrich Engels. Vì thế, có thể nói, luồng tư tưởng của Locke và
Rousseau đã thiết lập nền tảng cần thiết dẫn đến ý niệm cách mạng.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 (Russia October Revolution 1917)
Hai người đóng vai trò lãnh đạo quyết định trong chiến thắng Cách mạng tháng Mười là Lenin và Trotsky.
Tên
thật của Lenin là Vladimir Ilyich Ulianov (1870 – 1924), là người thành
lập đảng cách mạng có tên Bolsheviks (có nghĩa là phần đông). Tư tưởng
của Lenin, ảnh hưởng phần lớn từ tư tưởng Karl Marx, dẫn dắt đảng
Bolsheviks thuyết phục các tầng lớp lao động sẽ tự giải phóng chính họ
khỏi sự kiểm soát kinh tế và chính trị của giai cấp nắm quyền. Một khi
đạt được điều này, một xã hội xã hội chủ nghĩa đích thực, dựa trên
nguyên tắc bình đẳng và công bằng, sẽ được thiết lập. Lenin quan niệm
rằng quá trình này chắc chắn sẽ diễn ra, vấn đề chỉ là sớm hay muộn. Năm
1917, Lenin quyết định rằng các điều kiện ở Nga đã chín muồi cho một
cuộc cách mạng.
Cánh
tay phải hỗ trợ đắc lực Lenin trong Cách mạng tháng Mười là Trotsky.
Tên thật của Trotsky là Lev Davidovich Bronstein (1879 - 1940), một
người gốc Do Thái, xuất thân từ một gia đình tầng lớp trung thượng lưu.
Ông đam mê theo đuổi sự nghiệp của một nhà cách mạng chuyên nghiệp khi
chỉ 18 tuổi. Ông liên minh với các phong trào công nhân và trở thành một
người lãnh đạo trong số họ. Chính vì những hoạt động này dẫn đến việc
ông bị bắt giam ; nhưng ông đã trốn thoát và đổi tên thành Leon Trotsky,
vốn là tên của người quản tù trước đó.
Trong
khi bị giam cầm năm 1899, Trotsky bắt đầu đọc và viết, lấy cảm hứng từ
chủ nghĩa xã hội. Ông đặc biệt hứng thú với tác phẩm của Lenin. Sau khi
trốn thoát năm 1902, ông chạy trốn đến nhà của Lenin, đang lẩn trốn ở
London. Từ đó, Lenin và Trotsky chính thức kết giao và trở thành đồng
minh. Tuy nhiên, vào năm 1903, Trotsky đã tấn công hệ tư tưởng của Lenin
với lập luận rằng : "Phương pháp của Lenin dẫn đến : đảngsẽ đóng vai
trò là một tổ chức, sau đó Uỷ ban Trung ương sẽ thay thế cho tổ chức
này, và cuối cùng sẽ là một nhà độc tài thay thế cho Uỷ ban Trung ương" (1).
Tuy
nhiên, sau đó, vì tham vọng tiến hành cuộc cách mạng nhanh chóng,
Trotsky đã thừa nhận sai lầm và chấp nhận thay đổi quan điểm để trùng
khớp với tư tưởng của Lenin. Trotsky có tài năng hùng biện tuyệt vời, vì
thế đã thu hút được sự ủng hộ của đông đảo công nhân nhà máy vũ trang,
binh lính và thủy thủ, để thành lập Hồng Vệ Binh (Red Army). Trotsky còn
có kỹ năng tuyệt vời về tổ chức,nên đã chịu trách nhiệm về kế hoạch chi
tiết cho cuộc tiếp quản của đảng Bolsheviks vào cuối tháng 10/1917, đảm
bảo rằng tất cả các khu vực quan trọng của thành phố Petrograd đều nằm
trong tầm kiểm soát của Đảng Bolsheviks.
Trái
ngược với Trotsky, Lenin có những ý tưởng cấp tiến hơn. Lenin tham vọng
thiết lập một tổ chức cách mạng nắm toàn quyền kiểm soát dưới danh
nghĩa Chủ nghĩa Cộng sản. Ý định ban đầu của Lenin là đưa các cuộc biểu
tình trên đường phố vào một trò chơi quyền lực để có thể đưa đảng
Bolsheviks của ông lên nắm quyền.
Lenin
ý thức rằng không thể đòi quyền lực dưới cái tên đảng Bolsheviks, bởi
vì nó chỉ là thiểu số, không có tiếng tăm. Vì thế, Lenin đã ranh ma kêu
gọi sự ủng hộ quyền lực sang cho những công nhân Soviet, nhờ đó chiếm
được cảm tình của cả ba nhóm đối lập. Đầu tháng 4/1917, Lenin trở về Nga
từ Zurich, Thụy Sĩ, trên một toa xe lửa bịt kín. Sau đó, Lenin hùng hồn
phát biểu trước đám đông, yêu cầu chấm dứt chiến tranh và phải trao trả
tất cả quyền hành cho những công nhân Soviet.
Tận
dụng thế mạnh của tuyên truyền, Lenin đã cuốn hút và mê hoặc những
người Soviet, bằng dối trá rằng cách mạng sẽ mang đến tự do bầu cử và
tuyên bố những người công nhân Soviet nên cai trị nước Nga. "Mọi quyền
lực về tay Soviet !" ("All Power to the Soviet !") đã trở thành
khẩu hiệu vô cùng hiệu quả đối với đảng Bolsheviks. Tất nhiên, điều mà
Lenin thực sự muốn nói là những người Soviet có thể thống trị nước Nga,
với điều kiện phải chấp nhận sự kiểm soát toàn diện của đảng Bolsheviks.
Lenin tin rằng một khi đảng Bolsheviks của ông giành được quyền kiểm
soát từ chính phủ dưới danh nghĩa Soviet, thì sẽ rất dễ dàng giành lấy
quyền lực từ các nhà lãnh đạo đ ảng Menshevik và đ ảng Cách mạng Xã hội
(Social Revolutionary).
Một chiến lược quan trọng khác của Lenin mang đến thắng lợi Cách mạng tháng Mười, chính là chủ trương sử dụng b ạo lực và quân sự hóa. Lenin tuyên bố : "Một tầng lớp bị áp bức không cố gắng học cách sử dụng vũ khí, để có vũ khí, thì đáng được đối xử như những người nô lệ" (1).
Mùa
Đông năm 1916, sự thiếu thốn thực phẩm trở nên nghiêm trọng, dẫn đến
giá bánh mì tăng cao. Ngày 23/2/1917, vì không thể mua được bánh mì, nên
nhiều phụ nữ trong thành phố Petrograd đã nổi loạn. Ngày 24/2/1917,
khoảng 200 ngàn công nhân tràn xuống đường biểu tình trong sự ủng hộ âm
thầm của đội kỵ binh Cossak, là đội dẹp loạn của Sa Hoàng Nicolas II, đã
từ chối tấn công đám đông biểu tình. Ngày 14/3/1917, Chính phủ lâm thời
được thiết lập với sự thoái vị của Sa Hoàng Nicolas II.
Ngày
23/9/1917, những người công nhân Soviet đã bầu Trotsky làm Chủ tịch,
đảm nhận vai trò lãnh đạo đảng Bolsheviks. Với việc Lenin tạm thời đứng
sau hậu trường và Trotsky lãnh đạo tiền tuyến, đảng Bolsheviks nhanh
chóng tiến đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Việc đánh bại và
chiếm giữ Chính phủ lâm thời (Provisional Government) diễn ra khá dễ
dàng, gây ngạc nhiên đối với đảng Bolsheviks. Khoảng một giờ chiều ngày
25/10/1917, Trotsky thông báo chính thức cho những người công nhân
Soviet, sự sụp đổ của Chính phủ lâm thời và sự chiếm đóng các địa điểm
chiến lược trong thành phố Petrograd. Các công nhân Soviet đã phần nào
bị chinh phục bởi sự lãnh đạo của đảng Bolsheviks.
Ngày
24/10, các đơn vị của Hồng Quân đã chiếm quyền kiểm soát thành phố. Các
tòa nhà chính, nhà máy điện, ngân hàng Quốc gia, trạm đường sắt và xe
điện, đều nằm trong tay của đảng Bolsheviks. Vào đêm ngày 25/26 tháng
10, người của đảng Bolsheviks đã tấn công Cung điện Mùa đông và bắt giữ
Chính phủ lâm thời. Lenin tuyên bố thành lập một chính phủ mới của Nga
và toàn bộ quyền hành của đất nước về tay của những người Soviet.
Ngay
trong đêm 26/10/1917 (theo lịch Gegorian ngày nay là 7/11/1917), Đại
hội Soviet khai mạc và tuyên bố thành lập chính quyền Soviet, với Lenin
làm Chủ Tịch của Hội Đồng Ủy viên Nhân dân (Council of People’s
Commissars) ; Trotsky làm Ủy viên Ngoại vụ ; và Stalin làm Ủy viên các
Sắc tộc (Commisionar of Nationalities).
Sau Cách mạng tháng Mười : Độc tài Stalin, ám sát và chủ nghĩa cộng sản
Sau
Cách mạng tháng 10 năm 1917, Liên bang Soviet rơi vào tình trạng nội
chiến và cái tên Đảng Cộng Sản Nga cũng chính thức xuất hiện. Năm 1922,
Ủy ban Trung Ương bầu Stalin làm Tổng bí thư, một chức vụ không có thực
quyền vào lúc đó. Tuy nhiên, Stalin đã rất ma mãnh, âm thầm thâu tóm
quyền lực và sẵn sàng giết hại dã man những kẻ chống đối. Cuối cùng,
Stalin cũng đã chiếm được quyền hành tuyệt đối và chỉ đứng sau Lenin.
Tháng
5/1922, do tình trạng sức khỏe của Lenin ngày càng suy yếu, chính quyền
Soviet được lãnh đạo bởi Grigori Zinoviev, Lev Kamenev và Joseph
Stalin. Lúc này, Lenin thấy rõ được sự nguy hiểm trong tham vọng quyền
lực không có điểm dừng của Stalin. Vì thế, cuối tháng 12/1922, Lenin đã
viết một Thư gửi đến Quốc hội (Letter to the Congress) cảnh cáo về sự
nguy hiểm của Stalin :
"Đồng
chí Stalin, đã trở thành Tổng Bí thư Đảng, có quá nhiều quyền lực đang
tập trung trong tay, và tôi không chắc liệu đồng chí Stalin sẽ luôn có
đủ khả năng sử dụng quyền lực đó với đầy đủ thận trọng.
Stalin
quá tàn nhẫn và cái khuyết điểm trở nên không thể nào chấp nhận được
đối với một Tổng Bí thư Đảng. Đây là lý do tại sao tôi lại đề nghị các
đồng chí tìm cách để loại bỏ Stalin ra khỏi chức vụ đó và chỉ định một
người khác thay thế".
Tuy
nhiên, sau cái chết của Lenin, Kamenev và Zinoviev đã giấu nhẹm lá thư
đó vì họ đang cần Stalin thanh trừng Trotsky. Kể từ đó, Stalin, Kamenev
và Zinoviev hợp sức mở một mặt trận tuyên truyền để gạt bỏ Trotsky.
Tháng 1/1925, Trotsky bị buộc phải từ chức Bộ trưởng Chiến tranh và sau
đó phải trốn chạy sang Mexico xin tị nạn, hy vọng thoát khỏi sự truy sát
của Stalin. Stalin đã không nể "tình đồng chí" bỏ qua, mà còn sai sát
thủ sang Mexico giết Trotsky. Ngày 20/8/1940, trong lúc Trotsky đang
ngồi ở bàn làm việc trong một văn phòng ở Coyoacan, Mexico, thì Ramon
Mercader, một điệp viên Liên Xô, giả dạng là bạn của Trotsky, bất thình
lình bổ rất mạnh vào đầu của Trotsky bằng một cái búa sắt. Trotsky qua
đời vì thương tích một ngày sau đó.
Chiếc búa sắt tang vật đã bổ vào đầu của Trotsky
Không
chỉ dã man thủ tiêu Trotsky, Stalin còn được cho là thủ phạm đứng sau
cái chết của Lenin. Theo một nghiên cứu của trung tâm Y Khoa thuộc
trường Đại học Maryland, hai chuyên gia gồm tiến sĩ Harry Vinters, giáo
sư khoa thần kinh tại Đại học California và một chuyên gia lịch sử Nga ở
thành phố St. Petersburg, thì thuốc độc mới chính là nguyên nhân gây ra
cái chết của Lenin. Và người bị tình nghi lớn nhất với nhiều bằng chứng
cáo buộc chính là Joseph Stalin. Tác giả Rupert Colley, trong The Russian Revolution : History in An Hour, ghi nhận rằng, đầu độc là một trong những phương pháp ưa thích của Stalin, dùng để đối phó và thủ tiêu các đối thủ.
Bộ
ba Lenin, Trotsky và Stalin đã từng là những đồng chí cộng sản thân
thiết, cùng theo đuổi quyết tâm làm cách mạng giải phóng nước Nga. Thế
nhưng, mục đích và toan tính thực sự đằng sau cuộc cách mạng chỉ là
quyền lực. Sau Cách Mạng tháng Mười, là nội chiến kéo dài, chế độđộc tài
tàn ác Stalin, và thứ chủ nghĩa quái thai cộng sản bị áp đặt khắp Đông
Âu.
Một
trong những nhà báo được yêu thích nhất của Anh quốc, Alistair Cooke,
đã viết về Statlin trong một lá thư với tựa đề, "Bạo chúa điên loạn và
độc ác nhất" như sau :
"Stalin
thức dậy vào đầu giờ tối, ngồi xuống, nhấp ly Vodka và bắt đầu cái mà
tôi gọi là chữ ký hoàng hôn, tức là lệnh hành quyết : hôm nay một anh rê
; ngày mai đốt sáu ngôi làng ; ngày hôm sau nữa, nhờ vào chỉ điểm của
một đại sứ rằng hai sĩ quan Nga có âm mưu phản loạn, Stalin ra lệnh bắn
luôn hai ngàn sĩ quan cấp tá trở lên vào lúc rạng sáng.
Không
lâu sau khi Thế chiến Hai bắt đầu, các văn phòng nước ngoài bắt đầu
tính toán xem Stalin đã giết bao nhiêu người. Không kể số thương vong vì
trận mạc. Người Anh đoán chừng bảy, tám triệu. Những người theo quan
điểm tự do tiến bộ ở cả Anh và Mỹ miễn cưỡng, không muốn tin rằng ông ta
đã hành quyết người vô tội, mà chỉ là những phần tử chống đảng nguy
hiểm thực sự. Bộ Ngoại giao Mỹ, quá lo ngại về chủ nghĩa cộng sản, đoán
là có 20 triệu người. Cho mãi đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ năm
1991, người Nga mở kho tài liệu. Con số đúng của Kremlin là 27 triệu".
Sau
Cách mạng tháng Mười rõ ràng không là tự do, hạnh phúc và bình đẳng như
những người cộng sản Soviet tuyên truyền bịp bợm. Thay vào đó là một
chế độ độc tài toàn trị tàn ác hơn thời Nga Hoàng với những dãy núi xác
người chất cao : chết vì đói khát, chết vì khao khát tự do, và chết vì
bị ám sát.
Chủ
nghĩa cộng sản chính thức được khai sinh và phát triển từ sau chiến
thắng Cách Mạng tháng Mười, nhờ công lớn của Lenin và Trotsky. Và cũng
chính chủ nghĩa cộng sản đã đẻ ra tên bạo chúa khát máu Stalin và những
tên độc tài cộng sản khát máu khác. Chúng không chỉ là bậc thầy về tuyên
truyền dối trá, nhưng còn là những tên độc tài khát máu. Hai mươi bảy
triệu người đã bị sát hại bởi Stalin. Nạn nhân của Cách mạng tháng Mười
Nga và chủ nghĩa cộng sản cũng chính là người tạo dựng ra nó : Lenin và
Trotsky, đều bị sát hại bởi Stalin. Quả báo !
Cách mạng tháng Tám, năm 1945
Nguyên
nhân chính dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đánh dấu
sự nắm quyền lần đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam, vẫn luôn là đề
tài thu hút nhiều tranh luận và bàn cãi.
Sẽ
là thiếu sót nếu bỏ qua vai trò lãnh đạo của Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nguyễn Sinh
Cung đến Paris và đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc năm 1917. Trong khoảng
thời gian này, Nguyễn Ái Quốc chăm chỉ nghiên cứu khoa học chính trị, bị
cuốn hút bởi học thuyết cộng sản, đặc biệt say mê Tư Bản Luận (Das
Kapital) của Karl Marx : "Chẳng
bao lâu nó đã là cuốn sách gối đầu giường, người bạn ban đêm của ông
Hồ. Ông ta hoàn toàn gắn bó với chủ nghĩa cộng sản. Ta có thể nói điều
này một cách chắc chắn" (2).
Nguyễn
Ái Quốc cũng bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thành công của Cách mạng tháng
Mười Nga 1917 và chủ trương sử dụng bạo lực của Lenin. Vì thế, Hồ quyết
tâm dùng tư tưởng Marx-Lenin để làm một cuộc cách mạng bạo lực ở Việt
Nam. Chính Ban tuyên giáo đảng cộng sản Việt Nam cũng ngụ ý thừa nhận
rằng Hồ Chí Minh không có tư tưởng nào, ngoài tư tưởng Marx-Lenin : "Cách
mạng tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong
đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng
đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng ; là sự vận dụng và phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn,
độc lập, tự chủ và sáng tạo" (3).
Trong
lúc vận dụng đường lối và tư tưởng của Marx-Lenin, Nguyễn Ái Quốc đã
hoạt động ở nhiều nơi từ 1924 đến 1940, để xây dựng lực lượng và chuẩn
bị cho sự ra đời của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh), tên gọi che
đậy của đảng cộng sản Việt Nam. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về
Việt Nam và chính thức tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng cách mạng.
Cách
mạng tháng Tám diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ hai
(World War II) đang bước vào giai đoạn kết thúc và miền Bắc vừa trải qua
nạn đói khủng khiếp. Hồng Vệ binh của Soviet giành thắng lợi trước Đức
quốc xã vào đầu tháng 5/1945. Sau đó, vào ngày 14/8/1945, quân
phiệt Nhật đầu hàng vô điều kiện Đồng minh, kết thúc Thế chiến hai. Thất
bại của Nhật khiến Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim được Nhật bảo
hộ suy yếu. Chính điều này đã tạo ra một "khoảng trống quyền lực" và
Việt Minh đã biết tận dụng đúng lúc để lấp khoảng trống này.
William J. Duiker, trong cuốn Vietnam : Nation in Evolution (1983),
ghi nhận rằng Cách mạng tháng Tám thực ra chỉ là cuộc chuyển giao quyền
lực nhanh chóng và hầu như không phải đổ nhiều xương máu. Thêm nữa, Thủ
tướng Trần Trọng Kim cũng đã từ chối sự trợ giúp của quân đội Nhật
trong việc dẹp bỏ Việt Minh vào lúc đó :
"Lúc
bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi : "Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ
trật tự cho đến khi quân Ðồng Minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công
nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự". Tôi
nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Ðồng Minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật
đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng "cõng rắn cắn gà
nhà". Tôi từ chối không nhận".
Một
tuyên truyền khác của Đảng cộng sản cho rằng thành công Cách mạng tháng
Tám là nhờ xây dựng được một lực lượng quần chúng mạnh. Tuy nhiên, sử
gia Stein Tonnession, trong cuốn The Vietnamese Revolution of 1945 : Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War (1991)
nhận định rằng vai trò lãnh đạo của Việt Minh và lực lượng quân giải
phóng chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong cuộc Cách mạng tháng Tám.
Trần Trọng Kim cũng đã khẳng định : "Về đường binh lực, lúc ấy Việt
Minh không có gì thật. Nhưng cái phương lược của họ đánh bằng tuyên
truyền, bằng lối quỉ quyệt lừa dối để lôi kéo dân chúng đi theo, chứ
không đánh bằng binh khí".
Nhìn
chung, nhiều học giả nghiên cứu nước ngoài kết luận rằng đảng cộng sản
có thể dễ dàng lên nắm quyền là vì thời cơ của "khoảng trống quyền lực".
William J. Duiker, trong cuốn The Communist Road to Power in Vietnam (1996),
cho rằng yếu tố thời cơ là điều kện cần có cho bất kì cuộc cách mạng
nào. Thời cơ càng chín muồi, thì cách mạng càng dễ dàng đi đến thắng lợi
và Cách mạng tháng Tám cũng không là ngoại lệ.
Một
biến cố đau thương cũng được cho là thời cơ giúp Việt Minh, chính là
nạn đói năm Ất Dậu, khiến từ 500 ngàn đến một triệu người phải
chết, theo thống kê của Stein Tonnesson (khác với thống kê của nhà nước
cộng sản là 2 triệu người chết đói). Thảm họa Ất Dậu đã khiến người dân
vô cùng chán nản, thất vọng với chính sách đô hộ của Nhật và sự bất lực
của chính phủ Trần Trọng Kim. Lợi dụng sự tuyệt vọng này cũng như khát
vọng độc lập và tự do của quần chúng, Việt Minh đã tranh thủ tổ chức
tuyên truyền với đường lối rõ ràng và quyết tâm cao.
Một
nguyên nhân khá quan trọng giúp Việt Minh dễ dàng giành quyền cai trị
chính là sự thiếu vắng của những tổ chức chính trị đối lập có đường lối,
tư tưởng rõ ràng, tổ chức chặt chẽ, và quyết tâm cao. Wiliam J. Duiker
cho rằng các lực lượng dân tộc chủ nghĩa không cộng sản lúc đó không thể
làm được những điều mà Việt Minh đã làm vì chia rẽ, tổ chức kém, thiếu
đường lối và phương pháp rõ ràng.
Một
yếu tố đáng chú ý khác nằm ở qui mô tổ chức và tuyên truyền không mệt
mỏi của đảng cộng sản. Hồ Chí Minh quyết tâm làm cách mạng giải phóng
theo tư tưởng Marx-Lenin, trong khi Lenin lại là bậc thầy về tổ chức và
tuyên truyền. Do đó, Hồ lãnh đạo Việt Minh miệt mài xây dựng tổ chức và
tập trung vào công tác tuyên truyền để lôi kéo nhiều thành phần khác
nhau, từ nông dân đến trí thức, tham gia vào Việt Minh. Trần Trọng Kim
đánh giá trung thực cách thức tuyên truyền và khả năng tổ chức của Việt
Minh :
"Nhưng
cái phương lược của họ đánh bằng tuyên truyền, bằng lối quỉ quyệt lừa
dối để lôi kéo dân chúng đi theo, chứ không đánh bằng binh khí... Những
lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng
dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được.
Đảng
Việt Minh cộng sản có tổ chức rất chu mật và theo đúng phương pháp khoa
học. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh
không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng
phải lấy lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam, đâu cũng có
người theo. Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở hễ đâu có
một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên
truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa của họ".
Sau Cách mạng Tháng tám : độc tài cộng sản và những ám sát dã man
Vào
ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trá hình của một nhà nước độc tài cộng sản,
chính thức mở ra thời kì tang tóc, đau thương của nội chiến kéo dài và
của xác người chồng chất.
Vào
ngày 6/3/1946, Việt Minh kí bản Hiệp định Sơ bộ với Pháp, đồng ý thành
lập một chính phủ liên hiệp với sự tham gia của phe cộng sản, phe quốc
gia vàphe trung lập. Theo nhận định của các sử gia, thì nền độc lập và
tự do mà Hồ Chí Minh tuyên bố từ Hiệp định Sơ bộ không có thực chất và ý
nghĩa. Mục đích cao nhất của bản hiệp ước chính là lợi dụng Pháp, để
bảo vệ lợi ích và quyền cai trị của Việt Minh. Nhận định sâu sắc của
Trần Trọng Kim về bản hiệp ước 1946 :
"Xem
những bản Hiệp ước, thì chẳng thấy đâu là thống nhất và đâu là hoàn
toàn độc lập như Việt Minh đã tuyên truyền rầm rĩ từ lúc đầu. Việt Minh
tự biết chưa có đủ thế lực chống với Pháp, và quân Tàu đến đóng từ vĩ
tuyến 16 trở ra, ở trong lại có Quốc dân đảng nhờ quân Tàu binh vực,
hoạt động rất mạnh. Họ nghĩ hãy ký với nước Pháp để tạm yên, rồi chờ
quân Tàu rút xong, sẽ trừ hết Quốc dân đảng, thống nhất hết thảy các lực
lượng, lúc ấy sẽ xoay sang với quân Pháp. Vả lại lúc ấy Việt Minh còn
có cái hy vọng là đảng cộng sản Pháp sẽ thắng lợi trong cuộc tuyển cử
bên Pháp. Hễ bên Pháp mà đảng cộng sản lên cầm quyền, thì công việc bên
Việt Nam sẽ giải quyết dễ dàng mau chóng hơn".
Để
duy trì quyền lực chính trị tại Việt Nam, Hồ lãnh đạo Việt Minh liên
tiếp thanh trừng và sát hại các đảng đối lập, bắt chước sự tàn ác, dã
man của tên bạo chúa Stalin :
"Quân
Việt Minh chỉ có rình cơ hội là đánh quân Quốc dân đảng, hay bao vây để
tiêu diệt lực lượng của đối phương, thành ra hai bên cứ kình địch nhau
mãi. Người không biết phương sách của đảng cộng sản thì lấy thế làm lạ,
nhưng ai đã hiểu bí quyết của họ là phải đi đến chỗ độc tài, chỉ có
những người phục tùng theo mệnh lệnh của mình, chứ không thể có những
người đứng ngang với mình mà hợp tác với mình được… Việt Minh bắt những
người Việt Nam quốc dân đảng hay những người bị tình nghi vào tra tấn
cực hình, có khi họ dùng những cách tàn nhẫn ghê gớm hơn thời Pháp và
Nhật cai trị".
(Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)
Không
chỉ tàn sát phe đối lập, Hồ còn là tác giả ra lệnh thủ tiêu những người
cộng sản đã cùng chiến đấu một thời với Việt Minh, để độc quyền lãnh
đạo. Hồ tôn thờ Stalin hòng kiếm sự ủng hộ, bởi Stalin đang nắm mọi
quyền hành ở Liên Xô và đứng đầu cộng sản quốc tế. Stalin ám sát Trotsky
là người đứng đầu phong trào cộng sản Đệ Tứ. Bắt chước Stalin thóa mạ
Trotsky, Hồ gọi những người cộng sản miền Nam là bọn phản cách mạng "Tờ
Rốt Kít" (Trotsky) hay bọn Đệ Tứ.
Năm 1939, Hồ viết ba lá thư như một mệnh lệnh ngầm để ám sát, thủ tiêu những người cộng sản Đệ Tứ ở miền Nam : "Đối
với bọn Tờ Rốt Kít, không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải
dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít,
phải tiêu diệt chúng về mặt chính trị" (4).
Ngay
sau đó, tất cả những người lãnh đạo trụ cột của phong trào cộng sản Đệ
Tứ, bao gồm Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh…
đều bị Việt Minh thủ tiêu bằng xử bắn, chặt đầu hết sức dã man.
Khi
Hồ ở Paris vào cuối năm 1945, một người cộng sản Pháp thuộc phong trào
Đệ Tứ hỏi Hồ tại sao những người cộng sản Đệ Tứ ở Việt Nam bị sát hại.
Hồ đổ hết trách nhiệm ám sát lên các quan chức lãnh đạo cộng sản tại
miền Nam. Nhưng khi được nhà báo người Pháp, Daniel Guerin, hỏi về Tạ
Thu Thâu, thì Hồ nói : "Tất cả những ai không tuân thủ theo đường lối mà tôi đặt ra thì sẽ bị tiêu diệt" (4).
Trong cuốn Vietnam 1945 : The Quest for Power (1997),
David Marr ước tính rằng nhiều ngàn người được cho là "kẻ thù của Cách
mạng" đã bị giết chết hoặc bị chết trong lúc bị bắt giam vào cuối tháng 8
và đầu tháng 9 năm 1945. Chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại học George
Washington, Shawn McHale, cho biết rằng ít nhất mười ngàn người đã bị
Việt Minh hành hình hoặc ám sát trong giai đoạn cuối 1945 (5).
Như
thế, sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn
đen tối của lịch sử, bắt đầu bị nhấn chìm trong chủ nghĩa cộng sản tàn
bạo và khát máu. Đáng lý ra, Hồ và những người lãnh đạo cộng sản nên
nhân cơ hội Nhật rút, Pháp nhượng bộ, tổ chức kết hợp với những người
yêu nước khác, xây dựng Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc như họ đã
luôn tuyên truyền. Thế nhưng, trong sâu thẳm trái tim của Hồ và phe
cánh, tình yêu dân tộc đã bị bóp nát bởi chủ nghĩa cộng sản và sự đam mê
quyền lực.
Để
củng cố quyền lực và áp đặt ách cai trị, Đảng cộng sản đã thẳng tay thủ
tiêu, ám sát, bỏ tù bất kể ai có thể gây ra nguy hiểm đối với sự độc
tôn lãnh đạo của đảng cộng sản, bao gồm những người cộng sản dám khác
đường lối với Hồ.
Thay lời kết
Rõ
ràng, không có gì độc ác và dã man hơn tình đồng chí của những người
cộng sản. Chúng sẵn sàng bỏ độc không màu, không mùi, không vị, thậm chí
còn bổ búa vào đầu những người mà chúng gọi là đồng chí để thủ tiêu.
Thứ chủ nghĩa khát máu và tàn ác đến cực độ, mà không bút mực nào có thể
mô tả đầy đủ được sự man rợ đó, vẫn được nhà nước Việt Nam, Trung Quốc,
Bắc Hàn, Cuba sống chết bảo vệ nó.
Người
cộng sản đã dùng mọi thủ đoạn mị dân, bạo ngược và gian dối để dụ dỗ và
lừa gạt tình cảm của nhân dân bởi chúng hiểu rằng phải có được sự ủng
hộ của quần chúng, mới có thể đưa cách mạng đến thắng lợi. Khi đã nắm
quyền lực trong tay, chúng lộ nguyên hình của những kẻ độc tài khát máu,
tham lam và tàn ác. Theo đúng ý nghĩa, cách mạng là phải xóa bỏ những
bất công và lụn bại của chế độ cũ, để xây dựng một chính phủ mới tốt
đẹp, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Thế nhưng, những giá trị tốt đẹp
đó không phải là mục tiêu của những người cộng sản.
Cách
mạng tháng Mười ở Nga và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam đã mở ra thời
kì đen tối của chủ nghĩa cộng sản quái thai, với khóc than, chết chóc,
và sợ hãi. Đã có quá nhiều người bị giết chết chỉ vì tỏ thái độ không ưa
thích chủ nghĩa cộng sản. Chúng nói phải làm cách mạng để giải phóng
dân tộc và đất nước khỏi đói nghèo và đau khổ. Nhưng, động cơ hấp dẫn
thực sự của cách mạng đối với chúng là quyền lực và danh lợi mà chỉ có
chủ nghĩa độc tài cộng sản mới đem lại.
"Cứ
như ý tôi, thì giải phóng phải theo đúng cái lẽ công bằng, làm cho
người ta được ung dung thư thái, được hành động trong một cái khuôn khổ
rộng rãi, ai nấy biết trọng quyền lợi của mọi người theo pháp luật đã
định, không bị đàn áp và lừa dối, không bị bắt bớ và giết hại một cách
ám muội, oan ức.
Ðàng
này tôi thấy chế độ các nước cộng sản giống nhau như in cái chế độ
chuyên chế thuở xưa. Người nào nói xấu hay công kích những người cầm
quyền của đảng là phải tội bị đày, bị giết. Ai không sốt sắng theo mình
thì bị tình nghi, phải chịu mọi điều phiền khổ. Nhân dân trong nước vẫn
bị đàn áp lầm than khổ sở, riêng có một số ít người có địa vị to lớn là
được sung sướng. Như thế thì giải phóng ở đâu? Giải phóng gì mà cả chính
thể một nước phải nương cậy ở những đội trinh thám để đi rình mò và tố
cáo hết thảy mọi người. Hễ ai vô ý nói lỡ một câu là bị tình nghi có khi
bị bắt, bị đày v.v. thành ra nhân dân trong xã hội ấy lúc nào cũng nơm
nớp lo sợ, không biết ai là bạn là thù, mất hẳn sinh thú ở đời, thật
trái với lời nói thiên đường ở cõi trần".
(Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim)
(23/08/2017)
Mai V. Pham
Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
"Đa Nguyên – Bất Bạo Động – Hòa Giải & Hòa Hợp Dân Tộc"
Nguồn :
(2) Ho Chi Minh and His Vietnam : A Personal Memoir, Jean Sainteny, 1972.
(5) http://www.bbc.com/vietnamese/culturesport/story/2006/03/printable/060301_postcolonial_culture.shtml
Tham khảo :