ẤU DÂM ĐƯỢC CHÀO MỪNG, ÔNG NỘI ƠI! (FB Mai Hoa Phạm)

Tội phạm ấu dâm được công chúng tung hô ở Dziệt nam, dân Úc mà biết điều này chắc té ngữa ra mà chết.


Không có nơi đâu mà cái chuyện tình dục là chuyện bình thường như ở Úc với anh hun anh chị hun chị tay trong tay dắt dẻo cồng kênh thêm một đứa con nít trên vai đi ngoài đường không ai thèm ngó. Ấy thế mà chuyện ấu dâm luôn luôn bị dân Úc xếp vào tội phạm kinh tởm. Kinh tởm còn hơn cả bệnh truyền nhiễm hay dịch hạch thời trung cổ. Chưa bao giờ ấu dâm có cửa mà dân xứ tự do tình dục coi là khuynh hướng tình dục cả. Ngược lại họ coi đó là một hành vi bệnh hoạn cần phải loan báo cho toàn xã hội biết để tránh, và theo dõi chặt chẽ ngay cả khi kẻ đó đã xong án và ra tù. Đó là từ góc cạnh quan niệm xã hội về vấn đề tình dục. 

Về góc độ nhân bản, cái xứ Úc, nói mà làm từ thiện đối đãi nhân bản với đồng loại thì thuộc hàng có cỡ trên thế giới. Dân nhập cư qua Úc chỉ có khen và biết ơn dân Úc với chính phủ Úc chứ hiếm khi nào thấy than phiền. Ấy thế mà với kẻ ấu dâm thì khác. Chính phủ Úc có nhiệm vụ quản lý và tạo cơ hội làm việc cho ấu dâm và chính hắn tự tạo cho mình trong mối quan hệ của hắn chứ dân chúng thì không việc gì phải nhân bản với cái thứ bệnh hoạn đó. Rất rõ ràng là như vậy. 

Về chuyện riêng tư, thì hiếm có nơi nào mà sự riêng tư được tôn trọng như ở Úc. Không bao giờ trong cái hồ sơ xin việc phải ghi tuổi. Người phỏng vấn hỏi tuổi có thể bị kiện là kỳ thị tuổi tác. Bầu cử cả nước mà chính phủ muốn trong phiếu đăng ký cử tri có mục nơi cứ trú để biết rằng cử tri đi bầu đúng người đại diện của mình tại khu vực mình ở mà cũng phải họp lên họp xuống của cả hai Viện và bị tẩy chay rằng đó là mục vi phạm đời tư cá nhân. Ở cái xứ mà nghi phạm khi ra toà, truyền thông không được chỉa máy vô mặt; cái xứ ai muốn đi đâu thì đi không hề có khai báo tạm trú tạm vắng hay hộ khẩu hộ khéo gì cả ấy thế mà tội phạm ấu dâm mặt mũi tên họ bị phơi chành bành trên báo chí cho mọi người biết. Chưa hết khi ra tù còn có một hệ thống theo dõi chặt chẽ suốt đời mỗi bước di chuyển; có các trang mạng để tất cả mọi người cập nhật thông tin khi ra tù tên ấu dâm đó dời chổ ở từ đâu tới đâu. Nói có sách mách có chứng. Trang web Mako chỉ là một trong nhiều trang web trực tuyến công khai cho mọi người vào kiểm tra thông tin của các tên ấu dâm. Có thể search theo chữ cái tên họ một tên ấu dâm nào đó mà mình mại mại nhớ có lần nhìn trên báo mà không chắc thì sẽ ra tiểu sử quá trình phạm tội, hiện đang ở đâu và được/bị kiểm soát như thế nào. Người ta còn có thể search bằng tên tiểu bang để biết hiện trong tiểu bang nơi mình ở có tên ấu dâm ra tù nào về cư ngụ không. Điều đó cho thấy rằng dân Úc đặt rất đúng chổ lòng từ bi bác ái của mình. Có những tội phạm bẩn thỉu thì không có chổ cho từ bi từ cộng đồng mà đó là trách nhiệm của chính phủ. Đó là lý do dân bầu chính phủ để lo những chuyện khó mà dân không muốn nhúng tay vào. 

Click vào đường link rồi chọn bất kỳ một chữ cái hay tiểu bang nào để xem có tên người Việt ấu dâm nào trong danh sách của Úc không.
http://www.mako.org.au/temp_nsw.html 

Tên ấu dâm Denis Ferguson sau khi thọ án 14 năm được ra tù vào năm 2004 và từ đó đến nay ông ta phải liên tục đổi chổ ở vì đi đến đâu cũng bị cư dân nơi hắn thuê nhà phát hiện ra. Họ biểu tình và trục xuất hắn khỏi tầm mắt của tất cả mọi người để dân chúng còn an tâm đi làm không phải suốt ngày lo lắng cho sự an toàn của con trẻ bị tên quỷ dâm ô dòm ngó. 

Ở nhà thuê không được, ở nhà chính phủ cũng không xong. Bị phát hiện, bị theo dõi và tẩy chay. Đó là số phận của những kẻ ấu dâm mà cộng đồng muốn những tên ấu dâm khác thấy đó mà làm gương.

Ở Úc muốn làm việc gì liên quan đến trẻ em phải có police check tức giấy kiểm tra nhân thân. Tất cả hoạt động gì liên quan đến trẻ em dù là đi dọn rác nơi các em chơi cũng phải có nhân thân sạch chưa từng mắc tội hành hung, ngược đãi hay lạm dụng tình dục trẻ em. Vậy mà còn chưa đủ làm yên lòng các bậc cha mẹ và cả cảnh sát. Vào năm 2010 tức sáu năm sau khi mãn hạn tù, cảnh sát NSW tìm cách xin trát toà cấm tiệt không cho Dennis Ferguson bén mảnh tới hồ bơi và công viên nơi có trẻ em tập bơi và chơi đùa, nhưng không thành. Tuy nhiên cảnh sát NSW cũng đã lấy được quyết định của toà buộc Dennis Ferguson phải tự động xuất trình giấy police check của hắn với người có thẩm quyền trước khi tham gia hay đi vào những hoạt động từ thiện vì trẻ em. Sở dĩ cảnh sát làm vậy vì người ta bắt gặp Ferguson hay lãng vãng tại các trường tiểu học, hồ bơi, công viên nơi thường hay có trẻ em lui tới dù đang bị theo dõi chặt chẽ, dù đã bị tù 14 năm vì tội xâm hại tình dục trẻ em. 

Vào năm tháng 7/2012 phóng viên tờ Daily Telegraph phát hiện Dennis Ferguson đang quyền tiền từ thiện cho hội súc vật bị bỏ rơi RSPCA dưới cái tên Ray Ferguson. Thế là dậy sóng dư luận một lần nữa. Cảnh sát phải ra thêm một cái lệnh là bất cứ hoạt động từ thiện nào cho người hay cho thú mà hễ có trẻ con tới gần - vì ôm cái lon xin tiền cho thú vật thì trẻ con cũng tới cho tiền, thì Ferguson phải xuất trình giấy Police check của mình ra cho người phụ trách. 

Và cũng nhờ theo dõi chặt chẽ, và dù bị theo dõi chặt chẽ đến như vậy mà năm 2005 Ferguson vẫn chứng nào tật nấy nhưng bị phát hiện và bị ra toà vì hành vi tình dục với một bé gái 5 tuổi tại nhà cô bé ở thị trấn Dalby ở Queensland. Tuy nhiên tại toà thì chánh án cho phép phiên toà xử Ferguson không có bồi thẩm đoàn với lý do truyền thông đưa tin rầm rộ quá có thể làm ảnh hưởng bồi thẩm đoàn và như thế là không công bằng cho hắn. Lần này thì Ferguson thoát vì chủ toà không tìm thấy Ferguson có trách nhiệm trong vụ lạn dụng tình dục trẻ nhỏ này bởi có thêm hai người khác nữa liên quan. 

Vào ngày cuối cùng cuả tháng 12 năm 2012, cảnh sát tìm thấy Ferguson chết tại nơi ở sau khi hàng xóm nghe mùi thúi chịu không nổi trong căn nhà đóng cửa bốc ra.

Sau khi Feruson chết thì có một vài bài báo cho hay Ferguson đã từng có ý định tự tử bằng cách ngưng dùng các loại thuốc tiểu đường, thuốc cao huyết áp nhưng không thành. Hai tháng trước khi chết Ferguson còn bị bắt gặp đang tìm cách xin làm việc thiện nguyện cho một tổ chức từ thiện vì trẻ em tại khu vực nổi tiếng có nhiều du khách tới lui là Bondi Junction. Người ta không tìm thấy dấu vết tự tử trong cái chết của Ferguson nhưng trước khi chết ông ta có than phiền với những người tỏ lòng thương cảm hắn rằng cảnh sát đã khiến cuộc đời của hắn biến thành địa ngục. Người hỗ trợ tinh thần cho Ferguson là Brett Collins (do chính phủ phân công và được trả lương) có lên án cảnh sát là đã ít nhất hai lần xì ra cho truyền thông biết nơi cư trú của Ferguson. Ông Collins cũng chỉ lên án được cảnh sát chứ có dám mở miệng than phiền công chúng nghiệt ngã với tội phạm ấu dâm, nói chi đến việc lên tiếng bênh vực hay ca ngợi. Đội quần!

Đó là tội phạm ấu dâm đi tù và sống hết đời trong sự xa lánh của cộng đồng Úc. Còn ấu dâm Úc bị bắt và kết án ở nước ngoài thì sao? Trước khi nói về vụ này thì kể qua một đặc tính gần như bất di bất dịch của nước Úc. Hễ là công dân Úc, không phân biệt giàu nghèo nhập cư lâu hay mau, gốc gác thế nào không cần biết, mà hễ bị chết hay bị tù ở ngoài Úc thì thì chính phủ bằng mọi cách can thiệp để đem về nước. Chết thì chôn tù thì nhốt, nhưng mà phải là ở Úc. Vào năm 2005 một người Úc gốc Việt tên Nguyễn Tường Vân bị bắt tại Singapore vì buôn lậu ma tuý và bị kết án tử hình. Ta nói cả nước Úc rần rần còn chính phủ thì lăng xăng ngoại giao xin xỏ chính phủ Sing cho đem về nhốt chung thân tại Úc mà không được. Vào đêm tử hình khắp nơi tại Úc đốt nến cầu nguyện. Rồi mới năm ngoái còn có một bộ phim về vụ buôn lậu ma tuý tử hình này nữa trên đài SBS.

Chưa hết, cũng trong năm một nhóm 9 người Úc khác bị bắt ở Indo vì tội buôn ma tuý, trong đó hai người cầm đầu là Myuran Sukumaran và Andrew Chan bị kết án tử, bị nhốt gần 10 năm mới đem ra thi hành án. Suốt 10 năm đó năm nào báo chí cũng nhắc đến. Chính phủ này lên chính phủ khác xuống Đảng nọ thay Đảng kia nhưng ông thủ tướng nào cũng lên tiếng xin Indo cho đem 9 người bị Indo kết án về Úc. Bao nhiêu là cuộc vận động và bao nhiêu tiền viện trợ đổ vào Indo để xin giảm án cho phạm nhân Úc nhưng không thành. 

Vào cái lúc mà xử tử hai nguười tù Myuran Sukumaran và Andrew Chan, quan hệ Úc –Indo căng thẳng đến mức rút ngoại giao đến mấy tháng. Cái đêm tử hình gần như tất cả các thành phố của Úc đều có người tổ chức thắp nền cầu nguyện. Rồi sau khi Indo tử hình xong Úc xin đem về Úc chôn cất tử tế. Một năm sau ngày tử hình còn làm lễ tưởng niệm nữa chứ. 

Cái xứ giãy chết nó quái lạ đến như vậy. Không cần biết hai thằng dân đó nhập cư vào như thế nào, hồi sống đàn đúm ra sao, rồi buôn ma tuý sai phè phè ra đó nhưng là công dân Úc là Úc bảo vệ. Quái lạ cái bọn giãy chết. 

Ấy thế mà cũng công dân Úc phạm tội ấu dâm bên ngoài nước Úc thì sao? Chuyện đâu mới hồi tháng 6/2016, Peter Gerard Scully phạm tội ấu dâm tại Philipines và bị kết án tử. 

Hắn hiện đang bị nhốt tại Phi và dân chúng lẫn chính phủ lặng ngắc như tờ với tên ấu dâm này chứ không xồng xồng lên xin xỏ như những tội khác. Vậy mới thấy dân Úc rất rõ ràng đâu là bác ái đâu là công lý. Và tội nào thì nên khoanh vùng theo dõi chặt chẽ để đem lại sự bình an cho xã hội.

Ở Úc ngay cả tội giết người khi ra toà cũng đều có người thân bên cạnh dù sau đó có thể họ không gặp nữa. Còn với tội ấu dâm chưa thấy ai tự bương cái mặt mình bên cạnh cho truyền thông chộp cả chứ đừng có nói công khai chúc tụng đón mừng, chưa ai ngay cả bà con giòng họ của những tội phạm ấu dâm. Dân Việt Nam, phải nói là ngạc nhiên khi thấy nhiều tên tuổi quen thuộc cũng vào facebook của ấu dâm chúc mừng công khai sự trở về của hắn tại quê nhà mà không một chút mảy may áy náy. 

Những ai đã chúc tụng thì xin mời vào trang web tiếng Việt của One Body Village của Cha Thông, một tổ chức chuyên cúu giúp trẻ em Việt Nam bị lạm dụng tình dục để đọc về những trường hợp nạn nhân của ấu dâm. Không kinh hoàng, không kinh tởm, không nổi điên không tức giận không mắc ói không phải là người. Vào đây mà đọc và đặt mình vào vị trí cha mẹ của các em. Vào coi để biết mình đang nằm ở đâu trong cái thế giới hỗn mang nữa người nữa ngợm này.