Zelensky vận động hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine trước mùa đông (Nhiều nguồn tin)
G7 kêu gọi quốc tế gia tăng hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine trước mùa đông
Chi Phương, RFI, 24/09/2024
Bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, hôm 24/09/2024, ngoại trưởng của các nước G7 đã ra một thông cáo chung, khẳng định rằng "tăng cường hỗ trợ cho Ukraine là rất quan trọng khi mùa đông đang đến gần", nhất là việc sửa chữa và xây dựng các cơ sở năng lượng của nước này, bị hư hại do các cuộc tấn công "tàn bạo" của Nga.
Trong thông cáo, các ngoại trưởng của nhóm G7 cũng nhấn mạnh cần phải triển khai các nguồn năng lượng mới, các mạng lưới sản xuất điện mới ở cấp địa phương và sửa chữa các nhà máy điện, hoặc các hệ thống sưởi trong thành phố bị hư hại.
Đặc phái viên của tổng thống Pháp, phụ trách về hỗ trợ và tái xây dựng Ukraine, Pierre Heilbronn, hôm qua, trên mạng xã hội X, cho biết nước Pháp sẽ dành 60 triệu euro, từ nay đến cuối năm, để mang lại các giải pháp cụ thể về năng lượng cho Ukraine.
Hồi đầu tháng 9, theo Le Monde, Ủy ban châu Âu cũng đã thông báo thêm một gói hỗ trợ trị giá khoảng 40 triệu euro cho Ukraine.
Có mặt tại New York hôm tổng thống Ukraine cho biết trên mạng xã hội X, đã gặp các lãnh đạo từ các doanh nghiệp năng lượng, bảo hiểm, cũng như là Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, để thảo luận về hệ thống năng lượng của Ukraine.
Theo Le Monde, lãnh đạo Ukraine hôm cũng sẽ tham dự phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, để kêu gọi các nước tiếp tục hỗ trợ vì hòa bình cho Ukraine.
Trong khi đó, trong đêm qua Nga phóng 81 drone và 4 tên lửa vào nhiều khu vực tại Ukraine. Tại vùng Poltava, hãng tin Reuters trích dẫn thông báo của quan chức Ukraine, cho biết các mảnh vỡ từ các cuộc tấn công bằng tên lửa và drone của Nga đã làm hư hại các cơ sở năng lượng, khiến 22 khu vực bị mất điện.
Tổng thống Zelenskyy cho rằng Ukraine hiện gần hơn với việc kết thúc chiến tranh với Nga
Reuters, VOA, 24/09/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng đất nước ông hiện "gần hơn với việc kết thúc chiến tranh" với Nga, theo trích đoạn cuộc phỏng vấn với ABC News được công bố hôm thứ Hai 23/9.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi hiện ở gần hòa bình hơn là chúng ta nghĩ", ông được trích dẫn lời nói như vậy. "Chúng tôi hiện gần hơn với việc kết thúc chiến tranh".
Trong cuộc phỏng vấn, ông thúc giục Washington và các đối tác khác tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, bắt đầu vào tháng 2/2022 và được Moscow gọi là "chiến dịch đặc biệt", đã làm chết hàng chục nghìn người, khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và tàn phá các thị trấn và thành phố của Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng chỉ khi nào Ukraine ở vào "vị trí vững chắc" mới có thể thúc đẩy Tổng thống Nga Vladimir Putin "chấm dứt chiến tranh".
Ông Zelenskyy đã đến Hoa Kỳ hôm 22/9 để tham dự các phiên họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thúc giục các đối tác của mình giúp đạt được "chiến thắng chung cho một nền hòa bình thực sự công bằng".
Washington và các đồng minh đã cung cấp một chương trình viện trợ trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga nổ ra, đồng thời áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Moscow.
Ông Putin nói rằng các cuộc đàm phán hòa bình chỉ có thể bắt đầu nếu Kyiv từ bỏ các vùng đất ở miền đông và nam Ukraine, chấp nhận giao cho Nga và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Ông Zelenskyy đã nhiều lần kêu gọi rút toàn bộ quân đội Nga và khôi phục biên giới thời hậu Xô Viết của Ukraine.
Kyiv bắt đầu một cuộc tấn công xuyên biên giới vào ngày 6/8 vào khu vực Kursk thuộc miền tây của Nga. Ukraine cho biết hành động này một phần là để nhằm ngăn chặn các lực lượng Nga trong khu vực tiến hành cuộc xâm nhập qua biên giới, đi vào Ukraine.
Ông Zelenskyy nói với ABC News rằng ông Putin sợ chiến dịch Kursk.
"Ông ấy rất sợ", ông Zelenskyy nói. "Tại sao như thế? Bởi vì người dân của ông ấy thấy rằng ông ấy không thể bảo vệ - rằng ông ấy không thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của mình".
Ukraine và phương Tây nói rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh theo kiểu đế quốc. Ông Putin coi cuộc xâm lược Ukraine là một động thái phòng thủ trước phương Tây thù địch và hung hăng.
Tổng thống Ukraine đến Mỹ trình bày "kế hoạch giành chiến thắng"
Thanh Hà, RFI, 23/09/2024
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến bang Pennsylvania, miền đông Hoa Kỳ, tối Chủ Nhật 22/09/2024. Sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ngày 26/09, nguyên thủ Ukraine sẽ gặp tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng và đến Quốc hội lưỡng viện. Đây là một chặng dừng quan trọng để ông Zelensky trình bày "kế hoạch giành chiến thắng" chấm dứt cuộc xâm lăng của Nga.
Mục tiêu quan trọng nhất trong chuyến đi lần này của nguyên thủ Ukraine là thuyết phục Mỹ cho phép sử dụng vũ khi tầm xa do phương Tây viện trợ để tấn công một số mục tiêu nằm ở sâu trong lãnh thổ Nga. Đây là điều mà đến nay tổng thống Biden vẫn từ chối. Anh và Đức, hai điểm tựa khác của Ukraine cũng tỏ ra rất thận trọng.
Thông tín viên Cerise Sudry Le-Du tại Kiev cho biết thêm về chương trình ngoại giao dầy đặc của ông Zelensky trong những ngày sắp tới tại Mỹ :
"‘Chuyến đi này sẽ quyết định những gì sắp diễn ra trong mùa thu năm nay’. Tổng thống Zelensky cho biết như vậy trên chiếc máy bay quân sự đưa ông đến Hoa Kỳ. Tổng thống Zelensky muốn trấn an người dân Ukraine rằng ông đấu tranh không ngưng nghỉ cho đất nước, ông sang New York, sau đó tới thủ đô Washington. Một chương trình làm việc kín đặc.
Tổng thống Ukraine sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau đó gặp tổng thống Biden ở Nhà Trắng, để trình bày kế hoạch mà ông gọi là để giành thắng lợi cho Ukraine. Có thể là kế hoạch này bao gồm cả việc kết nạp Ukraine vào khối NATO và kêu gọi phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Kiev. Đặc biệt là Volodymyr Zelensky hy vọng sẽ thuyết phục được các đồng minh phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để nhắm vào lãnh thổ Nga. Nhưng các nước yểm trợ cho Ukraine hiện vẫn còn rất do dự, bởi muốn tránh gia tăng căng thẳng với Moskva.
Ý thức được rằng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới mang tính rất quan trọng đối với Ukraine, ông Zelensky sẽ có những cuộc họp với hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris và Donald Trump".
Chiến sự tại Ukraine
Còn tại Ukraine trong 24 giờ qua, Nga tiếp tục oanh kích vào các khu vực ở Kherson và Zaporizhia, miền nam Ukraine, làm ít nhất một người chết và hàng chục người bị thương. Kiev thông báo, hệ thống phòng không của Ukraine chận được một đợt tấn công bằng drone và tên lửa của Nga. Tại Moskva, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã chận được nhiều drone của đối phương nhắm vào các vùng Kursk và Belgorod, sát với biên giới Ukraine.
Liên quan đến Nga, theo nhiều nguồn tin thông thạo, Moskva dường như đã thất bại trong loạt phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat. Tháng 4/2022 tổng thống Vladimir Putin trình làng tên lửa đời mới RS-28 Sarmat và đánh giá đây là loại vũ khi lợi hại "chưa từng có". Gần đây hơn, chủ tịch Hạ Viện Nga nhắc khéo phương Tây rằng chỉ cần 3 phút 20 giây, loại tên lửa lợi hại này bay thẳng đến Strasburg, trụ sở của Nghị Viện Châu Âu. Nhưng hôm 22/09 truyền thông Nga chuyên về quốc phòng trên mạng Telegram đưa tin vụ thử nghiệm tên lửa RS-28 Sarmat tiến hành từ căn cứ Pletsetsk, cách thủ đô Moskva khoảng 800 km đã "thất bại".
Ukraine gia tăng oanh kích kho đạn dược của Nga
Minh Anh, RFI, 22/09/2024
Chính quyền Moskva ngày 21/09/2024 ban hành "tình trạng khẩn cấp" tại thành phố Tikhoretsk, tây nam nước Nga và cho sơ tán người dân sau khi Ukraine khẳng định đã dùng drone phá hủy một kho đạn dược.
Từ Kiev, thông tín viên đài RFI, Cerise Sudry Le-Du, tường thuật :
"Một vụ nổ lớn kéo dài nhiều phút và sau đó nhiều tiếng nổ vang lên. Trên mạng xã hội, nhiều đoạn video cho thấy một đám cháy khổng lồ ở Tikhoretsk, tây nam nước Nga. Theo quân đội Ukraine, nhiều drone có lẽ đã oanh kích một kho đạn, "một trong ba căn cứ cất trữ lớn nhất" tại Nga và là một "địa điểm chủ chốt" cho hoạt động hậu cần của quân đội Nga.
Chính quyền Nga chưa xác nhân mục tiêu, nhưng dù vụ nổ không gây ra nạn nhân nào, thống đốc vùng đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại địa phương để tổ chức hỗ trợ người dân.
Cuộc tấn công bằng drone nhằm vào các kho quân sự Nga dường như là một chiến lược mới của quân đội Ukraine. Trong cùng một đêm, thành phố Tver, phía tây nước Nga cũng cho biết là đã bị tấn công nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đã bắn hạ 101 drone của Ukraine trong đêm. Hôm thứ Tư, 18/09, tại thành phố Toropets, một bộ phận người dân của thành phố đã được sơ tán sau một đám cháy lớn".
Hãng tin AFP dẫn thông báo của chính quyền vùng Kharkiv đăng trên mạng Telegram, cho biết trong đêm Nga đã oanh kích nhiều khu dân cư khiến 21 người bị thương, trong đó có ba trẻ em tuổi từ 8-17.
Quân đội Nga trước đó đã bắn phá nhiều cơ sở năng lượng, "hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp trong khu tổ hợp công nghiệp – quốc phòng" tại Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga còn cho biết thêm là phá hủy nhiều kho vũ khí và một tàu vận chuyển vũ khí cho Ukraine.
Nga tuyên bố không tham gia hội nghị thứ hai về hòa bình cho Ukraine
Trọng Thành, RFI, 22/09/2024
Hôm 21/09/2024, Nga chính thức tuyên bố không tham dự Hội nghị thứ hai về hòa bình cho Ukraine, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2024. Ý tưởng mời Moskva tham gia Hội nghị này được tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, đưa ra sau Hội nghị hòa bình đầu tiên được tổ chức tại Thụy Sĩ, với sự tham gia của 92 nước.
Thông cáo của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova, được AFP dẫn lại, giải thích lý do chối từ : "Thượng đỉnh này có cùng các mục tiêu, đó là cổ vũ cho kế hoạch đầy ảo tưởng của (tổng thống Ukraine) Zelensky như cơ sở để giải quyết xung đột, đạt được sự ủng hộ của đa số các nước trên thế giới và sử dụng điều này để gửi đến Nga tối hậu thư buộc phải đầu hàng".
Theo báo chí Ukraine, hồi cuối tháng 08/2024, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết đàm phán đang diễn ra với một số nước như Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ về việc tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ hai. Báo chí Ấn Độ cho hay, trong chuyến công du đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Kiev cuối tháng này, lãnh đạo Ukraine đã đề nghị Ấn Độ đăng cai tổ chức hội nghị thứ hai.
Tuyên bố từ chối được phía Nga đưa ra trước chuyến đi của tổng thống Zelensky với Washington vào tuần tới. Nhân dịp này, lãnh đạo Ukraine sẽ giới thiệu kế hoạch hòa bình với tổng thống Joe Biden và phó tổng thống, ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ Kamala Harris, và cựu tổng thống Donald Trump, ứng viên đảng Cộng Hòa.
Hội nghị quốc tế đầu tiên về hòa bình cho Ukraine được tổ chức tại Burgenstock, Thụy Sĩ, giữa tháng 6/2024. 84 nước đã ký kết vào bản tuyên bố chung khẳng định "nguyên tắc chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước, trong đó có Ukraine", lên án việc "quân sự hóa an ninh lương thực", đồng thời kêu gọi "trao trả trẻ em bị trục xuất sang Nga và trả tự do cho tù binh".
Tuy nhiên, theo giới quan sát, cơ hội thúc đẩy hòa bình cho Ukraine sau hội nghị lần thứ nhất không nhiều. Ngoài Nga không được mời, Trung Quốc không tham gia, nhiều cường quốc phương Nam, như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Saudi Arabia và Nam Phi, tuy tham dự hội nghị nhưng không ký thông cáo chung. Cho đến nay lập trường của Moskva vẫn không thay đổi. Trong lúc, Ukraine đòi hỏi nền hòa bình "công bằng", với việc các lực lượng Nga rút khỏi lãnh thổ nước này, điện Kremlin khẳng định sẽ chỉ chấp nhận đàm phán chừng nào mà Ukraine từ bỏ chủ quyền đối với 5 vùng miền đông và đông nam mà Nga đã chiếm toàn bộ hay một phần.
Chi Phương, RFI, 24/09/2024
Bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, hôm 24/09/2024, ngoại trưởng của các nước G7 đã ra một thông cáo chung, khẳng định rằng "tăng cường hỗ trợ cho Ukraine là rất quan trọng khi mùa đông đang đến gần", nhất là việc sửa chữa và xây dựng các cơ sở năng lượng của nước này, bị hư hại do các cuộc tấn công "tàn bạo" của Nga.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng đồng nhiệm Ukraine, Andrii Sybiha (phải) và Ý Antonio Tajani (trái) tại hội nghị các ngoại trưởng G7, New York, 23/09/2024. AP - Bryan R. Smith
Trong thông cáo, các ngoại trưởng của nhóm G7 cũng nhấn mạnh cần phải triển khai các nguồn năng lượng mới, các mạng lưới sản xuất điện mới ở cấp địa phương và sửa chữa các nhà máy điện, hoặc các hệ thống sưởi trong thành phố bị hư hại.
Đặc phái viên của tổng thống Pháp, phụ trách về hỗ trợ và tái xây dựng Ukraine, Pierre Heilbronn, hôm qua, trên mạng xã hội X, cho biết nước Pháp sẽ dành 60 triệu euro, từ nay đến cuối năm, để mang lại các giải pháp cụ thể về năng lượng cho Ukraine.
Hồi đầu tháng 9, theo Le Monde, Ủy ban châu Âu cũng đã thông báo thêm một gói hỗ trợ trị giá khoảng 40 triệu euro cho Ukraine.
Có mặt tại New York hôm tổng thống Ukraine cho biết trên mạng xã hội X, đã gặp các lãnh đạo từ các doanh nghiệp năng lượng, bảo hiểm, cũng như là Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ, để thảo luận về hệ thống năng lượng của Ukraine.
Theo Le Monde, lãnh đạo Ukraine hôm cũng sẽ tham dự phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, để kêu gọi các nước tiếp tục hỗ trợ vì hòa bình cho Ukraine.
Trong khi đó, trong đêm qua Nga phóng 81 drone và 4 tên lửa vào nhiều khu vực tại Ukraine. Tại vùng Poltava, hãng tin Reuters trích dẫn thông báo của quan chức Ukraine, cho biết các mảnh vỡ từ các cuộc tấn công bằng tên lửa và drone của Nga đã làm hư hại các cơ sở năng lượng, khiến 22 khu vực bị mất điện.
Chi Phương
***********************
Tổng thống Zelenskyy cho rằng Ukraine hiện gần hơn với việc kết thúc chiến tranh với Nga
Reuters, VOA, 24/09/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng đất nước ông hiện "gần hơn với việc kết thúc chiến tranh" với Nga, theo trích đoạn cuộc phỏng vấn với ABC News được công bố hôm thứ Hai 23/9.
Tổng thống Ukraine Zelenskyy ở Pennsylvania, Mỹ, 22/9/2024.
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi hiện ở gần hòa bình hơn là chúng ta nghĩ", ông được trích dẫn lời nói như vậy. "Chúng tôi hiện gần hơn với việc kết thúc chiến tranh".
Trong cuộc phỏng vấn, ông thúc giục Washington và các đối tác khác tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, bắt đầu vào tháng 2/2022 và được Moscow gọi là "chiến dịch đặc biệt", đã làm chết hàng chục nghìn người, khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và tàn phá các thị trấn và thành phố của Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói rằng chỉ khi nào Ukraine ở vào "vị trí vững chắc" mới có thể thúc đẩy Tổng thống Nga Vladimir Putin "chấm dứt chiến tranh".
Ông Zelenskyy đã đến Hoa Kỳ hôm 22/9 để tham dự các phiên họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thúc giục các đối tác của mình giúp đạt được "chiến thắng chung cho một nền hòa bình thực sự công bằng".
Washington và các đồng minh đã cung cấp một chương trình viện trợ trị giá hàng tỷ đô la cho Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga nổ ra, đồng thời áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Moscow.
Ông Putin nói rằng các cuộc đàm phán hòa bình chỉ có thể bắt đầu nếu Kyiv từ bỏ các vùng đất ở miền đông và nam Ukraine, chấp nhận giao cho Nga và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. Ông Zelenskyy đã nhiều lần kêu gọi rút toàn bộ quân đội Nga và khôi phục biên giới thời hậu Xô Viết của Ukraine.
Kyiv bắt đầu một cuộc tấn công xuyên biên giới vào ngày 6/8 vào khu vực Kursk thuộc miền tây của Nga. Ukraine cho biết hành động này một phần là để nhằm ngăn chặn các lực lượng Nga trong khu vực tiến hành cuộc xâm nhập qua biên giới, đi vào Ukraine.
Ông Zelenskyy nói với ABC News rằng ông Putin sợ chiến dịch Kursk.
"Ông ấy rất sợ", ông Zelenskyy nói. "Tại sao như thế? Bởi vì người dân của ông ấy thấy rằng ông ấy không thể bảo vệ - rằng ông ấy không thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của mình".
Ukraine và phương Tây nói rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh theo kiểu đế quốc. Ông Putin coi cuộc xâm lược Ukraine là một động thái phòng thủ trước phương Tây thù địch và hung hăng.
Reuters
Nguồn : VOA, 24/09/2024
**************************
Tổng thống Ukraine đến Mỹ trình bày "kế hoạch giành chiến thắng"
Thanh Hà, RFI, 23/09/2024
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đến bang Pennsylvania, miền đông Hoa Kỳ, tối Chủ Nhật 22/09/2024. Sau khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ngày 26/09, nguyên thủ Ukraine sẽ gặp tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng và đến Quốc hội lưỡng viện. Đây là một chặng dừng quan trọng để ông Zelensky trình bày "kế hoạch giành chiến thắng" chấm dứt cuộc xâm lăng của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại nhà máy sản xuất đạn Scranton Army Ammunition Plant, ở Scranton, Pensylvannia, Hoa Kỳ, ngày 23/09/2024. AP - Sgt. 1st Class Curt Loter
Mục tiêu quan trọng nhất trong chuyến đi lần này của nguyên thủ Ukraine là thuyết phục Mỹ cho phép sử dụng vũ khi tầm xa do phương Tây viện trợ để tấn công một số mục tiêu nằm ở sâu trong lãnh thổ Nga. Đây là điều mà đến nay tổng thống Biden vẫn từ chối. Anh và Đức, hai điểm tựa khác của Ukraine cũng tỏ ra rất thận trọng.
Thông tín viên Cerise Sudry Le-Du tại Kiev cho biết thêm về chương trình ngoại giao dầy đặc của ông Zelensky trong những ngày sắp tới tại Mỹ :
"‘Chuyến đi này sẽ quyết định những gì sắp diễn ra trong mùa thu năm nay’. Tổng thống Zelensky cho biết như vậy trên chiếc máy bay quân sự đưa ông đến Hoa Kỳ. Tổng thống Zelensky muốn trấn an người dân Ukraine rằng ông đấu tranh không ngưng nghỉ cho đất nước, ông sang New York, sau đó tới thủ đô Washington. Một chương trình làm việc kín đặc.
Tổng thống Ukraine sẽ phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau đó gặp tổng thống Biden ở Nhà Trắng, để trình bày kế hoạch mà ông gọi là để giành thắng lợi cho Ukraine. Có thể là kế hoạch này bao gồm cả việc kết nạp Ukraine vào khối NATO và kêu gọi phương Tây tăng viện trợ quân sự cho Kiev. Đặc biệt là Volodymyr Zelensky hy vọng sẽ thuyết phục được các đồng minh phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để nhắm vào lãnh thổ Nga. Nhưng các nước yểm trợ cho Ukraine hiện vẫn còn rất do dự, bởi muốn tránh gia tăng căng thẳng với Moskva.
Ý thức được rằng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới mang tính rất quan trọng đối với Ukraine, ông Zelensky sẽ có những cuộc họp với hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris và Donald Trump".
Chiến sự tại Ukraine
Còn tại Ukraine trong 24 giờ qua, Nga tiếp tục oanh kích vào các khu vực ở Kherson và Zaporizhia, miền nam Ukraine, làm ít nhất một người chết và hàng chục người bị thương. Kiev thông báo, hệ thống phòng không của Ukraine chận được một đợt tấn công bằng drone và tên lửa của Nga. Tại Moskva, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã chận được nhiều drone của đối phương nhắm vào các vùng Kursk và Belgorod, sát với biên giới Ukraine.
Liên quan đến Nga, theo nhiều nguồn tin thông thạo, Moskva dường như đã thất bại trong loạt phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat. Tháng 4/2022 tổng thống Vladimir Putin trình làng tên lửa đời mới RS-28 Sarmat và đánh giá đây là loại vũ khi lợi hại "chưa từng có". Gần đây hơn, chủ tịch Hạ Viện Nga nhắc khéo phương Tây rằng chỉ cần 3 phút 20 giây, loại tên lửa lợi hại này bay thẳng đến Strasburg, trụ sở của Nghị Viện Châu Âu. Nhưng hôm 22/09 truyền thông Nga chuyên về quốc phòng trên mạng Telegram đưa tin vụ thử nghiệm tên lửa RS-28 Sarmat tiến hành từ căn cứ Pletsetsk, cách thủ đô Moskva khoảng 800 km đã "thất bại".
Thanh Hà
***************************
Ukraine gia tăng oanh kích kho đạn dược của Nga
Minh Anh, RFI, 22/09/2024
Chính quyền Moskva ngày 21/09/2024 ban hành "tình trạng khẩn cấp" tại thành phố Tikhoretsk, tây nam nước Nga và cho sơ tán người dân sau khi Ukraine khẳng định đã dùng drone phá hủy một kho đạn dược.
Khung cảnh đổ nát sau cuộc tấn công của Nga vào một tòa nhà dân cư ở Kharkiv, Ukraine, sáng sớm ngày 22/09/2024. AP
Từ Kiev, thông tín viên đài RFI, Cerise Sudry Le-Du, tường thuật :
"Một vụ nổ lớn kéo dài nhiều phút và sau đó nhiều tiếng nổ vang lên. Trên mạng xã hội, nhiều đoạn video cho thấy một đám cháy khổng lồ ở Tikhoretsk, tây nam nước Nga. Theo quân đội Ukraine, nhiều drone có lẽ đã oanh kích một kho đạn, "một trong ba căn cứ cất trữ lớn nhất" tại Nga và là một "địa điểm chủ chốt" cho hoạt động hậu cần của quân đội Nga.
Chính quyền Nga chưa xác nhân mục tiêu, nhưng dù vụ nổ không gây ra nạn nhân nào, thống đốc vùng đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại địa phương để tổ chức hỗ trợ người dân.
Cuộc tấn công bằng drone nhằm vào các kho quân sự Nga dường như là một chiến lược mới của quân đội Ukraine. Trong cùng một đêm, thành phố Tver, phía tây nước Nga cũng cho biết là đã bị tấn công nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định đã bắn hạ 101 drone của Ukraine trong đêm. Hôm thứ Tư, 18/09, tại thành phố Toropets, một bộ phận người dân của thành phố đã được sơ tán sau một đám cháy lớn".
Hãng tin AFP dẫn thông báo của chính quyền vùng Kharkiv đăng trên mạng Telegram, cho biết trong đêm Nga đã oanh kích nhiều khu dân cư khiến 21 người bị thương, trong đó có ba trẻ em tuổi từ 8-17.
Quân đội Nga trước đó đã bắn phá nhiều cơ sở năng lượng, "hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp trong khu tổ hợp công nghiệp – quốc phòng" tại Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga còn cho biết thêm là phá hủy nhiều kho vũ khí và một tàu vận chuyển vũ khí cho Ukraine.
Minh Anh
****************************
Nga tuyên bố không tham gia hội nghị thứ hai về hòa bình cho Ukraine
Trọng Thành, RFI, 22/09/2024
Hôm 21/09/2024, Nga chính thức tuyên bố không tham dự Hội nghị thứ hai về hòa bình cho Ukraine, dự kiến diễn ra vào tháng 11/2024. Ý tưởng mời Moskva tham gia Hội nghị này được tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, đưa ra sau Hội nghị hòa bình đầu tiên được tổ chức tại Thụy Sĩ, với sự tham gia của 92 nước.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong phiên họp toàn thể của Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine, tại Thụy Sĩ ngày 16/06/2024. AFP - Urs Flueeler
Thông cáo của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova, được AFP dẫn lại, giải thích lý do chối từ : "Thượng đỉnh này có cùng các mục tiêu, đó là cổ vũ cho kế hoạch đầy ảo tưởng của (tổng thống Ukraine) Zelensky như cơ sở để giải quyết xung đột, đạt được sự ủng hộ của đa số các nước trên thế giới và sử dụng điều này để gửi đến Nga tối hậu thư buộc phải đầu hàng".
Theo báo chí Ukraine, hồi cuối tháng 08/2024, tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết đàm phán đang diễn ra với một số nước như Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ về việc tổ chức hội nghị hòa bình lần thứ hai. Báo chí Ấn Độ cho hay, trong chuyến công du đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Kiev cuối tháng này, lãnh đạo Ukraine đã đề nghị Ấn Độ đăng cai tổ chức hội nghị thứ hai.
Tuyên bố từ chối được phía Nga đưa ra trước chuyến đi của tổng thống Zelensky với Washington vào tuần tới. Nhân dịp này, lãnh đạo Ukraine sẽ giới thiệu kế hoạch hòa bình với tổng thống Joe Biden và phó tổng thống, ứng viên tổng thống đảng Dân Chủ Kamala Harris, và cựu tổng thống Donald Trump, ứng viên đảng Cộng Hòa.
Hội nghị quốc tế đầu tiên về hòa bình cho Ukraine được tổ chức tại Burgenstock, Thụy Sĩ, giữa tháng 6/2024. 84 nước đã ký kết vào bản tuyên bố chung khẳng định "nguyên tắc chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước, trong đó có Ukraine", lên án việc "quân sự hóa an ninh lương thực", đồng thời kêu gọi "trao trả trẻ em bị trục xuất sang Nga và trả tự do cho tù binh".
Tuy nhiên, theo giới quan sát, cơ hội thúc đẩy hòa bình cho Ukraine sau hội nghị lần thứ nhất không nhiều. Ngoài Nga không được mời, Trung Quốc không tham gia, nhiều cường quốc phương Nam, như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Saudi Arabia và Nam Phi, tuy tham dự hội nghị nhưng không ký thông cáo chung. Cho đến nay lập trường của Moskva vẫn không thay đổi. Trong lúc, Ukraine đòi hỏi nền hòa bình "công bằng", với việc các lực lượng Nga rút khỏi lãnh thổ nước này, điện Kremlin khẳng định sẽ chỉ chấp nhận đàm phán chừng nào mà Ukraine từ bỏ chủ quyền đối với 5 vùng miền đông và đông nam mà Nga đã chiếm toàn bộ hay một phần.
Trọng Thành