Thiên tai, nhân họa và những bài học biết bao giờ thuộc ? (Song Chi)
1. Thiên tai một, nhân họa hai
Thiên tai là điều mà không có một quốc gia nào, một khu vực nào trên trái đất này có thể tránh khỏi. Nhưng ở những quốc gia nghèo, lại có một thể chế độc tài và tham nhũng, thiên tai thường gây ra hậu quả nặng nề hơn, nhất là về sinh mạng con người, vì đi kèm với nhân họa.
Chẳng hạn như ở Việt Nam, qua vụ bão lũ Yagi, số người chết và mất tích lên đến hơn 330 người cùng với những thiệt hại nặng nề về kinh tế vì nhiều lý do :
a) Nạn phá rừng - nhất là rừng phòng hộ, nạn nạo hút cát ở các con sông (đã có những người đặt ra câu hỏi về vụ sập cầu Phong Châu, phải chăng là do hút cát quá nhiều ở lòng sông gần khu vực cầu, làm xói mòn xung quanh trụ cầu nên khi lũ mạnh hơn là cầu bị sập ?), nạn xậy đập thủy điện bừa bãi đến khi buộc phải xả lũ khiến lũ chồng lũ, việc bạt núi, đồi để làm đường, xây dựng các công trình hay biệt thự, biệt phủ… dễ dẫn đến sạt lở v.v… Tất cả những điều này đã được nhiều nhà báo, blogger vạch ra trên báo chí truyền thông chính thống lẫn mạng xã hội những ngày qua.
b) Sự yếu kém trong công tác phòng chống bão, lũ từ xa : Bão lụt là chuyện xảy ra khá thường xuyên ở Việt Nam, tất nhiên không phải bao giờ cũng có một cơn bão mạnh kinh hoàng như bão Yagi. Thế nhưng, công tác chuẩn bị cho người dân cũng như phòng ngừa bão lũ ở Việt Nam qua bao nhiêu năm vẫn rất yếu kém. Từ những chuyện nhỏ nhặt như tổ chức thường xuyên các lớp học dạy bơi cho trẻ em và cả người lớn ở vùng gần sông, biển, dạy các biện pháp cứu hộ, hướng dẫn, thực hành các kỹ năng sinh tồn, cứu giúp nhau nếu gặp bão - khi xảy ra chuyện mới thấy kỹ năng sinh tồn của đa số người Việt rất kém ; ở nông thôn, vùng sâu vùng xa xây những ngôi nhà cao chắc chắn cho dân tạm trú khi có bão lụt… Cho đến đầu tư vào việc mua đầy đủ phương tiện, thiết bị cứu hộ thay vì đổ tiền vào xây cổng chào, tượng đài nghìn tỷ ; huấn luyện đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp được trang bị, quần áo bảo hộ đầy đủ chứ không chỉ trông cậy vào bên quân đội dù có sức khỏe nhưng chưa chắc đã thực sự chuyên nghiệp, chưa kể như nhiều thông tin, hình ảnh cho thấy bộ đội cũng chỉ có những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, thuổng...
Chúng ta cũng chứng kiến ở một vài vùng có sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương khi có những nơi mưa to kéo dài tới mấy ngày mà không cảnh báo cho dân và không buộc dân phải di tản khỏi ven bờ suối, sông…
c) Những yếu kém trong công tác cứu hộ, cứu trợ : nạn độc quyền cứu trợ. Nhà cầm quyền Việt Nam không muốn có sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội dân sự vì lo ngại ảnh hưởng của các tổ chức này, ngay cả các cá nhân là nghệ sĩ, người của công chúng đi làm từ thiện cũng vậy. Các năm trước từ một vài vụ scandal làm từ thiện không minh bạch của một vài người nổi tiếng, báo chí chính thống và dư luận nhân đó "đập" te tua những người này khiến năm nay khi bão xảy ra, chả nghệ sĩ, doanh nhân nào dám đứng ra tổ chức quyên góp. Cuối cùng tiền đổ vào tổ chức Mặt trận Tổ Quốc đúng như ý muốn của nhà cầm quyền. Báo chí trong nước cho hay cho đến ngày 17/9 số tiền mà Mặt trận Tổ quốc nhận được là 1.236 tỉ đồng, tương đương khoảng 50 triệu đô la Mỹ, do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quyên góp. Lần này Mặt trận Tổ quốc đã tiến hành sao kê hàng chục ngàn trang giao dịch nhận tiền cứu trợ, một hành động đáng khích lệ, tuy nhiên, cần tiếp tục công khai số tiền đã và sẽ được chuyển đi đâu, sử dụng như thế nào, và cần phải có các tổ chức kiểm tra/kiểm toán độc lập.
Nhưng ngay cả như vậy thì vẫn không thể dành độc quyền việc cứu trợ cho một tổ chức, khi tai họa xảy ra sẽ không thể bao quát nổi mọi thứ. Ở các nước và ngay ở miền Nam trước kia dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các tổ chức xã hội dân sự của thường dân cho tới Phật giáo, Công giáo, Hòa hảo, Cao đài… phát triển rất mạnh và thường làm rất tốt các công việc thiện nguyện. Việc không chấp nhận sự tồn tại của các tổ chức xã hội dân sự, thiện nguyện là một sự thiệt thòi lớn khi có thiên tai.
d) Tư duy, thái độ của quan chức và một bộ phận người dân đối với vấn đề thiên nhiên-môi trường góp phần làm cho tai họa thêm nghiêm trọng :
Đó là sự tham lam vô hạn độ của quan chức và đại gia, thói phô trương khoe mẽ có phần "trọc phú" khi đua nhau xây những ngôi biệt thự, biệt phủ "khủng" bằng gỗ hoặc nội thất toàn bằng gỗ loại hiếm, quý ; thậm chí ngay cả cái Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh sử dụng rất nhiều hạng mục bằng gỗ, đặc biệt hàng ghế ngồi bằng gỗ Đồng Kỵ chạm trổ cầu kỳ từng tạo nên dư luận khen chê trái chiều ; hay những bộ bàn ghế xa hoa bằng gỗ nguyên tấm của các quan chức, kể cả các sư thầy… được mạng xã hội đưa lên. Tất cả góp phần vào nạn "chảy máu rừng" với tốc độ kinh hoàng ở Việt Nam, so với các nước láng giềng.
Đó là thái độ tuy có tấm lòng nhưng thiếu tính chuyên nghiệp, đua nhau theo phong trào nên kém hiệu quả và nhiều khi gây lãng phí. Trên mạng cũng đưa lên những hình ảnh từng làng xã đua nhau gói bánh chưng, bánh tét gửi tới vùng bị bão lũ, vừa nặng mà khi đến tận tay người dân thì đã bị hư thiu, rồi thừa ra, giống như trước kia cứ hễ lũ lụt là lại từng thùng mì gói ùn ùn gửi tới, người dân cũng phát ngán. Nhiều người cũng đã góp ý mỗi vùng mỗi tỉnh bị thiên tai có thể có những nhu cầu khác nhau, địa phương cần phải có những tổ chức đứng ra kê khai xem dân thực sự cần gì. Mà đó chỉ mới là trước mắt, còn kế hoạch lâu dài hậu bão lũ, người dân lại cần có những thứ khác nữa khi bắt tay xậy dựng, tái thiết lại mọi thứ.
Đó là những suy nghĩ đã hằn trong não từ quan chức, chính quyền cho đến người dân : cứ mỗi khi có chuyện thiên tai bão lụt là lại thấy nhà nước kêu gọi người dân đóng góp, các nghệ sĩ đứng ra quyên góp, bỏ tiền, rồi cùng nhau lao vào làm công việc cứu trợ. Dân giúp nhau là điều đáng quý, nhưng trên hết, đó phải là trách nhiệm của chính quyền. Người dân đóng thuế nuôi chính quyền để chính quyền làm việc cho dân chứ không phải cái gì cũng bắt dân phải lo, ngược lại khi dân nhận được món quà đóng góp (từ chính tiền của dân) thì lại cho là "ơn đảng, ơn chính phủ".
Đó là những thói xấu làm hoen ố bức tranh tình người mà đồng bào dành cho nhau trong thiên tai : cho tiền ít nhưng nói vống thành nhiều, làm màu (người Việt mới có thêm một từ dành cho việc này : "phông bạt" (!). Từ mới được cập nhật vào danh sách dài những từ, cụm từ "đầy tính sáng/tối tạo" chỉ có dưới "chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp" như : tự xử, sao kê, trùm cuối, giải cứu, ngạo nghễ, vỡ òa, v.v. và v.v.), dàn dựng những video hình ảnh thương tâm trong mùa lũ hoặc cảnh cứu trợ để câu views, lấy tiếng v.v…khiến lòng tin của con người dành cho nhau dưới chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam vốn đã bị lung lay rất nhiều, càng thêm đổ vỡ. Mà một khi lòng tin vào nhà nước, lòng tin vào con người bị mất đi cũng sẽ góp phần cản trở thêm cho công cuộc cứu hộ, cứu trợ hay nhiều việc khác.
2. Làm gì để tránh những bi kịch lặp đi lặp lại do những bài học không bao giờ thuộc như từ trước tới nay ?
Năm nào thiên tai bão lũ cũng xảy ra, nhưng dường như những bài học vẫn không được học, là vì những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề vẫn không được sửa chữa, thay đổi, dẫn đến hậu quá vẫn tiếp tục nặng nề, đầy máu và nước mắt, và những cái chết đau thương.
Đó là chưa nói đến chuyện khi cơn bão đi qua, nhiều người lại phải bắt tay vào làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Ở các nước dân chủ phát triển thì dân không phải lo, đã có những chính sách an sinh xã hội lẫn những chương trình giúp đỡ cho vay vốn làm ăn lại, nhưng còn ở Việt Nam, người dân chắc chắn lại phải tự mình xoay sở, vay mượn đâu đó, nợ chồng nợ.
Làm thế nào để tránh những bi kịch lặp đi lặp lại này ?
a) Thay đổi từ gốc, nghiêm trị bằng pháp luật nạn phá rừng, nạo hút cát, bạt núi đồi xây biệt thự, bắt đầu lại từ việc trồng rừng nhưng không phải chỉ trồng thuần một vài loại cây có lợi trước mắt về kinh tế nhưng là rừng nghèo như cây keo, rừng phải đa tầng đa dạng, giàu có về chủng loại thì mới có tác dụng giữ đất.
b) Đầu tư nghiêm túc vào công tác cứu hộ, cả thiết bị và con người.
c) Có những chính sách, kế hoạch phòng ngừa thiên tai lâu dài, và chuẩn bị đầy đủ cho người dân.
d) Chấp nhận sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, thiện nguyện.
d) Thay đổi tư duy, nếp nghĩ, lối sống.
Với quan chức đó là tư duy, suy nghĩ đặt nhân dân, con người lên trên hết, đặt lợi ích lâu dài của đất nước, dân tộc lên trên hết, có tầm nhìn xa, không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế trước mắt.
Với người dân (và cả quan chức) đó là tôn trọng thiên nhiên, sống hài hòa, cân bằng với thiên nhiên. Tại các quốc gia dân chủ phát triển con người được học để yêu thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường từ nhỏ. Và tất cả những chính sách này phải được thực hiện hàng ngày, ở khắp mọi nơi từ trường học, nơi làm việc, cơ quan chính phủ cho tới ngoài đường phố. Ở đây là thay đổi cả một lối sống, triết lý sống, sống giản dị, biết đủ, sống cân bằng, hài hòa với thiên nhiên môi trường chung quanh, sống vì người khác, thay vì chạy theo những cái bề ngoài trong đó có chuyện nhà to, biệt thự biệt phủ, đồ gỗ sang trọng, sống vị kỷ, chỉ biết có mình…
Chỉ có điều, tất cả những điều này sẽ rất khó thay đổi trong một thể chế độc đảng độc tài, nơi quyền lực không được kiểm soát và nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn, với lối sống chạy theo vật chất, không quan tâm đến đất nước-ngôi nhà chung đã trở thành phổ biến từ quan đến dân như ở Việt Nam.
Thiên tai là điều mà không có một quốc gia nào, một khu vực nào trên trái đất này có thể tránh khỏi. Nhưng ở những quốc gia nghèo, lại có một thể chế độc tài và tham nhũng, thiên tai thường gây ra hậu quả nặng nề hơn, nhất là về sinh mạng con người, vì đi kèm với nhân họa.
Ngập lụt ở miền Bắc, Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc ngưng xả lũ - Ảnh minh họa Ngập lụt ở thị trấn An Châu (Sơn Động)
Chẳng hạn như ở Việt Nam, qua vụ bão lũ Yagi, số người chết và mất tích lên đến hơn 330 người cùng với những thiệt hại nặng nề về kinh tế vì nhiều lý do :
a) Nạn phá rừng - nhất là rừng phòng hộ, nạn nạo hút cát ở các con sông (đã có những người đặt ra câu hỏi về vụ sập cầu Phong Châu, phải chăng là do hút cát quá nhiều ở lòng sông gần khu vực cầu, làm xói mòn xung quanh trụ cầu nên khi lũ mạnh hơn là cầu bị sập ?), nạn xậy đập thủy điện bừa bãi đến khi buộc phải xả lũ khiến lũ chồng lũ, việc bạt núi, đồi để làm đường, xây dựng các công trình hay biệt thự, biệt phủ… dễ dẫn đến sạt lở v.v… Tất cả những điều này đã được nhiều nhà báo, blogger vạch ra trên báo chí truyền thông chính thống lẫn mạng xã hội những ngày qua.
b) Sự yếu kém trong công tác phòng chống bão, lũ từ xa : Bão lụt là chuyện xảy ra khá thường xuyên ở Việt Nam, tất nhiên không phải bao giờ cũng có một cơn bão mạnh kinh hoàng như bão Yagi. Thế nhưng, công tác chuẩn bị cho người dân cũng như phòng ngừa bão lũ ở Việt Nam qua bao nhiêu năm vẫn rất yếu kém. Từ những chuyện nhỏ nhặt như tổ chức thường xuyên các lớp học dạy bơi cho trẻ em và cả người lớn ở vùng gần sông, biển, dạy các biện pháp cứu hộ, hướng dẫn, thực hành các kỹ năng sinh tồn, cứu giúp nhau nếu gặp bão - khi xảy ra chuyện mới thấy kỹ năng sinh tồn của đa số người Việt rất kém ; ở nông thôn, vùng sâu vùng xa xây những ngôi nhà cao chắc chắn cho dân tạm trú khi có bão lụt… Cho đến đầu tư vào việc mua đầy đủ phương tiện, thiết bị cứu hộ thay vì đổ tiền vào xây cổng chào, tượng đài nghìn tỷ ; huấn luyện đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp được trang bị, quần áo bảo hộ đầy đủ chứ không chỉ trông cậy vào bên quân đội dù có sức khỏe nhưng chưa chắc đã thực sự chuyên nghiệp, chưa kể như nhiều thông tin, hình ảnh cho thấy bộ đội cũng chỉ có những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, thuổng...
Chúng ta cũng chứng kiến ở một vài vùng có sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương khi có những nơi mưa to kéo dài tới mấy ngày mà không cảnh báo cho dân và không buộc dân phải di tản khỏi ven bờ suối, sông…
c) Những yếu kém trong công tác cứu hộ, cứu trợ : nạn độc quyền cứu trợ. Nhà cầm quyền Việt Nam không muốn có sự tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội dân sự vì lo ngại ảnh hưởng của các tổ chức này, ngay cả các cá nhân là nghệ sĩ, người của công chúng đi làm từ thiện cũng vậy. Các năm trước từ một vài vụ scandal làm từ thiện không minh bạch của một vài người nổi tiếng, báo chí chính thống và dư luận nhân đó "đập" te tua những người này khiến năm nay khi bão xảy ra, chả nghệ sĩ, doanh nhân nào dám đứng ra tổ chức quyên góp. Cuối cùng tiền đổ vào tổ chức Mặt trận Tổ Quốc đúng như ý muốn của nhà cầm quyền. Báo chí trong nước cho hay cho đến ngày 17/9 số tiền mà Mặt trận Tổ quốc nhận được là 1.236 tỉ đồng, tương đương khoảng 50 triệu đô la Mỹ, do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quyên góp. Lần này Mặt trận Tổ quốc đã tiến hành sao kê hàng chục ngàn trang giao dịch nhận tiền cứu trợ, một hành động đáng khích lệ, tuy nhiên, cần tiếp tục công khai số tiền đã và sẽ được chuyển đi đâu, sử dụng như thế nào, và cần phải có các tổ chức kiểm tra/kiểm toán độc lập.
Nhưng ngay cả như vậy thì vẫn không thể dành độc quyền việc cứu trợ cho một tổ chức, khi tai họa xảy ra sẽ không thể bao quát nổi mọi thứ. Ở các nước và ngay ở miền Nam trước kia dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, các tổ chức xã hội dân sự của thường dân cho tới Phật giáo, Công giáo, Hòa hảo, Cao đài… phát triển rất mạnh và thường làm rất tốt các công việc thiện nguyện. Việc không chấp nhận sự tồn tại của các tổ chức xã hội dân sự, thiện nguyện là một sự thiệt thòi lớn khi có thiên tai.
d) Tư duy, thái độ của quan chức và một bộ phận người dân đối với vấn đề thiên nhiên-môi trường góp phần làm cho tai họa thêm nghiêm trọng :
Đó là sự tham lam vô hạn độ của quan chức và đại gia, thói phô trương khoe mẽ có phần "trọc phú" khi đua nhau xây những ngôi biệt thự, biệt phủ "khủng" bằng gỗ hoặc nội thất toàn bằng gỗ loại hiếm, quý ; thậm chí ngay cả cái Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh sử dụng rất nhiều hạng mục bằng gỗ, đặc biệt hàng ghế ngồi bằng gỗ Đồng Kỵ chạm trổ cầu kỳ từng tạo nên dư luận khen chê trái chiều ; hay những bộ bàn ghế xa hoa bằng gỗ nguyên tấm của các quan chức, kể cả các sư thầy… được mạng xã hội đưa lên. Tất cả góp phần vào nạn "chảy máu rừng" với tốc độ kinh hoàng ở Việt Nam, so với các nước láng giềng.
Đó là thái độ tuy có tấm lòng nhưng thiếu tính chuyên nghiệp, đua nhau theo phong trào nên kém hiệu quả và nhiều khi gây lãng phí. Trên mạng cũng đưa lên những hình ảnh từng làng xã đua nhau gói bánh chưng, bánh tét gửi tới vùng bị bão lũ, vừa nặng mà khi đến tận tay người dân thì đã bị hư thiu, rồi thừa ra, giống như trước kia cứ hễ lũ lụt là lại từng thùng mì gói ùn ùn gửi tới, người dân cũng phát ngán. Nhiều người cũng đã góp ý mỗi vùng mỗi tỉnh bị thiên tai có thể có những nhu cầu khác nhau, địa phương cần phải có những tổ chức đứng ra kê khai xem dân thực sự cần gì. Mà đó chỉ mới là trước mắt, còn kế hoạch lâu dài hậu bão lũ, người dân lại cần có những thứ khác nữa khi bắt tay xậy dựng, tái thiết lại mọi thứ.
Đó là những suy nghĩ đã hằn trong não từ quan chức, chính quyền cho đến người dân : cứ mỗi khi có chuyện thiên tai bão lụt là lại thấy nhà nước kêu gọi người dân đóng góp, các nghệ sĩ đứng ra quyên góp, bỏ tiền, rồi cùng nhau lao vào làm công việc cứu trợ. Dân giúp nhau là điều đáng quý, nhưng trên hết, đó phải là trách nhiệm của chính quyền. Người dân đóng thuế nuôi chính quyền để chính quyền làm việc cho dân chứ không phải cái gì cũng bắt dân phải lo, ngược lại khi dân nhận được món quà đóng góp (từ chính tiền của dân) thì lại cho là "ơn đảng, ơn chính phủ".
Đó là những thói xấu làm hoen ố bức tranh tình người mà đồng bào dành cho nhau trong thiên tai : cho tiền ít nhưng nói vống thành nhiều, làm màu (người Việt mới có thêm một từ dành cho việc này : "phông bạt" (!). Từ mới được cập nhật vào danh sách dài những từ, cụm từ "đầy tính sáng/tối tạo" chỉ có dưới "chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp" như : tự xử, sao kê, trùm cuối, giải cứu, ngạo nghễ, vỡ òa, v.v. và v.v.), dàn dựng những video hình ảnh thương tâm trong mùa lũ hoặc cảnh cứu trợ để câu views, lấy tiếng v.v…khiến lòng tin của con người dành cho nhau dưới chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam vốn đã bị lung lay rất nhiều, càng thêm đổ vỡ. Mà một khi lòng tin vào nhà nước, lòng tin vào con người bị mất đi cũng sẽ góp phần cản trở thêm cho công cuộc cứu hộ, cứu trợ hay nhiều việc khác.
Làm tốt công tác phát triển trồng rừng thay thế và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần phòng chống lũ quét và sạt lở đất. Ảnh minh họa Yên Bái
2. Làm gì để tránh những bi kịch lặp đi lặp lại do những bài học không bao giờ thuộc như từ trước tới nay ?
Năm nào thiên tai bão lũ cũng xảy ra, nhưng dường như những bài học vẫn không được học, là vì những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề vẫn không được sửa chữa, thay đổi, dẫn đến hậu quá vẫn tiếp tục nặng nề, đầy máu và nước mắt, và những cái chết đau thương.
Đó là chưa nói đến chuyện khi cơn bão đi qua, nhiều người lại phải bắt tay vào làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng. Ở các nước dân chủ phát triển thì dân không phải lo, đã có những chính sách an sinh xã hội lẫn những chương trình giúp đỡ cho vay vốn làm ăn lại, nhưng còn ở Việt Nam, người dân chắc chắn lại phải tự mình xoay sở, vay mượn đâu đó, nợ chồng nợ.
Làm thế nào để tránh những bi kịch lặp đi lặp lại này ?
a) Thay đổi từ gốc, nghiêm trị bằng pháp luật nạn phá rừng, nạo hút cát, bạt núi đồi xây biệt thự, bắt đầu lại từ việc trồng rừng nhưng không phải chỉ trồng thuần một vài loại cây có lợi trước mắt về kinh tế nhưng là rừng nghèo như cây keo, rừng phải đa tầng đa dạng, giàu có về chủng loại thì mới có tác dụng giữ đất.
b) Đầu tư nghiêm túc vào công tác cứu hộ, cả thiết bị và con người.
c) Có những chính sách, kế hoạch phòng ngừa thiên tai lâu dài, và chuẩn bị đầy đủ cho người dân.
d) Chấp nhận sự ra đời và phát triển của các tổ chức xã hội dân sự, thiện nguyện.
d) Thay đổi tư duy, nếp nghĩ, lối sống.
Với quan chức đó là tư duy, suy nghĩ đặt nhân dân, con người lên trên hết, đặt lợi ích lâu dài của đất nước, dân tộc lên trên hết, có tầm nhìn xa, không đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế trước mắt.
Với người dân (và cả quan chức) đó là tôn trọng thiên nhiên, sống hài hòa, cân bằng với thiên nhiên. Tại các quốc gia dân chủ phát triển con người được học để yêu thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường từ nhỏ. Và tất cả những chính sách này phải được thực hiện hàng ngày, ở khắp mọi nơi từ trường học, nơi làm việc, cơ quan chính phủ cho tới ngoài đường phố. Ở đây là thay đổi cả một lối sống, triết lý sống, sống giản dị, biết đủ, sống cân bằng, hài hòa với thiên nhiên môi trường chung quanh, sống vì người khác, thay vì chạy theo những cái bề ngoài trong đó có chuyện nhà to, biệt thự biệt phủ, đồ gỗ sang trọng, sống vị kỷ, chỉ biết có mình…
Chỉ có điều, tất cả những điều này sẽ rất khó thay đổi trong một thể chế độc đảng độc tài, nơi quyền lực không được kiểm soát và nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn, với lối sống chạy theo vật chất, không quan tâm đến đất nước-ngôi nhà chung đã trở thành phổ biến từ quan đến dân như ở Việt Nam.
Song Chi
Nguồn : RFA, 18/09/2024