VN nhiều khả năng tiếp tục xuất khẩu ‘vượt trội’ các nước Đông Nam Á khác (VOA Tiếng Việt)

Xuất khẩu của Việt Nam dự đoán trong năm 2020 sẽ tiếp tục tăng, vì là nước hưởng lợi tư thương chiến Mĩ - Trung. Nhưng một tỉ lệ lớn trong khối hàng xuất khẩu đó chỉ là hàng Trung Quốc mang nhãn " Made in China ".

Nếu chính quyền Việt Nam không kiểm soát được hành vi tuồn hàng từ Trung Quốc để tránh thuế, thì việc xuất khẩu tăng không những không có lợi mà còn khiến Việt Nam vào tầm ngắm của Mĩ do thâm hụt thương mại cho phía Mĩ tăng cao.

Hoạt động xếp dỡ container tại cảng quốc tế Hải terminal of a port in Hai Phong, Vietnam, Aug. 12, 2019.

Các kinh tế gia thuộc tập đoàn ngân hàng đầu tư Maybank Kim Eng có trụ sở ở Malaysia dự báo rằng xuất khẩu của Việt Nam sẽ “vượt trội” so với phần còn lại của Đông Nam Á vào năm 2020, ngay cả khi đà giảm xuất khẩu trong khu vực này có thể sẽ chạm đáy.

Thông tin trên được nêu ra trong một bản tin hôm 2/1 của báo Singapore The Business Times.

Bài báo viết rằng trong khi mục tiêu tăng trưởng hàng năm của Việt Nam được đặt ra là sẽ giảm còn 6,6% trong các năm 2020 và 2021, thấp hơn mức ước tính là 7%trong năm 2019, các nhà kinh tế Linda Liu và Chua Hak Bin cho biết trong một báo cáo gần đây rằng triển vọng tăng trưởng của Việt Nam “vẫn tích cực”.

Xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng, có thể do quan hệ thương mại được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và sự phát triển của thị trường công nghệ toàn cầu. Điều này “sẽ mang lại lợi ích cho ngành chế tạo nhắm đến xuất khẩu và các dịch vụ liên quan đến thương mại của Việt Nam”, báo cáo của hai nhà kinh tế cho hay, vẫn theo bài báo của The Business Times.

“Ngành chế tạo và xuất khẩu có nhiều khả năng sẽ trở nên tốt hơn khi hoạt động chế tạo được duy trì (ở khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài) chuyển thành sản lượng thực tế, cùng lúc, tăng trưởng ở khu vực phục hồi làm cho cầu bùng nổ trở lại”, hai nhà kinh tế viết thêm trong báo cáo, lưu ý rằng các con số về ngoại thương của Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn trong tháng 12, mang lại thặng dư thương mại cả năm đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ đô la.

Bên cạnh những đóng góp từ các nhà máy, hai nhà phân tích nêu trên chỉ ra rằng “cầu nội địa ở mức cao và các hoạt động xây dựng có tiềm năng sẽ tăng vọt do đầu tư công cao hơn” chính là động lực ở trong nước cho tăng trưởng.

Việt Nam trong 3 tháng cuối năm 2019 chứng kiến lĩnh vực dịch vụ mở rộng với tốc độ nhanh hơn, tăng 8,1%, với doanh số bán lẻ tăng so với quý trước trong bối cảnh tiêu dùng nội địa cao hơn, cũng như nhờ vào sự phục hồi về lượng khách du lịch với số du khách đến từ Trung Quốc đã tăng lên, bài báo của The Business Times cho hay.