Có “quốc thể” đâu mà nhục? (Thạch Đạt Lang)

Điều chúng ta nên cảm thấy nhục nhã, căm phẫn là, hầu hết người dân đã chọn sự im lặng hoặc lên tiếng chưa đủ chỉ vì hèn nhát hoặc vì thờ ơ, để cho những kẻ bất tài, gian dối, tham lam vô độ, tiếp tục lãnh đạo, đưa đất nước tới bờ vực thẳm, lệ thuộc vào ngoại bang trong nay mai.(Thạch Đạt Lang)

Báo Tiếng Dân ngày 24.09.2019 có đăng một bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Tường với tựa đề “Nhục Quốc Thể” nói về chuyện đoàn ngoại giao do “Chủ tịch áo dài” Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu thăm Nam Hàn 4 ngày trong tháng 12 năm 2018, trong đó có 9 người đã trốn ở lại, mục đích tất nhiên chỉ để thoát khỏi “thiên đường XHCN” dù việc việc di cư này là bất hợp pháp.

Bài viết của ông Tường căn cứ vào thông tin từ báo chí Nam Hàn. Ông Tường cho rằng, tin tức từ truyền thông Nam Hàn về sự kiện này là nhục nhã và đáng căm phẫn.

Theo nhận định của ông Tường, không có quan chức nào của chính quyền CSVN chấp nhận việc sống chui nhủi, đi làm trốn thuế với những công việc thấp hèn hoặc tạm bợ bởi giai cấp cán bộ, đảng viên CS trong chế độ CSVN hiện nay là thành phần ăn trên, ngồi trước, là thành phần được tham dự một chuyến công du bằng phi cơ riêng, thuê của Vietnam Airlines.

Sự việc xảy ra đã hơn 10 tháng, đến nay mới vỡ lở. Dù 1 trong 9 người trốn ở lại đã ra đầu thú và xin về nước từ đầu năm nay, nhưng mãi tới bây giờ thông tin mới lộ ra ở Nam Hàn và báo chí nước này đưa tin. Chính phủ Nam Hàn sau đó bắt thêm được một người nữa và hiện đang làm thủ tục trục xuất.

Bài báo của thongtinhanquoc.com cho biết, đoàn của bà chủ tịch áo dài Nguyễn Thị Kim Ngân có tất cả 162 người gồm 20 bộ và thứ trưởng cao cấp (thứ trưởng, bộ trưởng mà không cao cấp thì còn ai cao cấp nữa?). Như vậy khi làm thủ tục xuất cảnh khỏi Nam Hàn, đoàn thiếu mất 9 người, chỉ còn lại 153.

Nghĩ cũng lạ, một phái đoàn ngoại giao do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu, đi bao nhiêu không biết, về bao nhiêu không hay. 9 người chứ có phải 9 con ruồi, con kiến đâu mà không thấy ai báo cáo, báo chồn gì cho đến 10 tháng sau, báo chí, truyền thông và người dân trong nước mới biết chuyện nhờ báo chí nước ngoài đưa tin!

Tuy nhiên, sự kiện này thật ra chẳng có gì quan trọng để ông Tường phải căm phẫn hay cảm thấy nhục nhã cho quốc thể.

Đối với những người CSVN, quốc thể chỉ là chuyện tầm phào, nói cho có, sự tồn tại “thiên niên trường trị” của đảng CS, cũng như địa vị lãnh đạo, chức tước của họ trong đảng, trong chính quyền mới là chuyện lớn, đáng quan tâm, rất quan trọng và rất ư … quan ngại.

Nếu người cộng sản VN coi trọng quốc thể – biết nhục nhã, có lòng tự trọng khi thể diện đất nước hay cá nhân – trong cương vị lãnh đạo sợ bị chỉ trích, phê bình, thì đã không có quá nhiều chuyện tai tiếng, từ lúc Hồ Chí Minh còn ở đỉnh cao quyền lực gây ra trước đây, cho đến các lãnh đạo cao cấp đã gây ra, kéo dài đến ngày hôm nay. Đơn cử một vài thí dụ:


2. Trong thập niên 90, đại sứ Lê Văn Bàng của nước CHXHCN Việt Nam tại Liên Hiệp quốc bị bắt ở Mỹ vì tội trộm sò ở khu vực cấm Hog Creek, quận East Hampton, New York. Có lẽ Đại sứ Bàng không biết luật lệ ở Mỹ nên đi mò sò rồi bị bắt, nhưng khi bị cảnh sát phát hiện, ông Bàng giả vờ không biết tiếng Anh. Khi cảnh sát lập biên bản, do sợ bị bắt giữ, ra tòa, sẽ lớn chuyện, nên ông Bàng xuất trình giấy tờ chứng minh là viên chức ngoại giao và xin đặc quyền miễn trừ ngoại giao.

 
4. Vũ Kiều Trinh con gái của Vũ Văn Hiến, Tổng giám đốc đài Truyền hình Việt Nam, năm 2001 đã vào siêu thị ở Thụy Điển ăn cắp và bị bắt. Tòa đại sứ Việt Nam ở Thụy Điển phải can thiệp, làm giấy chứng nhận cho Kiều Trinh giả vờ bị tâm thần, nên cảnh sát Thụy Điển chỉ giam vài ngày rồi thả.

Nhưng chứng nào tật nấy, năm 2006, khi qua Anh làm việc, Kiều Trinh lại ngứa tay chôm chiếc máy ảnh digital ở một cửa hàng và bị bắt. Một lần nữa giấy chứng nhận tâm thần lại là bùa hộ mệnh cho Kiều Trinh.


Đây là hành động nhục nhã của đảng CSVN mà bà Kim Ngân là người đại diện, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, hành động đó đã làm nhục quốc thể và đáng khinh bỉ, lên án hơn nhiều so với việc 9 người trong đoàn người ngoại giao qua Nam Hàn đã bỏ trốn.

Hơn nữa, người dân trong nước có câu: “Cái cột đèn nếu biết đi cũng bỏ nước ra đi“. Chín người kia, cũng như nhiều người khác, hễ có điều kiện, phương tiện, tiền bạc, cho dù là đảng viên, đại biểu Quốc hội, có chức tước, địa vị ở Việt Nam cũng đều tìm cách thoát thân.

Một số đại biểu Quốc hội đã bỏ tiền ra mua quốc tịch nước ngoài, có người trót lọt, nhưng có người đã bị phát hiện như cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường, có quốc tịch nước Cộng hòa Malta, một đảo quốc nhỏ bé, có dân số chưa tới nửa triệu. Vụ việc bị phát hiện, bà Hường đã bị bác tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14.

Hay như bà Đặng Thị Hoàng Yến, cựu đại biểu Quốc hội khóa 13, cũng đã nhập quốc tịch Mỹ với tên mới là Maya Dangelas, hiện đang kiện cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nên việc trốn ở lại Nam Hàn của 9 người trong đoàn ngoại giao của bà Kim Ngân chẳng có gì đáng coi là điều nhục nhã, căm phẫn so với những nỗi nhục mà các quan chức lãnh đạo đất nước đã từng gây ra.

Điều chúng ta nên cảm thấy nhục nhã, căm phẫn là, hầu hết người dân đã chọn sự im lặng hoặc lên tiếng chưa đủ chỉ vì hèn nhát hoặc vì thờ ơ, để cho những kẻ bất tài, gian dối, tham lam vô độ, tiếp tục lãnh đạo, đưa đất nước tới bờ vực thẳm, lệ thuộc vào ngoại bang trong nay mai.

Chúng ta gọi đó là nhục quốc thể, nhưng với những người CSVN, họ không có quốc thể, họ chỉ có “đảng thể”.

25/9/2019