“Bí kíp” để trở thành đảng viên cộng sản cao cấp là gì? (Trung Nguyễn)
Cũng trong buổi hội thảo này, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Kinh
tế Trung ương, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, đã tiết lộ “bí kíp” của một
đảng viên Cộng sản cao cấp phải có để “giữ vững sự lãnh đạo của đảng”,
đó là … “mặt dày tim đen”. Ông Vinh nói: “Tôi nói như trên chắc là nhiều người nghĩ tới
chuyện năm 2013, trên mạng xã hội đề cập vấn đề cả gia đình tôi làm quan
và vừa rồi là gian lận thi cử. Nhưng việc đó không sao, là lãnh đạo tỉnh thì tôi phải đối mặt với thực tế, vượt qua nó”. (Trung Nguyễn)
Sáng 25/9 vừa qua, lại thêm một cái gọi là “hội thảo khoa học” được
Tạp chí Cộng sản tổ chức. Chủ đề lần này vẫn dài dòng và đầy tính …
truyền thống: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới – những vấn đề lý luận và thực tiễn“.
Hình như hội thảo nào do đảng Cộng sản tổ chức là luôn có những câu như
“thực trạng và giải pháp”, hay “lý luận và thực tiễn”?
Bế tắc hoàn toàn về lý luận
Điều lạ lùng là đến giờ này, sau 74 năm cầm quyền, đảng cầm quyền vẫn
loay hoay không biết làm cách nào để tổ chức bầu cử nhằm đưa nhân tài
lên lãnh đạo và quản trị quốc gia. Các nhà lý luận cộng sản bây giờ mới
đòi được “công khai” danh sách những người được “quy hoạch” vào Trung
ương Đảng nhiệm kỳ sau.
Không hiểu đã được “quy hoạch” rồi thì còn cần đến bầu cử để làm gì?
Tại sao lại phải tổ chức bầu cử hết sức tốn kém tiền thuế của dân?
Rõ ràng là Trung ương đảng Cộng sản nhiệm kỳ trước “đẻ” ra Trung ương
đảng nhiệm kỳ sau và cứ thế. Và nhiệm kỳ sau đương nhiên là những người
có “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ” với những người ở nhiệm kỳ trước.
Tức là, đảng viên cộng sản cấp thấp và dân thường không cộng sản
không hề có bất kỳ trọng lượng gì trong việc lựa chọn những người lãnh
đạo đất nước. Điều này vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng về quyền làm chủ
của nhân dân. Thế nhưng, cái Hiến pháp này do Quốc hội ban hành mà không
hề có ông bà đại biểu quốc hội nào dám lên tiếng công khai về sự vi
phạm Hiến pháp của giới lãnh đạo cộng sản.
Hiến pháp đã quy định rõ các nguyên tắc bầu cử phổ quát
Trở lại với việc bầu cử, từ lâu, các đảng phái ở các quốc gia trên
thế giới đã biết cách thiết lập các nguyên tắc bầu cử, ứng cử trong nội
bộ đảng và ở tầm quốc gia như thế nào. Các nguyên tắc bầu cử, ứng cử
trên thế giới cũng được minh định rõ trong điều 7, khoản 1, Hiến pháp
Việt Nam, đó là “phổ thông”, “bình đẳng”, “trực tiếp” và “bỏ phiếu kín”.
Vấn đề là giới lãnh đạo cộng sản không muốn áp dụng những nguyên tắc
này chứ không phải họ không biết cách tổ chức bầu cử như thế nào.
Trong Hiến pháp hoàn toàn không có điều khoản nào cho phép đảng cầm
quyền đi “quy hoạch”, “cơ cấu” trước thành phần các đại biểu Quốc hội,
áp đặt ý chí của giới cầm quyền lên trên nguyện vọng của nhân dân. Hiến
pháp Việt Nam chỉ được viết ra để làm kiểng chứ đảng Cộng sản cầm quyền
không hề có ý định áp dụng Hiến pháp do chính họ lập ra.
Ông “Phó giáo sư, Tiến sĩ” Lê Minh Thông, Trợ lý của Chủ tịch Quốc
hội, [tôi phải đặt chữ “Phó giáo sư, Tiến sĩ” trong ngoặc kép vì tôi
không tin vào những thứ chức danh lòe loẹt đó của chế độ Xạo Hết Chỗ
Nói], đã nói rằng: “Làm thế nào để chọn được người đủ tâm, đủ tầm,
đủ độ tin cậy để thực hiện cầm quyền của Đảng trong bộ máy thực thi
quyền lực của nhân dân?” Chỉ riêng câu hỏi này đã thấy “nhân dân”
chỉ là “giai cấp bị trị” của “giai cấp thống trị” là đảng Cộng sản. Và
cũng chỉ riêng câu hỏi này đã thấy được sự bế tắc đến cùng cực trong vấn
đề lý luận ứng cử, bầu cử của đảng Cộng sản.
“Dân làm chủ” hay “đảng lãnh đạo”?
Rõ ràng trên đời này không bao giờ có một cuộc bầu cử nào có thể thỏa
mãn hai mục tiêu trái ngược nhau là “dân làm chủ” và “đảng [Cộng sản]
lãnh đạo” muôn năm. Nếu dân là chủ thì dân có quyền bầu các đảng phái,
cá nhân không cộng sản vào Quốc hội. Còn nếu đảng Cộng sản đòi lãnh đạo
“quang vinh muôn năm” thì dân không có việc gì phải đi bầu vì đảng Cộng
sản đương nhiên thắng cử.
Hai mục tiêu này chỉ có thể đúng khi đảng Cộng sản thắng cử qua một
cuộc bầu cử tự do, công bằng, đa đảng, và việc thắng cử này chỉ có nhiệm
kỳ chứ không phải “muôn năm”. Nếu muốn cầm quyền tiếp ở nhiệm kỳ sau
thì đảng Cộng sản phải làm tốt để được dân bầu lại.
Không được bỏ phiếu bằng tay thì dân bỏ phiếu bằng chân
Tìm ra những người tài năng và đưa lên nắm quyền là nhiệm vụ quan
trọng nhất của bất kì đảng phái chính trị nào. Đảng Cộng sản bế tắc
trong việc tìm người tài đã 74 năm nay thì chỉ có con đường đi đến diệt
vong vì người bất tài, vô đạo đức nắm quyền, sẽ đưa đảng Cộng sản đến
chỗ lụn bại, tiêu vong.
Minh chứng là, ngay trong đoàn đại biểu Quốc hội do bà Nguyễn Thị Kim
Ngân đứng đầu đi công tác ở Hàn Quốc hồi tháng 12/2018, đã có 9 người
trốn ở lại. Được “đi nhờ”
chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội, chắc chắn đó phải là những người thuộc
dạng có tiền và có quan hệ. Vậy mà 9 người đó vẫn muốn trốn ở lại Hàn
Quốc.
Tức là ngay cả giới thượng lưu đang có quan hệ tốt với quan chức của
chế độ cũng tìm cách bỏ nước ra đi bằng mọi cách. Đó là câu trả lời, là
cuộc “bỏ phiếu bằng chân” của dân để trả lời cho lời tuyên truyền về sự
lãnh đạo “sáng suốt và tài tình” của đảng Cộng sản. Người dân đâu còn bị
lừa bởi các cuộc bầu cử do đảng Cộng sản tổ chức nữa, và họ lựa chọn
được sinh sống dưới sự quản trị minh bạch của các đảng chính trị ở các
quốc gia dân chủ.
Cũng liên quan đến Hàn Quốc, chính ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã phải thừa nhận: “Cách
đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương
đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thấy Hàn Quốc hiện có khoảng
90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc.
Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản
lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng”.
Cần lưu ý, Hàn Quốc là một quốc gia dân chủ đa đảng và là đối thủ với
Bắc Hàn theo chủ nghĩa Cộng sản độc đảng toàn trị. Mức sống và quyền tự
do cá nhân ở hai quốc gia cùng một dân tộc Triều Tiên như thế nào thì
ai cũng thấy, kể cả giới lý luận cộng sản. Vậy mà đến giờ này giới lãnh
đạo Cộng sản Việt Nam vẫn “mũ ni che tai”, đàn áp những tiếng nói phản
biện và các đảng đối lập để giữ đặc quyền, đặc lợi cho mình.
“Bí quyết” để làm một người cộng sản cao cấp: mặt dày tim đen
Cũng trong buổi hội thảo này, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Kinh
tế Trung ương, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, đã tiết lộ “bí kíp” của một
đảng viên Cộng sản cao cấp phải có để “giữ vững sự lãnh đạo của đảng”,
đó là … “mặt dày tim đen”.
Ông Vinh nói: “Tôi nói như trên chắc là nhiều người nghĩ tới
chuyện năm 2013, trên mạng xã hội đề cập vấn đề cả gia đình tôi làm quan
và vừa rồi là gian lận thi cử. Nhưng việc đó không sao, là lãnh đạo tỉnh thì tôi phải đối mặt với thực tế, vượt qua nó”.
Vậy thôi, dân chửi cứ chửi, dân kiện cứ kiện, các ông bà lãnh đạo
cộng sản vẫn trơ trơ mặt dày ra để dạy đạo đức cho dân và tiếp tục nắm
quyền, như tấm gương điển hình Triệu Tài Vinh.
26/9/2019