Lãnh đạo Hong Kong muốn đối thoại...(VOA)

Các chính quyền độc tài đều xem thường người dân và luôn dùng bạo lực thay cho đối thoại. Họ chỉ 'đối thoại' khi cùng đường và nhất là khi các biện pháp đàn áp hết tác dụng. Trong 5 điều kiện mà người dân Hong Kong đưa ra cho chính quyền Hong Kong thì 'khó xơi' nhất là yêu cầu thứ 5: Cải cách chính trị để người dân Hong Kong có quyền ứng cử và bầu cử ra những người lãnh đạo cho mình thay vì bị Bắc Kinh chỉ định. Có lẽ mô hình 'một quốc gia hai chế độ' đã chết và tình cảm của người dân Hong Kong với Bắc Kinh khó phục hồi sau gần 3 tháng biểu tình với bạo lực tối đa từ phía cảnh sát.  

Lãnh đạo Hong Kong muốn đối thoại, tìm lối thoát cho khủng hoảng chính trị

Hôm 20/8, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam cho biết bà hy vọng cuộc biểu tình ôn hòa chống chính phủ cuối tuần vừa rồi sẽ là một khởi đầu cho những nỗ lực nhằm khôi phục sự bình yên, theo Reuters. Bà Lam nói thêm rằng các cuộc đối thoi với những người biểu tình phi bạo lực sẽ giúp tìm lối thoát cho thành phố.

“Tôi hy vọng rằng đây sẽ là khởi đầu để xã hội trở về với sự hòa bình và tránh xa bạo lực,” bà Lam nói.

“Chúng tôi sẽ ngay lập tức bắt đầu công việc để thiết lập một nền tảng cho đối thoại. Cuộc đối thoại này, tôi hy vọng, sẽ dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và tìm ra lối thoát cho tình hình hiện nay của Hong Kong,” bà Lam nói thêm.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Anh cho biết họ vô cùng lo ngại về các nguồn tin nói rằng một nhân viên ngoại giao phụ trách các vấn đề Hong Kong đã bị giam giữ tại Trung Quốc đại lục, theo Reuters. Tuy nhiên, bộ này không nói rõ vụ bắt giam nhà ngoại giao Anh có bất kỳ mối liên hệ nào với các cuộc biểu tình ở Hong Kong hay không.

Hôm 20/8, bà Lam nói với các phóng viên rằng lực lượng cảnh sát Hong Kong sẽ điều tra nội bộ liên quan đến 174 vụ khiếu kiện về việc lực lượng cảnh sát bạo quyền, bao gồm cả việc cảnh sát dùng hơi cay và đạn cao su bắn vào người biểu tình.

Ngoài việc yêu cầu bà Lam từ chức, người biểu tình còn có năm yêu cầu khác như: rút bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, ngưng xem cuộc biểu tình là “bạo loạn,” hủy bỏ cáo buộc đối với những người biểu tình bị bắt, tiến hành một cuộc điều tra độc lập và nối lại cải cách chính trị.

Gần đây, Cảnh sát Hong Kong bị chỉ trích vì sử dụng các chiến thuật ngày càng hung hăng để phá vỡ các cuộc biểu tình, dù cuộc biểu tình hôm 18/8 ít có cảnh sát hơn và không có vụ bắt giữ nào. Tính từ tháng 6 đến nay đã có hơn 700 người đã bị bắt giữ khi tham gia biểu tình.