Trung Quốc khát USD để trả nợ nước ngoài? (Nhịp Cầu Đầu Tư)

Trung Quốc không phải nợ nước ngoài 3.000 tỉ USD mà là 30.000 tỉ USD. Mỗi năm Trung Quốc phải trả lãi gần 1000 tỉ USD. Một phần lớn trong số nợ này ném vào xây dựng cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc và dự án Vành đai và Con đường để tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc và đảm bảo tăng trưởng. Việc vay và cho vay tràn lan này sẽ sớm kết thúc khi thế giới không cho Trung Quốc vay nữa. Sở dĩ các quĩ và ngân hàng đầu tư quốc tế chưa công khai đòi nợ và cắt không cho Trung Quốc vay là vì Trung Quốc vỡ nợ sẽ kéo cả thế giới chìm theo vào khủng hoảng. Xin xem thêm 3 bài viết về Trung Quốc của ông Nguyễn Gia Kiểng.

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải đi vay USD nhiều hơn để trả các khoản nợ sắp đáo hạn. 


Nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng, và việc đó trở thành một vấn đề ngày càng lớn - đối với đất nước và, có khả năng, trên thế giới.

Theo một số số liệu chính thức, Trung Quốc cho biết nợ nước ngoài của nước này ở mức 1,9 nghìn tỉ USD. Đối với một nền kinh tế trị giá 13 nghìn tỉ USD, đó không phải là số tiền lớn. Nhưng con số đó nhấn mạnh đáng kể những rủi ro tiềm ẩn.

Nợ ngắn hạn chiếm 62%, điều đó có nghĩa là 1,2 nghìn tỉ USD sẽ đến hạn trả trong năm nay. Và Bloomberg cũng nhận định về sự đáng lo ngại là tốc độ gia tăng: Tổng nợ nước ngoài đã tăng 14% trong năm qua và 35% kể từ đầu năm 2017.

Nợ nước ngoài đã không chuyện vặt nếu xét dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, vốn chỉ đứng ở mức hơn 3 nghìn tỉ USD vào cuối tháng 11, ít thay đổi so với hai năm trước đó. Nợ nước ngoài ngắn hạn tăng lên mức 39% dự trữ ngoại hối trong tháng 9, từ mức 26% trong tháng 3/2016.

Bức tranh thực tế có thể bấp bênh hơn. Nợ nước ngoài của Trung Quốc đã được ước tính vào khoảng 3 nghìn tỷ đến 3,5 nghìn tỉ USD bởi Daiwa Capital Market trong một báo cáo tháng 8, nếu các khoản vay tại các trung tâm tài chính như Hồng Kông, New York và các đảo Caribbean được tính vào số liệu chính thức.

Hoàn cảnh cũng đang không ủng hộ Trung Quốc. Các công ty trên toàn quốc đã vội vã vay bằng USD khi chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Trung Quốc ở mức 3% -5% và đồng Nhân dân tệ dự kiến sẽ tăng mạnh. Vay mượn ở nước ngoài rẻ hơn và thường có một phần thưởng ngẫu nhiên là đồng tiền tăng giá. Bây giờ, chênh lệch lợi suất ngắn hạn chính thức đã giảm xuống gần bằng không và đồng Nhân dân tệ đã mất giá trong hầu hết năm qua. Nợ tái cấp vốn bằng USD đã trở nên khó khăn hơn và rủi ro hơn.

Các chính sách của Bắc Kinh đã khiến khối nợ nước ngoài của Trung Quốc trầm trọng hơn. Để thúc đẩy Sáng kiến Vành đai và Con đường (OBOR), Trung Quốc đã vay USD trên thị trường quốc tế và cho vay trên khắp thế giới cho tất cả mọi thứ từ đường sắt Kenya đến các khu kinh doanh của Pakistan.

Dự trữ ngoại hối ngày một giảm.

Với năm nay và 2020 là năm cao điểm để trả nợ, Trung Quốc phải đối mặt với áp lực trả nợ các khoản vay bằng đồng USD. Để làm điều này, các công ty Trung Quốc sẽ phải rút tiền từ dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương (một triển vọng Bắc Kinh khó có thể cho phép) hoặc mua USD trên thị trường quốc tế. Điều này tạo ra một loạt các vấn đề mới. Hiện chỉ có 617 tỉ Nhân dân tệ (90 tỉ USD) tiền gửi ở nước ngoài có sẵn để mua USD. Nếu Trung Quốc thúc đẩy các công ty đưa nợ trở lại Đại lục, điều này sẽ khiến dòng vốn chảy ra đáng kể và sẽ khiến NDT mất giá hơn nữa so với đồng USD.

Những nhà đầu tư giá lên từ lâu đã lập luận rằng các rủi ro tài chính của Trung Quốc được ngăn chặn do quốc gia này có mức nợ nước ngoài thấp và dự trữ ngoại hối lớn. Điều đó đã thay đổi. Nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng trung bình 70 tỉ USD/quý kể từ đầu năm 2017. Nếu cứ tiếp tục tăng, Bắc Kinh chỉ còn cách là sử dụng dự trữ ngoại hối của mình hoặc để đồng Nhân dân tệ giảm, cả hai đều có rủi ro đi kèm.

Trung Quốc và thế giới cần suy nghĩ rõ ràng về sự phụ thuộc vào nợ USD ngày càng tăng này. Bloomberg cho rằng nếu nước này không thể đi vay để đảo nợ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng và không lường trước được.

Bá Ước