Trung Quốc sau 40 năm Cải cách 'muốn mua hết giám sát hết' (Nguyễn Quang Duy)
Trung Quốc đã phát triển vượt bậc trong thời gian 30 năm qua nhờ đi theo con đường phát triển của các nước tư bản nhưng hoang dã và tàn phá môi trường kinh khủng hơn gấp hàng trăm lần. Mô hình phát triển đó đã hết tầm và sắp phải sụp đổ. Nếu mô hình Trung Quốc thành công thì các nước tư bản trên thế giới là sai lầm từ trước đến nay? Tất nhiên là không có chuyện đó. Phép màu của TQ sắp chấm hết.
Nếu Karl Marx còn sống không biết ông giải thích và đánh giá thế nào về nhà nước cộng sản sau 40 năm Cải cách và Mở cửa.
Vài nét chính dưới đây giúp ta nhận diện nhà nước Trung Quốc ngày nay.
Giàu nhưng đầy rủi ro
Tất
cả con người, nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, kỹ thuật đều thuộc về nhà
nước và đều được tận dụng chuyển thành tài sản tích lũy trong các ngân
hàng nhà nước.
Riêng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tài sản tích
lũy đã nhiều hơn bất cứ ngân khố nào có được trong lịch sử thế giới, dự
trữ ngoại tệ có lúc lên đến 4.000 tỷ Mỹ kim.
Chính quyền địa
phương, công ty và cá nhân bị buộc phải gửi vào 'tứ đại ngân hàng'
thương mại nhà nước, được vay lại theo chiến lược nhà nước đưa ra và
theo những quan hệ về chính trị.
Theo ước tính của S&P Global
Intelligence, vào cuối năm 2017 tổng tài sản bốn ngân hàng thương mại đã
lên tới 13.630 tỷ Mỹ kim.
Ngân hàng quốc tế tham gia thị trường
tài chính đều bị Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn chặn nên rất ít cạnh tranh
lành mạnh trong khu vực tài chính tại Trung Quốc.
Nhu cầu vay mượn
lại cao nên một hệ thống ngân hàng "ngầm" ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ
kim đã hình thành. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi
doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra.
Nhà nước
không kiểm soát được và điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước
và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng "ngầm" này.
Theo
tường trình của S&P Global công bố vào tháng 10/2018, nợ xấu do các
chính quyền địa phương tạo ra đã lên tới ít nhất 5.800 tỷ Mỹ kim.
Hầu
hết các dịch vụ công cộng khác như điện, nước, y tế, giáo dục, giao
thông, cảng, phi trường… mặc dù hoạt động không mang lại hiệu quả, đầy
tham nhũng và phải bù lỗ nhưng vẫn thuộc về nhà nước.
Sau 40 năm, Trung Quốc được Mỹ và thế giới đón nhận
một cách khá cởi mở nhưng cánh cửa nước này vẫn đóng kín, vì nếu mở ra
sẽ phải cải cách, sẽ phải dẫn đến thay đổi thể chế.
Tư bản đông nhất thế giới
Theo tường trình tài sản của hãng Hurun công bố ngày 10/10/2018, Trung Quốc hiện có 795 tỷ phú, trong khi Mỹ chỉ có 535 tỷ phú.
Trong năm 2017, mỗi tuần lễ Trung Quốc có thêm 2 tỷ phú.
Hơn 1.000 người khác có từ trên 2 tỷ Nhân dân tệ (chừng 300 triệu Mỹ kim) đến dưới 1 tỷ Mỹ kim.
Các
nhà tư bản này không chỉ thông đồng, móc ngoặc với các quan chức trong
chính quyền để tìm kiếm đặc quyền và đặc lợi phục vụ lợi ích cá nhân.
Họ là các đảng viên cộng sản gắn bó với chiến lược mà đảng Cộng sản Trung Quốc đang đeo đuổi.
Jack Ma nhà tỷ phú giàu nhất, khi công bố nghỉ hưu vài tháng trước đã bị báo chí tiết lộ là gia nhập đảng từ những năm 1980.
Pony Ma nhà tỷ phú giàu thứ nhì đã từng là đại biểu của thành phố Thâm Quyến và Đại biểu Quốc hội Trung Quốc khóa XII.
Nhậm
Chính Phi, là cha của bà Mạnh Vãn Chu vừa bị tạm giữ tại Canada, từng
là lãnh đạo quân đội và đã được bầu là đại biểu Quân Giải phóng tham dự
Đại hội Đảng Toàn quốc vào năm 1982.
Ông là sáng lập và hiện là tổng giám đốc tập đoàn
Huawei, với doanh thu đạt gần 92 tỷ Mỹ kim, một nửa là từ các dịch vụ
quốc tế.
Ông được biết chỉ giữ 1,42 % cổ phần của Huawei và theo
ước tính tài sản của ông chỉ có 3,2 tỷ Mỹ kim, không nằm trong danh sách
100 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Hurun công bố. Nhiều người không tin
điều này.
Mức độ giàu có của tầng lớp tư bản cộng sản theo các
tường trình kể trên chỉ là mặt nổi của tảng băng chìm đầy tham nhũng và
hoạt động theo chiến lược nhà nước.
Huawei hình mẫu chiến lược
Cuối
thập niên 1980, Bắc Kinh đưa ra chiến lược phát triển viễn thông gồm
nhập cảng thiết bị, liên doanh nhà nước và thúc đẩy nghiên cứu phát
triển.
Nhà nước bảo trợ việc nghiên cứu phát triển, bảo vệ thị trường nội địa và bảo hộ việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Năm
1988, Huawei công bố thành lập với số vốn chừng 5.000 Mỹ kim, khởi đầu
công ty chỉ nhập cảng trang thiết bị viễn thông, nhưng sau 5 năm đã đưa
ra thị trường tổng đài điều khiển bằng điện toán đầu tiên.
Theo Tạp chí Kinh tế Viễn Đông công ty được nhà nước
cho vay 8,5 triệu Mỹ kim, được quân đội trợ giúp nghiên cứu kỹ thuật và
nhận hợp đồng cung cấp mạng viễn thông cho quân đội.
Huawei chiếm
lĩnh thị trường Trung Quốc bằng cách xây dựng liên doanh với các cơ
quan viễn thông nhà nước và chia cổ phần cho giới chức lãnh đạo địa
phương.
Năm 1994, Nhậm Chính Phi gặp Giang Trạch Dân để bàn về vai
trò kỹ nghệ thiết kế tổng đài và sau đó Huawei trở thành công ty cung
cấp cho cả chính phủ lẫn quân đội.
Huawei từng bước mở ra thị
trường ngoại quốc tới những quốc gia đang cần có thiết bị viễn thông và
qua con đường ngoại giao giúp vay mượn hay tạo liên doanh.
Chỉ
riêng năm 2004, Huawei đã sử dụng 10 tỷ Mỹ kim tín dụng của Ngân hàng
Phát triển Trung Quốc và 600 triệu Mỹ kim từ Ngân hàng Xuất Nhập cảng
Trung Quốc để gia tăng ảnh hưởng quốc tế. Các khoản vay sau đó lên tới
30 tỷ Mỹ kim và có thể đã cao hơn.
Huawei còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng Vạn lý Tường lửa và theo dõi người dùng internet khắp Trung Quốc.
Chủ tịch Huawei từ năm 1999 đến nay là bà Tôn Á Phương người thuộc Bộ An ninh Nhà nước, cơ quan tình báo Trung Quốc.
Năm 2007 chính phủ Mỹ giới hạn việc cấp visa vào Mỹ cho Nhậm Chính Phi và nhân viên Huawei.
Tháng
10/2012, Quốc hội Mỹ công bố báo cáo liên quan đến các hoạt động gián
điệp của Huawei đe dọa đến an ninh nước Mỹ và cấm các cơ quan chính phủ
cùng quân đội sử dụng các sản phẩm Huawei.
Hiện nay, Mỹ, Úc, Tân
Tây Lan, Ấn Độ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, và nhiều quốc gia khác tìm cách
ngăn chặn Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G, vì Trung Quốc có thể dùng
mạng 5G để thực hiện những cuộc tấn công mạng hay đánh cắp thông tin của
chính phủ và của dân chúng.
Kiểm soát tư tưởng và giám sát công dân
Trung Quốc công khai kiểm soát internet, thu thập và
lưu trữ thông tin về người dùng mạng xã hội, nhiều người bị điều tra
hay bị bắt chỉ vì việc bất đồng chính kiến trên không gian mạng.
Theo
trang BBC, Trung Quốc còn đang xây dựng hệ thống camera giám sát toàn
quốc với 170 triệu camera sử dụng trí thông minh nhân tạo nhận dạng đã
được lắp đặt và sẽ tiếp tục lắp thêm 400 triệu camera khác.
Nhà báo John Sudworth của BBC đã bị hệ thống camera thành phố Quý Dương phát hiện trong vòng 7 phút.
Theo
Chương Trình ABC của Úc, Trung Quốc đã lắp đặt hơn 200 triệu camera
giám sát với 10 triệu người bị liệt vào danh sách đen, không chỉ bản
thân họ mà cả đến người nhà và con cái của họ hiện đang bị theo dõi.
Trung
Quốc cho thử nghiệm "Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội" nhằm phân loại
công dân và phân biệt đối xử công dân theo mức điểm trong đó có sự trung
thành với chế độ.
Nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng camera
nhưng chỉ kiểm soát an ninh, còn Trung Quốc dùng để giám sát công dân,
hai mục đích hoàn toàn khác nhau.
Lại cũng Huawei
Mạng
xã hội vừa lan truyền một bản danh sách 100 khách hàng thuộc công an,
cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, đang sử dụng hệ thống camera
của Huawei.
Một số thông tin khác cho thấy Huawei đang xây dựng
hệ thống camera giám sát trên 30 thành phố Trung Quốc. Mục tiêu của
Huawei là trở thành "trung tâm thần kinh" cho các thành phố và cho toàn
quốc.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, trong cuộc thảo
luận về ngân sách 2019 của Quốc hội Philippines, ngày 12/12/2018, nghị
sĩ Ralph Recto cho biết dự án "hệ thống giám sát video" với 12.000
camera do Huawei đang xây dựng tại khu đô thị Manila và thành phố Davao,
có thể đặt "mối đe dọa an ninh" cho Philippines.
Với sự hợp tác
của các Tập đoàn như Huawei, Baidu, Alibaba, Tencent,... công an Trung
Quốc có khả năng đã lưu trữ nhiều dữ liệu của nhiều người trên thế giới.
Nếu Huawei mở rộng mạng 5G toàn cầu thì khả năng Trung Quốc giám sát thế giới không thể nào tránh khỏi.
Made in China 2025
Chiến lược của Trung Quốc là đến năm 2025 sẽ điện toán hóa và tự động hóa mọi ngành kỹ nghệ sản xuất.
Mạng 5G giữ vai trò chiến lược trong sản xuất xe
không người lái, điện thoại, hàng không, các chuỗi dây chuyền sản xuất
tự động hóa... vì thế vai trò của Huawei vô cùng quan trọng.
Việc
Mỹ và các nước giới hạn khả năng công ty này phát triển mạng 5G trên
toàn thế giới là để tránh việc Bắc Kinh dùng mạng 5G kiểm soát toàn cầu.
Vành đai và Con đường
Tập
Cận Bình cam kết chi 124 tỷ Mỹ kim cho các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở
như đường sắt, cảng biển, cầu đường, bao trùm 65 quốc gia.
Ngân
hàng Phát triển Trung Quốc cho biết họ dành riêng 890 tỷ Mỹ kim cho hơn
900 dự án và Ngân hàng Xuất Nhập cảng Trung Quốc tuyên bố cấp vốn cho
hơn 1.000 dự án khác.
Chiến lược này mang mục đích chính trị, các
dự án thường không mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia sở tại, nhiều
dự án đã nhanh chóng vượt giá ban đầu, gây thua lỗ hay không hoạt động,
đưa nhiều nước vào "bẫy nợ" của Trung Quốc.
Tỷ phú là gián điệp
Trong
phiên họp Hạ Viện Úc, ngày 22/5/2018, Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Lưỡng
viện Quốc Hội về An ninh và Tình báo, dân biểu Andrew Hastie cho biết
FBI, Mỹ, tiết lộ tỷ phú Chau Chak-Wing là một gián điệp Trung Quốc mang
bí danh "CC-3".
Ông
là thành viên trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc một tổ
chức do đảng Cộng sản lập ra giữ vai trò cố vấn Tập Cận Bình.
Theo
Chương trình ABC, trong vòng 10 năm 2006-16, tỷ phú Chau đã có ít nhất
36 lần đóng góp cho 3 đảng chính trị với số tiền lên đến trên 4 triệu Úc
kim để ảnh hưởng chính trị Úc.
Ông Chau là chủ nhân của một tờ
báo đang phát hành tại Trung Quốc có phụ bản tại Úc, chuyên tuyên truyền
cho đảng Cộng sản và định hướng cộng đồng người Hoa tại Úc.
Ông
Chau còn đóng góp 20 triệu Úc kim xây tặng Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS)
tòa nhà mang tên ông và 5 triệu Úc kim cho việc nghiên cứu.
Việc
ông làm có thể là để mua chuộc giới khoa bảng, chuyển giao các công
trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính
của Úc cho Trung Quốc, một hình thức khác của gián điệp công nghệ.
Trung Quốc đi về đâu?
40
năm trước, ngày 18/12/1978 Đảng Cộng sản quyết định cải cách và "mở
cửa" tạo cơ hội làm giàu cho nhà nước Trung Quốc và cho một thiểu số gắn
bó với quyền lực chính trị.
Đến nay, Trung Quốc vẫn là nước nghèo, kiệt quệ tài nguyên, môi trường ô nhiễm, đa số dân chúng vẫn nghèo.
Tài
sản quốc gia và khoa học kỹ thuật thay vì để phục vụ con người, lại
được dùng giám sát công dân với ý đồ kiểm soát toàn xã hội.
Thay
vì mở cửa học hỏi, áp dụng tư tưởng tự do, Trung Quốc lại tự khép mình
trong tư tưởng cộng sản và bằng mọi thủ đoạn gây ảnh hưởng chính trị, đe
dọa hòa bình và dân chủ toàn thế giới.
Lịch sử đang bắt đầu sang
trang chiến tranh thương mãi đã bùng nổ, chiến tranh công nghệ đã khai
diễn, cuộc chiến phải có người thắng kẻ thua đã được khai hỏa.
Thế
giới đang chuyển động, và để Trung Hoa được tự do, để Việt Nam được tự
do, thì cần xóa bỏ mọi tàn tích ý thức hệ cộng sản, hòa nhập cùng văn
minh, tiến bộ của nhân loại và chia sẻ thịnh vượng chung cùng nhân loại.
BBC