Liên Hiệp Quốc quan ngại luật của Việt Nam cho phép giới chức tra tấn dân mà không sợ bị truy tố (RFA)
Đối với các cáo buộc về tra tấn ở Việt
Nam, Uỷ ban chống Tra tấn Liên Hiệp Quốc bày tỏ qua ngại về nạn tra tấn
tràn lan ở các đồn công an khi lấy lời khai. Đã có những báo cáo được
gửi lên Uỷ ban cho thấy nhiều trường hợp bị tra tấn ở đồn công an, thậm
chí dẫn đến chết người. Tuy nhiên Liên Hiệp Quốc cho rằng con số những
người vi phạm luật do tra tấn dân bị truy tố còn quá thấp.
Hôm 8/12 Uỷ ban Chống tra tấn Liên Hiệp Quốc chính thức ra văn bản bày tỏ lo
ngại về những quy định trong luật của Việt Nam cho phép các giới chức
có thể thực hiện việc tra tấn người dân mà không phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật hoặc chỉ phải chịu những án phạt quá nhẹ.
Quan ngại này được nêu ra trong kết luận của Uỷ ban nhằm đánh giá về việc thực hiện Công ước Chống tra tấn của Việt Nam.
Văn bản kết luận của Liên Hiệp Quốc dựa
trên cơ sở xem xét báo cáo quốc gia và kết quả phiên điều trần đối thoại
với chính phủ Việt Nam vào hôm 14 và 15 tháng 11 vừa qua.
Trong văn bản này, Liên Hiệp Quốc bày tỏ
lo ngại về việc các nhân viên nhà nước thực hiện lệnh cấp trên và sự
phức tạp trong hành động tra tấn.
Uỷ ban chống tra tấn cho rằng các quy
định trong luật công an nhân dân, luật về sĩ quan quân đội nhân dân và
luật về cán bộ công chức cho phép nhân viên có quyền thực hiện nghiêm
các lệnh, chỉ thị của cấp trên trong khi không phải chịu trách nhiệm về
hậu quả của việc thực hiện những lệnh này mà đáng ra họ phải báo cáo cho
cấp trên ngay lập tức khi phát hiện có những dấu hiệu sai luật.
Liên Hiệp Quốc cũng quan ngại quy định
trong Luật Hình sự của Việt Nam cho phép những đồng phạm trong các vụ
tra tấn không phải chịu trách nhiệm về việc dùng nhục hình như những
người trực tiếp thực hiện hành vi tra tấn mặc dù đồng phạm cũng có thể
là người tham gia tổ chức tra tấn, và điều này có thể dẫn đến việc là
người ra lệnh tra tấn sẽ không bị truy tố.
Ngoài ra, kết luận của Liên Hiệp Quốc
cũng cho rằng các quy định liên quan đến định nghĩa về phạm tội tra tấn
để từ đó quy ra các án phạt tù khác nhau là khá mơ hồ. Cụ thể điều 373
trong bộ luật này quy định mức án 6 đến 36 tháng tù giam bị cho là quá
nhẹ khi không tính đến các tình tiết tăng nặng.
Liên Hiệp Quốc cho rằng Luật Hình sự sửa
đổi của Việt Nam đã không hình sự hoá được các tội tra tấn và thiếu một
định nghĩa về tra tấn.
Đối với các cáo buộc về tra tấn ở Việt
Nam, Uỷ ban chống Tra tấn Liên Hiệp Quốc bày tỏ qua ngại về nạn tra tấn
tràn lan ở các đồn công an khi lấy lời khai. Đã có những báo cáo được
gửi lên Uỷ ban cho thấy nhiều trường hợp bị tra tấn ở đồn công an, thậm
chí dẫn đến chết người. Tuy nhiên Liên Hiệp Quốc cho rằng con số những
người vi phạm luật do tra tấn dân bị truy tố còn quá thấp. Trong giai
đoạn từ 2010 đến 2015, chỉ có 10 trường hợp bị truy tố. Ngoài ra, Liên
Hiệp Quốc cũng quan ngại là những nhân viên y tế tham gia vào các vụ lạm
dụng quyền hạn hoặc từ chối chăm sóc y tế cho người bị tra tấn.
Dựa trên những kết luận này, Uỷ ban Chống
tra tấn của Liên Hiệp Quốc kiến nghị Việt Nam phải xem xét những hành
vi tra tấn hoặc tìm cách tra tấn là những tội phải bị trừng phạt với
hình phạt tương ứng; cung cấp cho uỷ ban thông tin liên quan đến việc
liệu việc thực thi luật Hình sự sửa đổi từ ngày 1/1/2018 có khiến một số
lượng lớn những trường hợp bị truy tố hay không.
Uỷ ban yêu cầu nhà nước Việt Nam phải báo
cáo tiến độ thực hiện các khuyến nghị của Uỷ ban trước ngày 7/12/2019
và ấn định thời hạn báo cáo định kỳ lần thứ hai của Việt Nam vào ngày
7/12/2022.
Uỷ ban cũng đề nghị Việt Nam phải dịch
bản kết luận này sang tiếng Việt và phổ biến đến các công chức, đăng tải
phổ biến văn bản này trên các trang thông tin chính thức của nhà nước.
Trước đó, tại buổi điều trần ở Liên Hiệp
Quốc, phái đoàn Việt Nam đã bác bỏ các cáo buộc cho rằng Việt Nam có
nhiều vụ công an tra tấn dân. Đại diện Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Ngọc
Anh, Cục rưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công
an), nói rằng tỷ lệ phạm nhân chết trong trại giam chiếm tỷ lệ rất nhỏ,
chỉ ở mức 0,3% tổng số phạm nhân đang thi hành án rong trại giam. Ông
này cho biết chủ yếu các trường hợp chết là do bị mắc bệnh hiểm nghèo
trước khi vào trại.