Những Nobel kinh tế chỉ trích cuộc chiến thương mại của Trump (Mai V. Pham)
Thay
vì "ở ẩn" mong chờ nền kinh tế của chế độ cộng sản sụp đổ thì hãy chủ
động tìm đến nhau, kết hợp thành một lực lượng dân tộc có tầm vóc. Nếu
không có một lực lượng chính trị đủ lớn mạnh và có khả năng, thì sẽ
không có một tổ chức nào có thể hướng dẫn quần chúng đối đầu với chính
quyền độc tài trong lúc nó suy yếu nhất ? Nên nhớ, nếu một quốc gia rơi
vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ, thì còn tệ hại và bi đát hơn cả
chế độ độc tài.
Vài
tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump tuyên bố : "Các cuộc
chiến thương mại là tốt và dễ thắng". Tuy nhiên, một đồng thuận cơ bản
giữa các chuyên gia kinh tế là chiến tranh thương mại hiếm khi nào tốt
và không có người chiến thắng. Sau
khi phát động cuộc chiến thương mại, chính quyền Trump đã đối mặt với
làn sóng chỉ trích gay gắt của các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới.
Nobel kinh tế Robert J. Shiller
Vào
ngày thứ Bảy 23/3/2018 tại Bắc Kinh, Robert J. Shiller, Giáo sư Đại học
Yale (New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ) và là người đoạt giải Nobel Kinh
tế năm 2013, đã mạnh mẽ chỉ trích Trump trong một cuộc phỏng vấn về
quyết định tăng thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm cũng như cuộc chiến
thương mại đối với Trung Quốc. Shiller gọi Trump là "một showman" -
thích trình diễn và đam mê danh tiếng, và có những hành động "hoàn toàn
không phù hợp với một vị tổng thống".
Khi được hỏi về cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, chuyên gia kinh tế Shiller nhấn mạnh :
"Vấn đề ngay lập tức sẽ
xảy ra là một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi vì các doanh nghiệp được xây
dựng dựa trên kế hoạch dài hạn và họ đã phát triển một lực lượng lao
động có tay nghề và đủ khả năng. Ở bất cứ quốc gia nào sau khi nhập khẩu
bị chấm dứt, chúng ta bắt buộc phải tìm tòi lại những yếu tố này. Đây
chỉ là sự hỗn loạn : Nó sẽ làm chậm sự phát triển nền kinh tế tương
lai...".
Không
dừng lại ở đó, Giáo sư Shiller còn cảnh báo rằng những căng thẳng của
cuộc chiến thương mại có thể đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái.
Giáo sư Shiller diễn giải :
"Khi hỏi về mức độ tác động của chiến tranh thương mại lên nền kinh tế, tôi nghĩ rằng nó có tác động tâm lý hơn là trực tiếp".
Shiller còn đề cập tới cuộc chiến tranh thương mại nổi tiếng nhất từ trước đến nay xảy ra trong cuộc Đại Suy Thoái (Great Depression) trong thập niên 1930, và
cho rằng nó không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế,
nhưng có thể "phá hủy niềm tin" và các kế hoạch cho tương lai.
Vị
chuyên gia kinh tế còn nhấn mạnh rằng nền kinh tế toàn cầu đang tăng
trưởng trong những tháng gần đây, nhưng một cuộc chiến thương mại có thể
làm chấm dứt đà tăng trưởng đó.
Nobel Kinh tế Paul Krugman
Paul
Krugman, Giáo sư Đại học Princeton (New Jersey, Hoa Kỳ) và cũng là
người đoạt giải Nobel Kinh tế 2008, đã thẳng thừng lên án chính sách
tăng thuế cũng như cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc.
Giáo sư Paul Krugman nói mặc dù Trump tỏ vẻ say mê thương mại nhưng lại chẳng có kiến thức về nó :
"Hãy
chú ý điều này : bằng cách vụng về lao vào một cuộc chiến thương mại,
Trump phá hoại khả năng giải quyết các vấn đề của Hoa Kỳ. Nếu muốn tạo
ra áp lực ép Trung Quốc phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, thì cần
phải xây dựng một liên minh các quốc gia bị tổn hại bởi các vi phạm của
Trung Quốc - nghĩa là liên minh giữa các nước tiên tiến như Nhật Bản,
Hàn Quốc và các nước Châu Âu. Tuy nhiên, Trump đang làm cho những quốc
gia này xa lánh bởi lúc thì Trump dọa đánh thuế, lúc thì nói miễn trừ
thuế nhôm/thép cũng như việc Trump đe dọa áp đặt thuế lên tất cả những
mặt hàng lắp ráp ở Trung Quốc, nhưng lại được sản xuất chủ yếu ở nơi
khác".
Giáo sư Paul Krugman phân tích cuộc chiến thương mại của Trump như sau :
"Phần
lớn của sự thâm hụt thương mại chỉ là một ảo giác thống kê. Như một số
người nêu ra, Trung Quốc là một Công xưởng Khổng lồ của thế giới : Rất
nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc là những sản phẩm được lắp ráp
từ các bộ phận, được sản xuất ở những nơi khác, đặc biệt là ở Hàn Quốc
và Nhật Bản. Ví dụ điển hình là iPhone, vốn "được sản xuất tại Trung
Quốc - Made in China" nhưng trong đó, lao động và vốn của Trung Quốc chỉ
chiếm một vài phần trăm so với tổng giá thành của iPhone.
Đó là một ví dụ cực đoan, nhưng là một phần của mô hình rộng hơn : Phần lớn thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc - có lẽ gần một nửa - thực sự là sự thâm hụt với các nước bán các linh kiện, thiết bị hoặc bộ phận cho Trung Quốc.
Đó là một ví dụ cực đoan, nhưng là một phần của mô hình rộng hơn : Phần lớn thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc - có lẽ gần một nửa - thực sự là sự thâm hụt với các nước bán các linh kiện, thiết bị hoặc bộ phận cho Trung Quốc.
Điều
này có hai ý nghĩa : (1) Hoa Kỳ có ít đòn bẩy thương mại đối với Trung
Quốc hơn là Trump tưởng tượng. (2) Một cuộc chiến thương mại với "Trung
Quốc" sẽ làm các nước khác giận dữ mà trong đó một số là đồng minh thân
cận của Hoa Kỳ. Quan trọng hơn, hiện nay, thặng dư thương mại của Trung
Quốc không phải là vấn đề đáng kể đối với cả Hoa Kỳ lẫn toàn thế giới.
Nhưng
thặng dư thương mại là một vấn đề trước đây. Hiện nay, thặng dư thương
mại của Trung Quốc đã giảm xuống ; trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp của
Hoa Kỳ không còn cao nữa. Trump có thể nghĩ rằng thâm hụt thương mại Hoa
Kỳ đối với Trung Quốc có nghĩa là Trung Quốc đang giành chiến thắng và
Hoa Kỳ đang thua, nhưng thực tế không phải là như vậy. Thương mại Trung
Quốc - trái ngược với các hình thức phi pháp của Trung Quốc - là một vấn
đề sai lầm để Hoa Kỳ giận dữ với thế giới của năm 2018".
Kết luận bài viết, Paul Krugman nhấn mạnh :
"Nếu
có một ai đó giành "chiến thắng", thì sẽ là những quốc gia đã tăng
cường được ảnh hưởng địa chính trị bởi vì Hoa Kỳ đang miệt thị và hạ
thấp danh tiếng của chính mình. Và điều đó có nghĩa là bất cứ ai nổi lên
như một người chiến thắng từ cuộc chiến tranh thương mại mang tên
Trump, thì đó sẽ là... Trung Quốc".
Nobel Kinh tế Joseph E. Stiglitz
Joseph
E. Stiglitz, Giáo sư Đại học Columbia (New York, Hoa Kỳ) và là người
đạt giải Nobel Kinh tế 2001, đã cảnh báo rằng, các nhà lãnh đạo Trung
Quốc có thể chuẩn bị áp dụng thuế quan dựa trên một bản đồ kinh tế kĩ
càng, trong đó họ sẽ nhắm tới những nơi nhất định tại Hoa Kỳ để gây
thiệt hại tối đa.
Vị chuyên gia kinh tế lừng danh nhận định :
"Một cuộc chiến tranh thương mại leo thang có thể sẽ có những hậu quả chính trị đối với Donald Trump".
Cũng
theo Stiglitz, nếu thuế nhập khẩu tăng sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát,
khiến Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) sẽ tăng lãi suất lên mức cao hơn. Điều
này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ,
qua đó sẽ làm giảm số lượng người ủng hộ Trump.
Kinh tế sụp đổ không mang tới dân chủ đa nguyên
Một cuộc chiến thương mại với "Trung Quốc" sẽ làm các nước khác giận dữ mà trong đó một số là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ Paul Krugman - Courtesy of Cagle.com
Có
những người Việt Nam hâm mộ cuồng điên Trump đã ngay lập tức quả quyết
rằng cuộc chiến thương mại do Trump chủ xướng sẽ khiến Trung Quốc điêu
đứng và chế độ cộng sản sẽ sụp đổ. Người viết không biết họ dựa vào bằng
chứng nào để khẳng định mạnh mẽ và kết luận nhanh chóng đến thế.
Kinh
tế là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, đặc biệt trong thời đại toàn cầu
hóa ngày nay. Một số người Việt Nam vẫn có một thói quen rất lạ kỳ là
rất thích phân tích những vấn đề mà bản thân họ không đủ thẩm quyền để
lý giải. Thay vì vội vàng kết luận những vấn đề đòi hỏi chuyên môn cao,
theo thiển ý của người viết bài này, chúng ta nên đọc và suy ngẫm các
phân tích có giá trị của nhiều chuyên gia uy tín khác nhau, để có cái
nhìn toàn diện và khách quan của vấn đề hơn. Rồi sau đó, đưa ra kết luận
cũng không muộn.
Hầu
hết các chuyên gia kinh tế đếu khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, chiến
tranh thương mại không có người chiến thắng mà chỉ có người thua. Cuộc
chiến thương mại của Trump với Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến
đời sống của người dân hai nước, đặc biệt là những người nghèo. Như Giáo
sư Paul Krugman nhấn mạnh :
"Chính
sách thương mại của Trump nhanh chóng trở thành một bài học điển hình
về cái giá của sự ngu dốt. Bằng cách từ chối tìm tòi nghiên cứu, đội ngũ
của Trump đang đánh mất bạn bè, đồng minh trong khi sự thất bại sẽ gây
ra ảnh hưởng tới mọi người".
Esward Prasad, Giáo sư và chuyên gia thương mại của Đại học Cornell (New York, Hoa Kỳ) nhấn mạnh rằng :
"Trump
là món quà từ Trời ban tặng cho Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc đã thao
túng các qui tắc, nhưng cách đối phó của Trump là phản tác dụng… Cuộc
chiến thương mại gây tổn hại cho tất cả các bên : làm rối loạn kinh
doanh và niềm tin người tiêu dùng, cản trở xuất khẩu và gây thiệt hại
cho sự tăng trưởng. Lần cuối cùng Hoa Kỳ áp đặt thuế quan rộng rãi là
vào thập niên 1930 với hậu quả là làm cho cuộc Đại Suy Thoái kéo dài hơn
và tồi tệ hơn. Chiến thắng cuộc chiến thương mại bằng cách phá hủy cả
nhập khẩu và xuất khẩu sẽ là một chiến thắng cay đắng vì phải trá giá
rất đắt".
Một
logic sai lầm của một số người Việt Nam là nếu Trung Quốc sụp đổ, thì
Đảng cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ và Việt Nam sẽ có dân chủ.
Đúng là nền kinh tế suy sụp có thể
khiến chế độ độc tài rơi vào khủng hoảng. Nhưng, cần nhấn mạnh rằng dù
cho kinh tế suy thoái và chế độ độc tài có lung lay, thì không có nghĩa
là nền dân chủ sẽ đến ngay lập tức. Bắc Hàn và Venezuela là hai ví dụ
điển hình. Mặc dù đối mặt với siêu lạm phát, kinh tế suy thoái trầm
trọng, trong khi đời sống người dân rất cơ cực và lầm than, nhưng chế độ
độc tài của Kim Jong-un (Bắc Hàn) và Nicolás Maduro (Venezuela) vẫn ngang nhiên tồn tại.
Thay
vì "ở ẩn" mong chờ nền kinh tế của chế độ cộng sản sụp đổ thì hãy chủ
động tìm đến nhau, kết hợp thành một lực lượng dân tộc có tầm vóc. Nếu
không có một lực lượng chính trị đủ lớn mạnh và có khả năng, thì sẽ
không có một tổ chức nào có thể hướng dẫn quần chúng đối đầu với chính
quyền độc tài trong lúc nó suy yếu nhất ? Nên nhớ, nếu một quốc gia rơi
vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ, thì còn tệ hại và bi đát hơn cả
chế độ độc tài.
Dân
chủ sẽ không lập tức có ngay sau khi chế độ độc tài sụp đổ. Dân chủ chỉ
mới chớm nở khi có các cuộc bầu cử tự do và minh bạch với sự tham gia
bắt buộc của các chính đảng lương thiện, có đường lối, có mục tiêu rõ
ràng và có lực lượng nòng cốt đủ mạnh.
Các
chính đảng này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng
và củng cố nền dân chủ non trẻ. Sự thành công của cuộc cách mạng dân chủ
sẽ là chắc chắn khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các tổ chức chính trị
về mặt tư tưởng và lực lượng. Yếu tố "cơ hội" và "chuẩn bị tốt" quyết
định sự thành công. Ngược lại, dù cho cơ hội tốt (suy thoái kinh tế) có
xuất hiện, nhưng không có ít nhất một chính đảng với sự chuẩn bị chu đáo
(thể hiện qua dự án chính trị có tầm vóc và lực lượng vừa đủ mạnh), thì
thắng lợi dân chủ sẽ rất khó thành hiện thực. Và nếu như có được dân
chủ, thì nền dân chủ đó sẽ ngắn ngủi và đầy bất ổn.
"Thành công chỉ đến khi có chuẩn bị và gặp thời cơ thuận tiện" (Bobby Unser)
"Success is where preparation and opportunity meet" – Bobby Unser
Mai V. Phạm
(30/03/2018)
Tham khảo :
- https://www.cnbc.com/2018/03/25/donald-trump-and-wto-joseph-stiglitz-at-china-development-forum.html