Làm sao để có một cuộc tranh luận tốt? (FB Nga Thi Bich Nguyen)
Kiến thức và lý
luận là sự khác biệt giữa 'tranh luận' và 'chém gió'.
Điều quan trọng nhất của một cuộc tranh luận là sự bình tĩnh và tôn
trọng lẫn nhau. Nếu lấy cái đó làm nền tảng cho cuộc tranh luận thì bạn
sẽ có cơ hội thuyết phục ‘đối phương’ về quan điểm của bạn – hay ít nhất
là cuộc tranh luận sẽ không trở thành một cuộc chửi lộn.
Những bước cần thiết để bảo đảm chất lượng của cuộc tranh luận:
Giữ bình tĩnh. Đối phương sẽ cảm nhận được cảm xúc của bạn. Nếu bạn giữ
thái độ hoà hoãn, người kia sẽ không cảm thấy bị đe doạ nên cũng giữ
bình tĩnh. Ngay cả khi bạn cảm thấy xúc động, ráng giữ phong cách từ tốn
và đừng bất ngờ nổi xung. Dù tranh luận bằng chữ viết hay lời nói, hãy
duy trì giọng điệu từ tốn lịch sự. Nếu tranh luận đối diện nhau, hãy cẩn
thận với ‘ngôn ngữ cơ thể’ – tức là tránh những cử chỉ và tư thế có thể
bị xem là hung hăng hay khinh miệt.
Đừng nhạo báng hay khinh bỉ đối phương bằng lời nói hay cử chỉ. Khi đối phương tức giận thì một chi tiết nhỏ nhất cũng đủ làm người ta phản ứng một cách tiêu cực.
Bày tỏ rằng bạn sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng đối phương. Dù bạn không đồng ý với đối phương, bạn nên biết là người đó cũng tin tưởng vào quan điểm của họ như bạn tin tưởng vào quan điểm của bạn.
Nên có mong đợi thực tế hơn. Có thể bạn không đạt được tất cả những gì bạn muốn trong cuộc tranh luận, nhưng đó là lẽ thường.
Bạn có thể nói bạn không đồng ý với quan điểm của đối phương một cách từ tốn mà không đẩy họ vào tư thế phòng thủ.
Giữ thái độ lịch sự hoà nhã. Người lỗ mãng to tiếng thường là ‘bên thua cuộc’ vì đuối lý.
Bạn cần phải biết rõ về chủ đề tranh luận. Cần phải thành thật về những gì mình chưa biết và hứa sẽ tham khảo thêm rồi bàn. Kiến thức và lý luận là sự khác biệt giữa 'tranh luận' và 'chém gió'.
Kiên trì bảo vệ quan điểm của mình. Tránh bị đối phương đánh lạc hướng bằng khiêu khích hay 'tung hoả mù' bằng cách nhắc nhở họ theo sát chủ đề. Chỉ bàn rộng ra hay đổi đề tài nếu có đồng thuận.
Một cuộc tranh luận tốt thường kết cục với mỗi bên thấy được ưu khuyết điểm của lập trường của mình và hiểu rõ hơn về lập trường của đối phương. Một cuộc tranh luận xấu là khi cả hai bên giận hờn nhau nhưng vẫn chưa hiểu lập trường của nhau.
Thực hành:
Xem lại những cuộc tranh luận trên FB mà bạn từng biết hay tham gia và nhận ra cái nào thành công và cái nào thất bại. Tại sao (xin dẫn chứng)?
Lần tới, trước khi bạn tham gia tranh luận, xin đọc lại Note này một lần nữa.
Viết 2014 với Hanh Tran.
Đừng nhạo báng hay khinh bỉ đối phương bằng lời nói hay cử chỉ. Khi đối phương tức giận thì một chi tiết nhỏ nhất cũng đủ làm người ta phản ứng một cách tiêu cực.
Bày tỏ rằng bạn sẵn sàng lắng nghe và tôn trọng đối phương. Dù bạn không đồng ý với đối phương, bạn nên biết là người đó cũng tin tưởng vào quan điểm của họ như bạn tin tưởng vào quan điểm của bạn.
Nên có mong đợi thực tế hơn. Có thể bạn không đạt được tất cả những gì bạn muốn trong cuộc tranh luận, nhưng đó là lẽ thường.
Bạn có thể nói bạn không đồng ý với quan điểm của đối phương một cách từ tốn mà không đẩy họ vào tư thế phòng thủ.
Giữ thái độ lịch sự hoà nhã. Người lỗ mãng to tiếng thường là ‘bên thua cuộc’ vì đuối lý.
Bạn cần phải biết rõ về chủ đề tranh luận. Cần phải thành thật về những gì mình chưa biết và hứa sẽ tham khảo thêm rồi bàn. Kiến thức và lý luận là sự khác biệt giữa 'tranh luận' và 'chém gió'.
Kiên trì bảo vệ quan điểm của mình. Tránh bị đối phương đánh lạc hướng bằng khiêu khích hay 'tung hoả mù' bằng cách nhắc nhở họ theo sát chủ đề. Chỉ bàn rộng ra hay đổi đề tài nếu có đồng thuận.
Một cuộc tranh luận tốt thường kết cục với mỗi bên thấy được ưu khuyết điểm của lập trường của mình và hiểu rõ hơn về lập trường của đối phương. Một cuộc tranh luận xấu là khi cả hai bên giận hờn nhau nhưng vẫn chưa hiểu lập trường của nhau.
Thực hành:
Xem lại những cuộc tranh luận trên FB mà bạn từng biết hay tham gia và nhận ra cái nào thành công và cái nào thất bại. Tại sao (xin dẫn chứng)?
Lần tới, trước khi bạn tham gia tranh luận, xin đọc lại Note này một lần nữa.
Viết 2014 với Hanh Tran.