Trung Quốc : Dự án duy trì quyền lực của Tập Cận Bình bị chỉ trích mạnh trên mạng xã hội (Anh Vũ)
Dự án cải cách Hiến Pháp nhằm duy trì quyền lực
của ông Tập Cận Bình ngay sau khi được thông báo hôm qua, 25/02/2018, đã
làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên internet. Không ít ý kiến
tố cáo Bắc Kinh muốn tạo dựng một chế độ độc tài theo kiểu Bắc Triều
Tiên.
Trên Vi Bác, một mạng xã hội Trung Quốc tương đương như Twitter, một ý kiến viết : « Vậy là chúng ta sắp trở thành Bắc Triều Tiên ». Một ý kiến khác phụ họa thêm : « Chúng ta đang theo gương người láng giềng ». Ngay lập tức những bình luận như vậy đã bị xóa và, ngay từ tối qua, các cụm từ khóa tìm kiếm « giới hạn hai nhiệm kỳ » cũng đã bị chặn trên internet.
Không có gì ngạc nhiên các phản ứng trên truyền thông xã hội đã bị kiểm duyệt gỡ bỏ, cùng lúc với việc chính quyền mở chiến dịch tuyên truyền cho kế hoạch của lãnh đạo Trung Quốc.
Với các chức danh tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và tổng tư lệnh quân đội, ông Tập Cận Bình chuẩn bị kết thúc 5 năm đầu tiên đầy quyền lực vào đầu tháng Ba và sẵn sàng cho nhiệm kỳ thứ hai. Hôm qua, đảng Cộng sản đã thông báo dự án cải cách Hiến pháp, nhằm xóa quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo.
Trong bài xã luận số ra ngày hôm nay, nhật báo Global Times, một phiên bản của báo đảng, đã cố gắng giải thích rằng dự án cải cách không có nghĩa là chủ tịch nước sẽ giữ chức vụ vĩnh viễn. Ngoài ra, tờ báo cũng không có giải thích nào hơn về ý đồ cải cách Hiến pháp.
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo thì đăng lại một bài viết dài của Tân Hoa Xã trong đó trích dẫn các ý kiến để khẳng định rằng « đại đa số cán bộ và nhân dân ủng hộ điều sửa đổi Hiến pháp » nói trên.
Mặc dù bị kiểm duyệt, cư dân mạng Trung Quốc cố tìm cách né tránh bằng những bình luận hài hước, bóng gió.
Các phản ứng về ý đồ kéo dài vô hạn thời gian cầm quyền cho ông Tập Cận Bình rộ lên mạnh ở Hồng Kông, đặc biệt trong giới đấu tranh dân chủ ở đó.
Hoàng Chi Phong, một lãnh đạo phong trào dân chủ nhận định : « Quyết định giúp cho một cá nhân tích tụ quyền lực chính trị như thế này có nghĩa là Trung Quốc sẽ lại có một nhà độc tài lãnh đạo, đó là Tập Cận Bình ».
Nhà hoạt động này nói thêm : « Ở Trung Quốc luật pháp chỉ có thể tồn tại một cách hình thức, điều này chứng tỏ là luật pháp Trung Quốc tồn tại để phục vụ một cá nhân và mục đích của đảng ».
RFI
Không có gì ngạc nhiên các phản ứng trên truyền thông xã hội đã bị kiểm duyệt gỡ bỏ, cùng lúc với việc chính quyền mở chiến dịch tuyên truyền cho kế hoạch của lãnh đạo Trung Quốc.
Với các chức danh tổng bí thư đảng, chủ tịch nước và tổng tư lệnh quân đội, ông Tập Cận Bình chuẩn bị kết thúc 5 năm đầu tiên đầy quyền lực vào đầu tháng Ba và sẵn sàng cho nhiệm kỳ thứ hai. Hôm qua, đảng Cộng sản đã thông báo dự án cải cách Hiến pháp, nhằm xóa quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo.
Trong bài xã luận số ra ngày hôm nay, nhật báo Global Times, một phiên bản của báo đảng, đã cố gắng giải thích rằng dự án cải cách không có nghĩa là chủ tịch nước sẽ giữ chức vụ vĩnh viễn. Ngoài ra, tờ báo cũng không có giải thích nào hơn về ý đồ cải cách Hiến pháp.
Trong khi đó, tờ Nhân dân Nhật báo thì đăng lại một bài viết dài của Tân Hoa Xã trong đó trích dẫn các ý kiến để khẳng định rằng « đại đa số cán bộ và nhân dân ủng hộ điều sửa đổi Hiến pháp » nói trên.
Mặc dù bị kiểm duyệt, cư dân mạng Trung Quốc cố tìm cách né tránh bằng những bình luận hài hước, bóng gió.
Các phản ứng về ý đồ kéo dài vô hạn thời gian cầm quyền cho ông Tập Cận Bình rộ lên mạnh ở Hồng Kông, đặc biệt trong giới đấu tranh dân chủ ở đó.
Hoàng Chi Phong, một lãnh đạo phong trào dân chủ nhận định : « Quyết định giúp cho một cá nhân tích tụ quyền lực chính trị như thế này có nghĩa là Trung Quốc sẽ lại có một nhà độc tài lãnh đạo, đó là Tập Cận Bình ».
Nhà hoạt động này nói thêm : « Ở Trung Quốc luật pháp chỉ có thể tồn tại một cách hình thức, điều này chứng tỏ là luật pháp Trung Quốc tồn tại để phục vụ một cá nhân và mục đích của đảng ».
RFI