Mỹ tố dân Triều Tiên lao động khổ sai ở Nga (Phúc Long-TTO)
Báo cáo về nạn buôn người năm 2017 của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định trên lãnh thổ Nga có nhiều trại lao động với hàng chục ngàn người Triều Tiên làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, sự tồn tại của các trại lao động trên lãnh thổ Nga xuất phát cơ sở là thỏa thuận riêng giữa Matxcơva và Bình Nhưỡng hồi tháng 2-2016.
Báo cáo ước tính mỗi năm Triều Tiên gửi đến Nga khoảng 20.000 công dân để lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đó là chưa tính đến 30.000 người Triều Tiên khác làm việc hợp pháp tại Nga.
“Khoảng 50.000 đến 80.000 công dân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài trong tình trạng lao động cưỡng bức, nhiều nhất là ở Nga và Trung Quốc. Nhiều người trong số họ làm việc 20 giờ mỗi ngày. Họ không được nhận tiền lương trực tiếp mà phải thông qua chính quyền” - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định.
Ngoại trưởng Tillerson giải thích bằng cách sử dụng lực lượng lao động này, Bình Nhưỡng thu về cho ngân sách “hàng trăm triệu USD mỗi năm”.
Do không có biện pháp nào ngăn chặn tình trạng lao động cưỡng bức, Nga bị xếp vào hạng thấp nhất trong báo cáo về nạn buôn người của Mỹ.
Tháng 5-2017, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu mở rộng cấm vận chống lại Triều Tiên vì chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Dự luật có đề cập riêng đến việc cấm các nước sử dụng “lao động nô lệ” từ Triều Tiên.
Báo cáo tình trạng buôn người mới công bố của Mỹ cũng xếp hạng Trung Quốc vào danh sách những nước có tội phạm buôn người nghiêm trọng nhất thế giới.
Trung Quốc đã bị hạ xuống "Loại 3" - mức thấp nhất trong danh sách xếp hạng các quốc gia dựa trên nỗ lực chống tội phạm buôn người.
Bắc Kinh bị xếp cùng nhóm với những nước khác mà Mỹ cho là thiếu trách nhiệm và mức độ tội phạm buôn người đáng báo động như Iran, Triều Tiên và Syria.
Trong ngày 27-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã nhấn mạnh Bắc Kinh luôn kiên quyết trong cuộc chiến chống buôn người và yêu cầu Mỹ ngừng công bố những báo cáo "thiếu suy nghĩ".
"Trung Quốc kiên quyết phản đối phía Mỹ công bố những báo cáo thiếu suy nghĩ dựa trên luật quốc gia của họ để nói về cuộc chiến chống buôn người của các quốc gia khác", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Phúc Long
Người dân Triều Tiên chờ xe buýt ở thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: Reuters |
Báo cáo ước tính mỗi năm Triều Tiên gửi đến Nga khoảng 20.000 công dân để lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đó là chưa tính đến 30.000 người Triều Tiên khác làm việc hợp pháp tại Nga.
“Khoảng 50.000 đến 80.000 công dân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài trong tình trạng lao động cưỡng bức, nhiều nhất là ở Nga và Trung Quốc. Nhiều người trong số họ làm việc 20 giờ mỗi ngày. Họ không được nhận tiền lương trực tiếp mà phải thông qua chính quyền” - Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khẳng định.
Ngoại trưởng Tillerson giải thích bằng cách sử dụng lực lượng lao động này, Bình Nhưỡng thu về cho ngân sách “hàng trăm triệu USD mỗi năm”.
Do không có biện pháp nào ngăn chặn tình trạng lao động cưỡng bức, Nga bị xếp vào hạng thấp nhất trong báo cáo về nạn buôn người của Mỹ.
Tháng 5-2017, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu mở rộng cấm vận chống lại Triều Tiên vì chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Dự luật có đề cập riêng đến việc cấm các nước sử dụng “lao động nô lệ” từ Triều Tiên.
Báo cáo tình trạng buôn người mới công bố của Mỹ cũng xếp hạng Trung Quốc vào danh sách những nước có tội phạm buôn người nghiêm trọng nhất thế giới.
Trung Quốc đã bị hạ xuống "Loại 3" - mức thấp nhất trong danh sách xếp hạng các quốc gia dựa trên nỗ lực chống tội phạm buôn người.
Bắc Kinh bị xếp cùng nhóm với những nước khác mà Mỹ cho là thiếu trách nhiệm và mức độ tội phạm buôn người đáng báo động như Iran, Triều Tiên và Syria.
Trong ngày 27-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã nhấn mạnh Bắc Kinh luôn kiên quyết trong cuộc chiến chống buôn người và yêu cầu Mỹ ngừng công bố những báo cáo "thiếu suy nghĩ".
"Trung Quốc kiên quyết phản đối phía Mỹ công bố những báo cáo thiếu suy nghĩ dựa trên luật quốc gia của họ để nói về cuộc chiến chống buôn người của các quốc gia khác", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Phúc Long