Yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của công dân Nguyễn Hữu Tấn, Vĩnh Long (Nguyễn Văn Huy)

LTS : Là một tổ chức chính trị, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không có tư cách để ký vào bản "Yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của công dân Nguyễn Hữu Tấn, Vĩnh Long". Nhưng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tán thành và ủng hộ cả tinh thần lẫn nội dung của đòi hỏi chính đáng này.
Nguyễn Văn Huy
********************
(còn lấy chữ ký tiếp cho đến hết ngày 10/05/2017. Xin gởi về theo địa chỉ email : phanvanloi@fvpoc.org)

Yêu cầu làm sáng tỏ cái chết của công dân Nguyễn Hữu Tấn, Vĩnh Long
Khoảng 17 giờ ngày 02/05/2017, Công an thị xã Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long đã điều động gần 200 người bao vây bắt và khám xét nhà anh Nguyễn Hữu Tấn. Lý do họ nêu ra là anh Nguyễn Hữu Tấn bị nghi ngờ "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" thông qua hành vi làm cờ vàng (cờ chính thức của chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).
Đến 11 giờ trưa ngày 03/05/2017, gia đình anh Tấn đến trụ sở Công an tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm tin tức của anh, thì phía công an cho biết anh Tấn đã dùng dao cắt cổ tự sát. Đến 6 giờ chiều cùng ngày, công an chở xác anh Tấn về giao cho gia đình.
Gia đình anh Tấn cho biết vết may trên cổ anh cho thấy đầu của anh gần như bị cắt đứt lìa khỏi cổ, đặc biệt trên đầu có những phần bị mềm nhũn, có thể do tác động từ những vật thể cứng. Gia đình anh Nguyễn Hữu Tấn hoàn toàn bác bỏ việc anh tự sát.
Anh Nguyễn Hữu Tấn sanh năm 1979 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, có cha là Cư sĩ tu học theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Anh là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, mưu sinh bằng việc bán các món ăn chay.
Chúng tôi nhận định rằng sự việc trên có nhiều điều khuất tất và việc anh tự sát dứt khoát không thể xảy ra.
NHẬN ĐỊNH CỦA CHÚNG TÔI
Thứ nhất, việc huy động gần 200 cảnh sát và an ninh vây bắt anh Nguyễn Hữu Tấn chứng tỏ đây là một vụ án lớn. Việc thẩm vấn bị can liên quan đến mọi vụ án chính trị lớn hay nhỏ luôn do nhiều điều tra viên cùng thực hiện đồng thời. Do đó nói rằng chỉ một điều tra viên làm việc với anh Nguyễn Hữu Tấn là hoàn toàn không đúng nguyên tắc làm việc của cơ quan an ninh. Có thể kiểm chứng nguyên tắc này với bất kỳ tù nhân lương tâm nào từng bị thẩm vấn bởi cơ quan an ninh.
Thứ hai, trong quá trình điều tra những vụ án chính trị, các điều tra viên không bao giờ rời khỏi phòng thẩm vấn mà để lại bị can một mình. Bao giờ cũng có ít nhất một nhân viên điều tra hoặc nhân viên trại tạm giam ngồi bên cạnh bị can để giám sát. Đó cũng là một nguyên tắc làm việc của cơ quan an ninh, mà bất kỳ tù nhân lương tâm nào cũng có thể xác nhận.
Thứ ba, việc điều tra viên sơ suất bỏ lại cặp hồ sơ lại trong phòng thẩm vấn càng không thể xảy ra, bởi lẽ cặp hồ sơ của điều tra viên bao giờ cũng chứa đựng ít nhiều thông tin mật của vụ án mà cơ quan an ninh không bao giờ cho phép tiết lộ, vì họ luôn lo ngại rằng bị can chính trị có thể sử dụng những thông tin về vụ án để gây khó khăn cho công tác điều tra.
Thứ tư, dao rọc giấy được dùng phổ biến tại bàn làm việc của các nhân viên văn phòng, chứ không phải dành cho các điều tra viên, vì công việc chính của họ là thẩm vấn và ghi lời khai của bị can để chuẩn bị hồ sơ vụ án. Biên bản lấy lời khai phải theo mẫu được in sẵn, với kích thước chuẩn mực theo luật định, nên không cần dùng dao rọc giấy để cắt theo các kích thước không theo mẫu như vậy.
Thứ năm, việc mang dao và các loại hung khí, vũ khí khác vào phòng thẩm vấn là điều bị nghiêm cấm theo nguyên tắc làm việc của cơ quan an ninh, nhằm tránh khả năng bị can tước đoạt để khống chế hoặc tấn công điều tra viên, ngoại trừ trường hợp chính các điều tra viên cố ý mang theo dụng cụ dùng để tra tấn bị can trong lúc thẩm vấn. 
Thứ sáu, anh Nguyễn Hữu Tấn làm sao biết được trong cặp của điều tra viên có mang theo dao rọc giấy, để rồi lừa người đó ra ngoài và trộm lấy dao tự sát ? Hơn nữa, những người bất đồng chính kiến vẫn xác định rằng con đường đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam luôn đầy khó khăn và thử thách, khả năng bị bắt và giam cầm là không điều thể tránh khỏi, cho nên họ sẵn sàng đối mặt mà không bao giờ sợ hãi trốn chạy, càng không bao giờ chọn cách tự sát manh động. Anh Nguyễn Hữu Tấn không phải là trường hợp ngoại lệ.
Thứ bảy, tuy truyền thông nhà nước đưa tin anh Nguyễn Hữu Tấn có hành vi lật đổ chính quyền và tuyên truyền chống nhà nước bằng việc in cờ vàng, nhưng những người bất đồng chính kiến luôn ý thức rằng hành vi này không phải là tội phạm có thể dẫn đến án tử hình, bởi vì họ chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận và bày tỏ chính kiến ôn hoà của mình. Với ý thức và trách nhiệm lương tâm như vậy, liệu anh Nguyễn Hữu Tấn hay bất kỳ tù nhân lương tâm nào cần tự kết liễu đời mình theo cách manh động như vậy hay không ? 
Thứ tám, theo luật hiện hành, trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, bao gồm cả vụ án chính trị, toàn bộ các phòng thẩm vấn đều phải gắn camera công khai. Mọi diễn biến trong lúc thẩm vấn anh Nguyễn Hữu Tấn chắc chắn đã được camera ghi hình lại, như chính Công an tỉnh Vĩnh Long thừa nhận. Việc ghi hình trong khi thẩm vấn được thực hiện công khai, nên không bao giờ là tài liệu mật, phải cất giấu. Tuy Công an tỉnh Vĩnh Long nói đã cho gia đình anh Nguyễn Hữu Tấn xem băng ghi hình, nhưng mọi người trong gia đình anh đều xác nhận rằng băng ghi hình đó không thể xem được, nhất là không có cảnh mà công an bịa đặt rằng anh Nguyễn Hữu Tấn đã tự sát.
Thứ chín, nhiều vụ bắt bớ người bất đồng chính kiến vào đồn công an rồi tra tấn họ dã man trong những năm 2014, 2015 và 2016 đều đã bị đưa ra trước công luận. Không chỉ riêng bị can chính trị, mọi bị can trong các vụ án hình sự thông thường đều bị tra tấn và nhục hình như thế, nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra tại đồn công an đến mức báo động. Thêm vào đó, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đều trở thành đối tượng tấn công và hành hung của công an từ nhiều năm nay, nhất là trong những dịp lễ hội tôn giáo của họ. Những phần mềm nhũn trên đầu của anh Nguyễn Hữu Tấn chứng tỏ anh đã bị đánh đập rất dã man bằng dụng cụ tra tấn cứng trước khi chết. 
Thứ mười, một người tự sát không thể đâm dao rọc giấy (luôn không bao giờ sắt bén bằng dao thường) vào cổ mình rồi từ từ tự cắt cổ họng và đầu mình đến gần lìa khỏi cổ mới ngã xuống chết được. Vết tích trên cổ và đầu anh Nguyễn Hữu Tấn đã tự tố cáo bàn tay sát nhân của nhiều thủ phạm trong lúc thẩm vấn anh. Chắc chắn nhiều người đã hợp sức tra tấn và sát hại anh Nguyễn Hữu Tấn một cách dã man như tình trạng chúng ta đều đã thấy. Chính họ là bọn sát nhân, chứ không phải anh tự sát.
YÊU CẦU CỦA CHÚNG TÔI
Từ những nhận định trên, chúng tôi khẳng định rằng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn đã không tự sát, mà bị sát hại. Do vậy, chúng tôi yêu cầu Chính quyền và Công an tỉnh Vĩnh Long phải minh định cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn, cụ thể như sau : 
1. Chính quyền và Công an tỉnh Vĩnh Long phải cung cấp băng ghi hình toàn bộ buổi thẩm vấn anh Nguyễn Hữu Tấn cho gia đình anh và công bố công khai trên các phương tiện truyền thông. 
2. Tái khám nghiệm tử thi với sự giám sát của gia đình anh Nguyễn Hữu Tấn với sự tham gia của một nhóm luật sư và xã hội dân sự độc lập.
3. Mở một cuộc điều tra và khởi tố vụ án sát hại anh Nguyễn Hữu Tấn và khởi tố bị can đối với những người đã sát hại anh.
Công bố tại Việt Nam, vào ngày 08 tháng 5 năm 2017
------------------
Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên :
1. Ban Đại diện Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài. Đại diện : Chánh trị sự Hứa Phi.
2. Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện : Nhà báo Trần Quang Thành.
3. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ. Đại diện : Ông Mai Thái Lĩnh.
4. Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện : Lưu Hoàn Phố, Thái Hằng 
5. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện : Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
6. Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện : MS Nguyễn Hoàng Hoa 
7. Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện : Các Ông Lê Quang Hiển, Lê Văn Sóc
8. Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện : Ông Nguyễn Bắc Truyển
9. Hội Anh em Dân chủ. Đại diện : Mục sư Nguyễn Trung Tôn.
10. Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện : Cô Hà Thị Vân.
11. Hội Bầu bí Tương thân, Đại diện : Ông Nguyễn Lê Hùng
12. Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện : Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
14. Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đại diện : Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu
15. Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện : Thầy Vũ Mạnh Hùng.
16. Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng. Đại diện : Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng. 
17. Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện : Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
18. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện : Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ.
19. Nhóm Biểu tình Ủng hộ THQDV (Hoa Kỳ). Đại diện : Thái Hằng
20. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện : Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Nguyễn Công Bình.
21. Phong trào Dân Chủ Việt. Đại diện : Ông Sơn Nguyễn.
22. Phong trào Lao Động Việt. Đại diện : Đỗ Thị Minh Hạnh
23. Phong trào Liên đới Dân Oan. Đại diện : Bà Trần Ngọc Anh.
24. Phong Trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện : Hoàng Lê Hy Lai & Trần Quốc Việt
25. Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện : Hòa thượng Thích Không Tánh.
26. Tập hợp Quốc dân Việt. Hiệp nhất & Nối kết : Lm Nguyễn Văn Lý
27. Trang mạng nganlau.com. Đại diện : Vũ Hoàng Anh Bốn Phương
-------------------------
Các cá nhân :
1. André Menras - Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp -Việt
2. Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt.
3. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp
4. Đinh Hoàng, Cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Hoa kỳ.
5. Hoàng Dũng, Phó Giáo sư Tiến sĩ, Sài Gòn,
6. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn.
7. Huỳnh Anh Tú, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
8. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt.
9. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt.
10. Kha Lương Ngãi, Nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
11. Lê Anh Hùng, Nhà báo tự do, Hà Nội.
12. Lê Ngọc Thanh, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
13. Lư Văn Bảy, Cựu tù nhân lương tâm, Kiên Giang
14. Lý Đăng Thạnh, Người chép sử, Sài Gòn.
15. Nguyễn Cường, Kinh doanh, Praha, CH Séc.
16. Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học, Hà Nội.
17. Nguyễn Mỹ Hạnh Hélène, Đông y + Hoạ sĩ, Bruxelles, Bỉ 
18. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội.
19. Nguyễn Tạo, Công nhân hưu trí, California, Hoa Kỳ.
20. Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), Giáo viên, Hoa Kỳ.
21. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ
22. Nguyễn Thiện Nhân, Nhà báo tự do, Bình Dương.
23. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội.
24. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn.
25. Phạm Thanh Nghiên, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn
26. Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội.
27. Triệu Sang, Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, Sóc Trăng. 
28. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
29. Vũ Ngọc Phúc, Doanh nhân, Århus, Denmark.
30. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Pháp.