Chung quanh chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Việt Nam (Tổng hợp)

Trước ngày thủ tướng Việt Nam lên đường, các nhà quan sát cho rằng hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Donald Trump sẽ bàn luận về vấn đề thương mại song phương, trong đó đáng chú ý là việc Mỹ nhập siêu mà ông Trump không tán đồng, và hồ sơ Biển Đông, với mong muốn của Việt Nam là Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến New York (VietnamNet, 29/05/2017)
Tối nay (theo giờ Việt Nam) tức sáng 29/5 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Kennedy, New York, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ.
Chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đón Thủ tướng tại sân bay có Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga và cán bộ phái đoàn.
nxp1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến sân bay John F. Kennedy, New York. Ảnh : VGP
Ngày mai theo giờ Việt Nam, Thủ tướng sẽ gặp gỡ cán bộ phái đoàn Việt Nam tại New York và tiếp một số doanh nhân, trí thức gốc Việt.
Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc (1977-2017), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ, tại New York ngày 31/5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặp Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, tiếp đại diện thương mại và doanh nghiệp Mỹ, dự lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
nxp2
Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đón Thủ tướng tại sân bay. Ảnh : VGP
Ngày 1/6 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Donald Trump, gặp gỡ một số nghị sĩ và bộ trưởng Hoa Kỳ, dự tọa đàm và gặp gỡ các doanh nghiệp Hoa Kỳ, phát biểu tại Quỹ di sản…
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong chuyến thăm lần này, lãnh đạo hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian tới, đặc biệt trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh, các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như thế giới.
Thái An
******************
Ông Phúc đi Mỹ : Sẽ đạt lợi ích chính trị, kinh tế hay ngoại giao ? (BBC, 29/05/2017)
Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "có thể không mang đến một kết quả kinh tế hay chính trị gì đáng kể".
nxp3
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ là lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong khuôn khổ chuyến thăm từ ngày 29 tới 31/5, dự kiến ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, tiếp xúc một số nghị sĩ và bộ trưởng, dự tọa đàm với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, phát biểu tại Quỹ Di sản, tới thành phố New York để hội kiến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Hôm 29/5, Tiến sĩ Lê Vĩnh Triển từ Đại học Kinh tế Thành phố  Hồ Chí Minh nói với BBC : "Tôi nghĩ chuyến thăm Mỹ của ông Phúc có ý nghĩa về mặt ngoại giao, có thể tạo cho ông ấy một dấu ấn trong quan hệ quốc tế chứ có thể không mang đến một kết quả kinh tế hay chính trị gì đáng kể".
"Tuy nhiên có chút thú vị vì hai ông Trump và Phúc đều có vẻ thực dụng".
"Ông Trump thì chú trọng vấn đề nước Mỹ được gì về mặt kinh tế là chủ yếu, còn ông Phúc thì có vẻ cũng không đặt nặng đến các vấn đề khác ngoài tăng trưởng kinh tế".
Trước khi có chuyến đi chính thức tới Hoa Kỳ, Thủ tướng Phúc trong cuộc trả lời phỏng vấn của Bloomberg hôm 27/5 nói rằng ông tin tưởng mức tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đạt mục tiêu 6,7% mà chính phủ đề ra, trong lúc đảm bảo giữ lạm phát ở mức 4%. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận đây là mức tăng trưởng "rất khó đạt được".
"Trong bối cảnh nước Mỹ của ông Trump chủ trương bảo hộ mậu dịch thì bài toán kinh tế đặt ra cho Thủ tướng Phúc không phải đơn giản", Tiến sỹ Lê Vĩnh Triển nhận xét.
"Làm sao để Mỹ mở cửa thị trường cho xuất khẩu Việt Nam, làm sao hấp dẫn đầu tư Mỹ vào Việt Nam, thậm chí việc khuyến khích đầu tư Việt Nam tại Mỹ cũng không dễ vì Mỹ đang muốn chính các công ty Mỹ tạo công ăn việc làm trên đất Mỹ".
"Như vậy, nếu Thủ tướng Phúc làm được ít nhiều những việc này thì đã thành công".
nxp4
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quang Đạm (trái) và Chuẩn đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock tại lễ bàn giao tàu tuần duyên cho Việt Nam hôm 25/5
'Tính hình thức'
"Vì thế có thể chuyến thăm sẽ không có kết quả gì đáng kể về mặt kinh tế".
"Thay vào đó là những nhắc nhở từ phía Mỹ về mặt nhân quyền dân chủ, kêu gọi cải cách chính trị trong bối cảnh chính quyền Trump cũng không thực sự quan tâm lắm về vấn đề đó".
Ông Triển cho biết thêm : "Chưa bao giờ Mỹ ở vị thế mà tiếng nói kêu gọi tôn trọng các giá trị dân chủ nhân quyền, cải cách chính trị lại có thể mang tính hình thức như lúc này".
"Tuy vậy điều này lại có cái hay là làm Việt Nam tự nhận thấy rõ hơn đây là vấn đề của chính mình nếu muốn không lệ thuộc ngày càng quá mức vào Trung Quốc, một quốc gia bất chấp các giá trị phổ quát và thực dụng xem ra còn hơn Mỹ rất nhiều".
"Tình hình Việt Nam đang rất bi đát về hướng cải cách thể chế và bảo vệ môi trường, và những việc này không cho thấy là kết quả trực tiếp từ điều hành của cá nhân ông Phúc".
"Cho nên, nếu không chỉ quan tâm đến hình thức của chuyến đi, ông Phúc có thể nhấn mạnh mong muốn Mỹ trợ giúp giải quyết những vấn đề này".
"Nếu đạt được một cam kết nào đó về việc này, chuyến đi có thể xem như thành công".
Theo Giáo sư Jonathan London, Đại học Leiden, Hà Lan, thì thách thức lớn với chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc là tìm ra hướng để "đôi bên cùng có lợi".
"Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng trong giao thương của Việt Nam với Hoa Kỳ", ông London viết trong bài đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến Lược, CSIS.
"Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn sang Hoa Kỳ hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Đến cuối năm 2016, kim ngạch thương mại Việt - Mỹ (không bao gồm dịch vụ) giữa hai nước đã đạt 50 tỷ đôla mỗi năm, và được dự báo ​​sẽ tăng lên 80 tỷ đôla trước năm 2020. Đặc biệt, xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng một phần tư tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam".
Cũng liên quan đến chuyến đi Mỹ của ông Phúc, tờ South China Morning Post hôm 29/5 cho hay giới quan sát nhận định, dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đang lặng lẽ rút khỏi Biển Đông, về cơ bản cho phép Trung Quốc có thể tăng bá quyền tại khu vực này.
"Việc Mỹ thoái lui, gây bất lợi cho các quốc gia như Việt Nam, là một củ cà rốt lớn để đổi lại sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong vấn đề Bắc Hàn, điều mà Trump cần và sẵn sàng thỏa hiệp", báo này viết.
************************
Thủ tướng Việt Nam đi Mỹ : Biển Đông sẽ là một chủ đề bàn luận (RFI, 29/05/2017)
nxp5
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân tới Manila, Philippines, dự thượng đỉnh ASEAN, ngày 28/04/2017. Mohd RASFAN / AFP
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rời Hà Nội hôm nay, 29/05/2017 để bay sang Mỹ, bắt đầu chuyến công du tại Hoa Kỳ, mà đỉnh điểm sẽ là cuộc hội đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, Washington hôm 31/05. Theo nhiều nhà phân tích, hai hồ sơ nổi bật trong chương trình nghị sự sẽ là Biển Đông và thương mại song phương.
Theo chương trình dự kiến, điểm dừng đầu tiên của thủ tướng Việt Nam là New York, nơi ông sẽ tiếp xúc với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và dự lễ kỷ niệm 40 năm ngày Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Yếu tố quan trọng nhất trong chuyến thăm Mỹ là cuộc hội đàm giữa ông Nguyễn Xuân Phúc với tân tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 31/05 tại Nhà Trắng. Thủ tướng Phúc sẽ là lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tiếp xúc với tân tổng thống Mỹ từ ngày ông Trump nhậm chức.
Theo báo chí Việt Nam, trích nguồn tin bộ Ngoại Giao, hai lãnh đạo dự kiến sẽ hội đàm trong 90 phút về quan hệ song phương và hợp tác khu vực. Hai bên sẽ có họp báo chung sau cuộc gặp.
Trước ngày thủ tướng Việt Nam lên đường, các nhà quan sát cho rằng hai ông Nguyễn Xuân Phúc và Donald Trump sẽ bàn luận về vấn đề thương mại song phương, trong đó đáng chú ý là việc Mỹ nhập siêu mà ông Trump không tán đồng, và hồ sơ Biển Đông, với mong muốn của Việt Nam là Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực.
Hồ sơ này đã lại thu hút sự quan tâm trong những ngày gần đây, với sự kiện lần đầu tiên từ ngày ông Trump nhậm chức, Mỹ đã phái chiến hạm đi sát Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, và việc Hoa Kỳ bàn giao cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra mới và một chiếc tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton đã qua sử dụng.
Trong một bài phân tích dài công bố hôm 27/05/2017 trên tạp chí Mỹ The National Interest, giáo sư Alexandre Vuving, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương đã ghi nhận tuyên bố hôm 20/05 vừa qua của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Đại Diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer là ông rất muốn Hoa Kỳ "tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực". Đối với giáo sư Vuving, cách nay chỉ 5 năm thôi, một số lãnh đạo Việt Nam chỉ dám nghĩ như vậy, chứ không thể tuyên bố công khai như vậy.
Trọng Nghĩa
*********************
Chuyến thăm của ông Phúc tăng cường quan hệ Việt-Mỹ ? (VOA, 29/05/2017)
Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc tun này có chuyến thăm M với s kin quan trng nht là cuc gp gia ông vi Tng thng Donald Trump hôm 31/5 ti Tòa Bch c.
nxp6
Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc đã ri Hà Ni đi M hôm 28/5 (ảnh tư liu, 5/5/2017)
Trong một bài viết đăng hôm 29/5 trên trang tin Asia Sentinel, David Brown, người tng là mt nhà ngoi giao M vi nhiu kinh nghim v Vit Nam, cho hay sau khi ông Trump từ b Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đã xut hin nhng đn đoán rng Vit Nam có th mun đi đến mt hip đnh thương mi song phương vi M dn đến nhiu ci cách ging như các điu khon ca TPP.
Trong trương hp điu này là sự tht, ông Brown nhn đnh rng có l vic khi đng đàm phán v thương mi song phương s đng đu trong ngh trình ca ông Phúc khi đến Washington.
Ông David Brown nhận xét rng bn thân vic Th tướng Phúc gp 30 phút vi tng thng M cũng là một s kin có ý nghĩa 3 khía cnh.
Thứ nht, các nhà ngoi giao hàng Vit Nam, trong đó có Phó Th tướng Phm Bình Minh Hà Ni và Đi s Phm Quang Vinh Washington, đã thiết kế được mt thi khc quan trng là cuc gp đu tiên ca ông Trump ti Tòa Bch c vi mt v khách Đông Á.
Thứ hai, Việt Nam nhn được lý do đ hy vng rng đàm phán thương mi có cht lượng như TPP có th mang li kết qu.
Thứ ba, ông Phúc s có món quà cho M, đó là bày t vic Hà Ni mun mua mt s mt hàng quc phòng tiên tiến ca M. Đây s là khía cnh được ông Trump coi như là thành tu ca ông t cuc gp.
Từ Anh quc, Tiến sĩ v quan h quc tế Đoàn Xuân Lc viết trong mt bài đăng hôm 28/5 trên trang Asia Times rng xem xét nhng din biến trong quan h Vit-M t tháng 12 năm ngoái - khi ông Trump tr thành tổng thng đc c - đến nay, và nhng trao đi cp cao sp ti, có th thy rõ c chính quyn ca ông Trump và chính ph Vit Nam đu coi trng hp tác M-Vit và sn sàng ci thin điu này.
Theo Tiến sĩ Lc, M và Vit Nam đu có nhng đng lc v lợi ích để tăng cường quan h trong nhiu lĩnh vc quan trng.
Một trong nhng lĩnh vc đó là thương mi. Vic ông Trump rút khi TPP là mt đòn mnh đi vi Vit Nam. Thêm vào đó, Vit Nam b chính quyn ông Trump lit vào danh sách 16 nước b điu tra v gian lận thương mi. Nhưng thay vì phn ng tc gin, Vit Nam đã chn thái đ hp tác.
Hồi tháng 3, Ch tch Vit Nam Trn Đi Quang nói vi Đi s M Ted Osius rng Vit Nam "ng h thương mi t do trên cơ s bình đng và cùng có li". Phát biu ca ông Quang cho thấy Hà Ni lng nghe quan ngi ca ông Trump v s bt cân đi thương mi và sn sàng làm vic vi chính quyn ca ông đ làm cho thương mi tr nên cân bng và cùng có li.
Việt Nam chn lp trường như vy vì tiếp cn M, th trưởng xut khu ln nht ca Vit Nam, có tm quan trng cp thiết đi vi nn kinh tế da vào xut khu.
Trong năm 2016, kim ngạch thương mi Vit-M là 46,8 t đôla, trong đó Vit Nam xut sang M ti 38,1 t đôla. Cũng năm 2016, kim ngch thương mi Vit-Trung là 71 t đôla, song Việt Nam nhp t nước láng ging khng l ti 50 t đôla.
Điều quan trng hơn là so vi thương mi Vit-Trung, thương mi Vit-Mỹ có tính b sung hơn và vì vy có li hơn. Do đó, Tiến sĩ Đoàn Xuân Lc cũng nhn xét rng thương mi s đng đu trong nghị trình ca ông Phúc khi gp ông Trump.
Vị tiến sĩ cho rng mt vn đ quan trng không kém s được bàn tho là tranh chp Bin Đông.
Hồi tháng 3, Ch tch Quang ca Vit Nam nói vi Đi s Osius ca M rng ông Quang hoan nghênh s hp tác mnh m n ca M vi các nước trong khu vc đ duy trì t do hàng hi và hàng không, ng h gii quyết tranh chp thông qua các bin pháp ngoi giao và đi thoi trên cơ s lut pháp quc tế.
Thủ tướng Phúc có l s nhc li thông đip này khi đàm thoi vi Tng thống Trump hôm 31/5.
Vào lúc Philippines "đang tách ra" khỏi M và Malaysia ngày càng ng v Trung Quc, Vit Nam dường như là bên đòi ch quyn v Bin Đông duy nht - mc đ nht đnh - vn còn chng li s bành trướng ca Trung Quc Bin Đông. Việt Nam cũng là một trong nhng nước kêu gi M có cam kết mnh hơn đi vi khu vc.
Trong bối cnh như vy, Vit Nam có phn chc s tr thành mt đi tác quan trng ca M Đông Nam Á trong nhiu năm na nếu Washington và Hà Ni đt được nhng hip đnh quan trọng v thương mi, an ninh và các lĩnh vc khác đ nâng cp quan h hin mc đi tác toàn din hin nay.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lc ch ra rng do chuyến thăm ca ông Phúc din ra vào lúc ông Trump đang gp nhiu vn đ nghiêm trng, tht khó nói chc chắn liu ông Trump có vào v trí thun li đ đt được nhng đt phá như vy hay không.
(theo Asia Sentinel, Asia Times)

******************

Việt Nam cố thúc đẩy quan hệ với Mỹ (RFI, 29/05/2017)
nxp7
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và ngoại trưởng Mỹ John Kerry, trước cuộc họp ngày 13/01/2017, tại Hà Nội. Reuters
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/05/2017 tại Nhà Trắng, để thảo luận về những phương cách thắt chặt quan hệ song phương và đẩy mạnh hợp tác khu vực với Việt Nam, mà Washington đánh giá là "một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á".
Đây là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa tổng thống Trump với một lãnh đạo của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ là lãnh đạo đầu tiên của Đông Nam Á đến Nhà Trắng. Cuộc gặp gỡ này diễn ra vài tháng sau khi ông Trump quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, do cựu tổng thống Barack Obama khởi xướng, trong khuôn khổ chiến lược "xoay trục" sang Châu Á nhằm tăng cường quan hệ giữa Mỹ với các nước trong khu vực, hỗ trợ các nước Đông Nam Á trước đà bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là tại khu vực Biển Đông.
Kể từ khi lên cầm quyền, ông Donald Trump có vẻ như không còn đi theo chính sách "xoay trục" này nữa, vì theo một số nhà phân tích, ông đang cần đến Trung Quốc trong việc giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam có sẽ thay đổi không ?
Đến gặp tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 31/05 tới, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc là hy vọng sẽ có lời giải đáp cho câu hỏi đó. Đặc biệt lãnh đạo chính phủ Việt Nam muốn biết rõ hơn về chính sách của ông Trump về thương mại và Biển Đông.
Sau đây mời quý vị nghe ý kiến của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore :
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Singapore, 27/05/2017
Quan hệ Mỹ- Việt từ khi Tổng thống Trump lên cầm quyền
Trong bức thư gởi chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 23/02, mà nội dung đã được chính ông Quang tiết lộ vào cuối tháng 3 khi tiếp đại sứ Mỹ Ted Osius, tổng thống Trump đã khẳng định mong muốn "thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế, cùng Việt Nam và các nước trong khu vực đảm bảo hòa bình, thịnh vượng ở Châu Á - Thái Bình Dương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế".
Trước mắt, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ an ninh trên biển, thể hiện qua việc chuyển giao cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam 6 xuồng tuần tra biển Metal Shark, theo thông báo của đại sứ quán Mỹ vào tuần trước. Thông báo cho biết các xuồng tuần tra này sẽ hỗ trợ lực lượng cảnh sát biển Việt Nam "trong hoạt động tuần tra liên bờ biển và thực thi pháp luật về buôn lậu, buôn bán bất hợp pháp, cướp biển và các vụ cướp tàu có vũ trang, và đánh bắt cá bất hợp pháp". 
Năm ngoái Nhà Trắng cho biết, tính từ năm 2014 Washington đã cấp cho Việt Nam gần 46 triệu đôla để giúp Việt Nam xây dựng khả năng bảo vệ an ninh trên biển. Tuy nhiên, theo hãng tin UPI, vào năm 2016, Mỹ đã dự tính trao cho Việt Nam đến 18 chiếc tàu tuần tra biển, chứ không phải 6 chiếc. Phải chăng điều này có nghĩa là Washington sẽ bớt hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này ?
Có một điểm đáng chú ý là vài ngày trước cuộc gặp giữa hai lãnh đạo Việt-Mỹ ở Nhà Trắng, Hoa Kỳ đã điều một chiến hạm tiến vào khu vực 12 hải lý chung quanh một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Đây là hành động đầu tiên của Mỹ thách thức đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này kể từ khi ông Trump lên làm tổng thống.

Thanh Phương