Vì sao đảng mở chiến dịch kiểm tra tài sản hàng ngàn quan chức? (Thiền Lâm)

Gần một năm rưỡi sau Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã không chần chờ thêm nữa. Những gì thuộc về cái “dây cũ” cần phải bị thanh loại. Một cuộc “thay máu nhân sự” để phục vụ cho sự nghiệp chỉnh đảng đã bắt đầu. 




 
Ngày 23/5/2017, Bộ Chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng đã chính thức phát động chiến dịch kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của khoảng 1000 quan chức cao cấp.
Mục tiêu, hoặc những mục tiêu của chiến dịch trên là gì?
Ngay sau khi công bố quy định của bộ Chính trị về kiểm tra tài sản 1000 quan chức, báo Quân Đội Nhân Dân đã có bài viết với tựa đề đáng chú ý “Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của Đảng để kiểm soát quyền lực”, trong đó nhấn mạnh việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: Một điểm sáng nổi bật của năm 2016 là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc rất tích cực, quyết liệt; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở Trung ương đã diễn ra khá sôi động, có nhiều việc làm và làm được nhiều việc, có kết quả rõ rệt, được dư luận đồng tình, đánh giá cao, tạo ra một làn gió mới, niềm tin mới. Cái mới của thời gian gần đây là chủ động tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm khá nhiều, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra vi phạm; làm vụ nào ra vụ ấy, làm bài bản, khoa học, làm đến nơi, đến chốn; làm kỷ luật đảng trước không chờ kết luận của các cơ quan nhà nước, thực sự cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, báo chí, công luận...”.
Có một nét tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc về câu chuyện trên.
Đối tượng quan chức bị kiểm tra tài sản ở Trung Quốc là các cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ở Việt Nam cũng tương tự. Theo đó, các quan chức Việt nằm trong diện bị kiểm tra tài sản sẽ bao gồm các ủy viên bộ chính trị, ban bí thư, ủy viên trung ương, ủy viên thường vụ của các tỉnh/thành ủy. Con số này vào khoảng 1000 người.
Sau khi có quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra trung ương Việt Nam hứa hẹn sẽ có văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch, việc thực hiện yêu cầu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền, việc xử lý đơn thư kiến nghị phản ánh như thế nào; cũng sẽ có một hướng dẫn cụ thể, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch để tiến hành kiểm tra, giám sát bao nhiêu cuộc và như nào.
Cơ quan Kiểm tra trung ương còn “sẽ có thông cáo và công khai đầy đủ đến các cơ quan báo chí và nhân dân”…
Tháng Năm Việt Nam. 
 
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà quy định về kiểm tra tài sản 1000 quan chức được Tổng bí thư Trọng tung ra ngay sau khi xử lý kỷ luật một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng - bí thư thành ủy TP.HCM. 5 năm trước, 2012, Trung Quốc đã “đả hổ” Bạc Hy Lai - Bí thư Trùng Khánh, sau đó tiến hành chiến dịch kiểm tra tài sản cán bộ và chống tham nhũng mà đã khiến có đến tám chục quan chức phải tự sát.
Hiển nhiên, mục tiêu của đảng không còn đơn thuần là “chống tham nhũng”, mà  kể cả kiểm soát quyền lực, đặc biệt sau “bài học Nguyễn Tấn Dũng”.
Kiểm soát quyền lực lại là một đề tài được phe đảng khơi mào từ trước Đại hội 12 và ngày càng dồn dập cho đến nay.
Gần một năm rưỡi sau Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng đã không chần chờ thêm nữa. Những gì thuộc về cái “dây cũ” cần phải bị thanh loại. Một cuộc “thay máu nhân sự” để phục vụ cho sự nghiệp chỉnh đảng đã bắt đầu.

Chiến dịch trên là hành động tương tự như “cuộc cách mạng long trời lở đất” mà Tập Cận Bình và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) đã tung ra từ năm 2012 đến nay. Kết quả sơ bộ của chiến dịch này là “phái Giang Trạch Dân” (tổng bí thư cũ) đã bị loại ra gần hết. 

Theo VNTB