Cảnh giác với trò "ma mãnh" của Tô Lâm ! (Thái Hà)
Bà Nguyễn Phương Hằng, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Hoàng Ngọc Giao, và bà Hoàng Thị Minh Hồng, được thả gần như cùng một lúc.
Trong 4 người này, mỗi người bị bắt trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung, họ là những người có ảnh hưởng đến xã hội. Đây là lần mà nhà cầm quyền Việt Nam thả người "đại trà", khiến không ít ý kiến lạc quan về Tổng bí thư.
Ông Tô Lâm lên Tổng bí thư, điều khó nhất là làm sao phải cân bằng giữa các thế lực. Trong nước, thành phần bảo thủ vẫn đang rất mạnh. Với ngoài nước, đặc biệt là trong ván cờ giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Tô Lâm khó có thể quyết định theo ý mình. Trong bối cảnh có rất nhiều mối quan hệ, rất nhiều mối đe dọa, rất nhiều quyền lợi đan xen, làm sao để ông giữ cân bằng ?
Trong nội bộ Đảng, nếu ông Tô Lâm muốn đổi mới, ông phải triệt hạ hoàn toàn thành phần bảo thủ trong Đảng, hoặc phải kiểm soát được họ. Thành phần này còn khá đông, họ trung thành với cái gọi là "xã hội chủ nghĩa" một cách vô điều kiện. Họ không quan tâm đến lợi ích quốc gia, họ chỉ muốn duy trì chế độ độc tài toàn trị. Thành phần này rất sùng bái Nga Tàu, đặc biệt, họ thần thánh hóa Putin và Tập Cận Bình.
Đại diện cho trường phái này, rõ nhất là ông Lương Cường và ông Nguyễn Trọng Nghĩa, cùng đa số trong Tổng cục Chính trị.
Sau chuyến công du Mỹ, ông Tô Lâm phải ghé sang Cuba. Động thái này của ông Tô Lâm, được đánh giá là để làm hài lòng thành phần bảo thủ trong Đảng. Như vậy, Tô Lâm vẫn còn ngán và ngại thành phần này. Đây là rào cản rất lớn, khiến Tô Lâm không thể tự ý thay đổi mới được.
Đối với quan hệ quốc tế, những động thái gần đây cho thấy, ông Tô Lâm vẫn ưu tiên cho mối quan hệ với Bắc Kinh. Những cam kết giữa Việt Nam và Mỹ đã không được phía Việt Nam thực hiện, nguyên nhân được cho là, Việt Nam sợ Bắc Kinh không hài lòng. Như vậy, ông Tô Lâm không thể tự tách mình và tách Đảng khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh, thì làm sao, ông có thể mạnh dạn đổi mới ?
Nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã từng thả một số tù nhân lương tâm, để trao đổi với Mỹ và phương Tây trong những lần ký kết hiệp định thương mại hoặc lãnh đạo đi thăm các nước Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, thả người này rồi, nhà cầm quyền lại cho bắt người khác. Họ luôn duy trì một số lượng tù nhân lương tâm trong "kho", ở mức đủ để làm điều kiện trao đổi. Đấy là trò ma mãnh của một chính quyền bất lương, không phải là thiện chí.
Việc thả ông Trần Huỳnh Duy Thức và những tù nhân khác, không có dấu hiệu cho thấy, Tô Lâm có thiện chí đổi mới chính trị. Khả năng cao, lần này, Tô Lâm cũng sử dụng trò ma mãnh cũ rích, như ông và Đảng của ông đã dùng trong nhiều năm.
Tù nhân dự bị trong nước vẫn còn rất nhiều, thậm chí, Tô Lâm có thể cho bắt lại ngay người vừa được thả, để duy trì "kho" chứa tù nhân lương tâm của Đảng.
Ngoài những yếu tố như đối nội và đối ngoại cản trở sự thay đổi, thì còn một yếu tố khác rất quan trọng, đó là, Tô Lâm và các "đồng chí" của ông đang hưởng lợi rất lớn, từ việc nắm giữ quyền lực trong tay. Một Ủy viên Trung ương Đảng như Lê Đức Thọ, đã có trong tay hàng ngàn tỷ đồng, thì người đứng đầu như ông Tô Lâm, sẽ hưởng được bao nhiêu ? Nếu thay đổi, những đồng tiền bẩn của ông liệu có giấu được không, và ông cùng gia đình có còn được hưởng đặc quyền đặc lợi như hiện nay nữa hay không ?
Mỗi lần thả tù nhân lương tâm, như là việc Đảng cho dư luận "uống nước đường". Chỉ khác là, lần này, ông Tô Lâm cho nhiều đường hơn mà thôi. Sau đó, mọi việc vẫn trở về như quỹ đạo cũ.
Để đất nước thay đổi, cần một áp lực cực mạnh từ người dân, chứ không thể hy vọng vào sự tiến bộ của những cái đầu bảo thủ và đầy tham lam trong Đảng.
Khi dân khí còn thấp, thì không có động lực đủ mạnh để thúc đẩy Đảng phải thay đổi.
Trong ván cờ giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Tô Lâm khó có thể quyết định theo ý mình
Trong 4 người này, mỗi người bị bắt trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng tựu chung, họ là những người có ảnh hưởng đến xã hội. Đây là lần mà nhà cầm quyền Việt Nam thả người "đại trà", khiến không ít ý kiến lạc quan về Tổng bí thư.
Ông Tô Lâm lên Tổng bí thư, điều khó nhất là làm sao phải cân bằng giữa các thế lực. Trong nước, thành phần bảo thủ vẫn đang rất mạnh. Với ngoài nước, đặc biệt là trong ván cờ giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Tô Lâm khó có thể quyết định theo ý mình. Trong bối cảnh có rất nhiều mối quan hệ, rất nhiều mối đe dọa, rất nhiều quyền lợi đan xen, làm sao để ông giữ cân bằng ?
Trong nội bộ Đảng, nếu ông Tô Lâm muốn đổi mới, ông phải triệt hạ hoàn toàn thành phần bảo thủ trong Đảng, hoặc phải kiểm soát được họ. Thành phần này còn khá đông, họ trung thành với cái gọi là "xã hội chủ nghĩa" một cách vô điều kiện. Họ không quan tâm đến lợi ích quốc gia, họ chỉ muốn duy trì chế độ độc tài toàn trị. Thành phần này rất sùng bái Nga Tàu, đặc biệt, họ thần thánh hóa Putin và Tập Cận Bình.
Đại diện cho trường phái này, rõ nhất là ông Lương Cường và ông Nguyễn Trọng Nghĩa, cùng đa số trong Tổng cục Chính trị.
Sau chuyến công du Mỹ, ông Tô Lâm phải ghé sang Cuba. Động thái này của ông Tô Lâm, được đánh giá là để làm hài lòng thành phần bảo thủ trong Đảng. Như vậy, Tô Lâm vẫn còn ngán và ngại thành phần này. Đây là rào cản rất lớn, khiến Tô Lâm không thể tự ý thay đổi mới được.
Đối với quan hệ quốc tế, những động thái gần đây cho thấy, ông Tô Lâm vẫn ưu tiên cho mối quan hệ với Bắc Kinh. Những cam kết giữa Việt Nam và Mỹ đã không được phía Việt Nam thực hiện, nguyên nhân được cho là, Việt Nam sợ Bắc Kinh không hài lòng. Như vậy, ông Tô Lâm không thể tự tách mình và tách Đảng khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh, thì làm sao, ông có thể mạnh dạn đổi mới ?
Nhiều năm qua, chính quyền Việt Nam đã từng thả một số tù nhân lương tâm, để trao đổi với Mỹ và phương Tây trong những lần ký kết hiệp định thương mại hoặc lãnh đạo đi thăm các nước Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, thả người này rồi, nhà cầm quyền lại cho bắt người khác. Họ luôn duy trì một số lượng tù nhân lương tâm trong "kho", ở mức đủ để làm điều kiện trao đổi. Đấy là trò ma mãnh của một chính quyền bất lương, không phải là thiện chí.
Việc thả ông Trần Huỳnh Duy Thức và những tù nhân khác, không có dấu hiệu cho thấy, Tô Lâm có thiện chí đổi mới chính trị. Khả năng cao, lần này, Tô Lâm cũng sử dụng trò ma mãnh cũ rích, như ông và Đảng của ông đã dùng trong nhiều năm.
Tù nhân dự bị trong nước vẫn còn rất nhiều, thậm chí, Tô Lâm có thể cho bắt lại ngay người vừa được thả, để duy trì "kho" chứa tù nhân lương tâm của Đảng.
Ngoài những yếu tố như đối nội và đối ngoại cản trở sự thay đổi, thì còn một yếu tố khác rất quan trọng, đó là, Tô Lâm và các "đồng chí" của ông đang hưởng lợi rất lớn, từ việc nắm giữ quyền lực trong tay. Một Ủy viên Trung ương Đảng như Lê Đức Thọ, đã có trong tay hàng ngàn tỷ đồng, thì người đứng đầu như ông Tô Lâm, sẽ hưởng được bao nhiêu ? Nếu thay đổi, những đồng tiền bẩn của ông liệu có giấu được không, và ông cùng gia đình có còn được hưởng đặc quyền đặc lợi như hiện nay nữa hay không ?
Mỗi lần thả tù nhân lương tâm, như là việc Đảng cho dư luận "uống nước đường". Chỉ khác là, lần này, ông Tô Lâm cho nhiều đường hơn mà thôi. Sau đó, mọi việc vẫn trở về như quỹ đạo cũ.
Để đất nước thay đổi, cần một áp lực cực mạnh từ người dân, chứ không thể hy vọng vào sự tiến bộ của những cái đầu bảo thủ và đầy tham lam trong Đảng.
Khi dân khí còn thấp, thì không có động lực đủ mạnh để thúc đẩy Đảng phải thay đổi.
Thái Hà