Tự do tôn giáo trên giấy và đàn áp thực khi thi hành (Thiện Ý - Khánh An - RFA)
Tôn giáo là một trong những dân quyền căn bản của con người. Và vì vậy Hiến pháp các nước dân chủ (ngay cả độc tài) đều ghi nhận tín ngưỡng, tôn giáo hay vô thần, là quyền tự do lựa chọn của mọi công dân và được luật pháp bảo vệ.
Tôn giáo thuộc phạm trù đức tin
Thiện Ý, VOA, 23/03/2023
Tôn giáo thuộc phạm trù đức tin, là dân quyền hiến định, cần được pháp luật bảo vệ
Tôn giáo là một trong những dân quyền căn bản của con người. Và vì vậy Hiến pháp các nước dân chủ (ngay cả độc tài) đều ghi nhận tín ngưỡng, tôn giáo hay vô thần, là quyền tự do lựa chọn của mọi công dân và được luật pháp bảo vệ.
Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ.
Không phải chỉ mới đây mà đã từ lâu, một nhóm qui tụ những người Việt vô thần đội lốt tôn giáo cực đoan, đã viết báo, viết sách và các phương tiện truyền thông khác để phê bình chỉ trích, bài bác, đánh phá các tín đồ và giáo hội Công giáo nói riêng, Thiên Chúa giáo nói chung, trên hai bình diện giáo lý tín điều và lịch sử hình thành, phát triển giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Bằng những nhận thức và suy luận chủ quan dựa trên những căn cứ giả chân lẫn lộn, các tác giả đã ngụy biện, xuyên tạc sự thật, sử dụng những ngôn từ thiếu văn hóa lăng mạ Thượng Đế và các Thần Thánh mà hàng tỷ con người có chung niềm tin yêu tôn thờ ; xúc phạm thô bạo niềm tin tôn giáo cá nhân cũng như tập thể. Đồng thời, bằng mọi cách gian trá, họ đã mạ lỵ và phủ nhận công trạng các nhận vật lịch sử Việt Nam gốc Công giáo như Nguyễn Trường Tộ, Ngô Đình Diệm… Đồng thời kết tội sai trái, hồ đồ, vơ đũa cả nắm, rằng ngườ i Việt Nam Công giáo đã dẫn Pháp vào xâm lược Việt Nam và là tay sai Pháp thời Pháp thuộc. Sự thật lịch sử thế nào, chúng tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác.
Bài viết này của chúng tôi không nhằm tham gia một cuộc tranh luận hay "bút chiến" về tôn giáo với bất cứ ai, hữu thần cũng như vô thần. Chúng tôi viết bài này chỉ để trình bày nhận thức cá nhân về tôn giáo là một phạm trù Đức tin và là một dân quyền hiến định phải được mọi người tôn trọng, luật pháp bảo vệ trước mọi xâm hại thô bạo bất cứ từ đâu tới. Vì vậy chúng tôi xin lần lượt trình bày :
- Tôn giáo thuộc phạm trù Đức tin của cá nhân hay tập thể
- Tôn giáo là một trong những dân quyền hiến định cần được pháp luật bảo vệ
- Nên chăng quốc gia cần có luật bảo vệ niềm tin tôn giáo khi bị xâm hại, xuyên tạc, lăng mạ
I. Tôn giáo là một phạm trù Đức tin của cá nhân và tập thể
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, qua nhiều thời đại đến nay, vấn nạn muôn thuở của loài người vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng cho mọi người. Đó là, vũ trụ vạn vật, trong đó có con người, từ đâu đến, vận hành theo quy luật riêng của mỗi loài cũng như quy luật chung của muôn loài, qua thời gian năm tháng, hiện hữu, phát triển, suy thoái rồi tiêu vong, sẽ đi về đâu.
Con người là một sinh vật thượng đẳng, trong muôn vàn sinh vật hình thù, kích thước lớn nhỏ khác nhau, hữu hình cũng như siêu hình. Nhưng sự phát sinh sự sống, vận hành, phát triển và tiêu vong đều theo quy luật chung của loài động vật và quy luật riêng của mỗi loài sinh vật. Con người được coi là một sinh vật thượng đẳng nhờ bộ não có cấu tạo đặc biệt và phát triển nhanh hơn các sinh vật khác nên có khả năng nhận biết giới hạn về chính thân phận mình và ngày càng mở rộng tầm hiểu biết về vũ trụ vạn vật nhờ những phát minh khoa học kỹ thuật, giúp con người có thể khắc phục thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, cải tạo được môi trường sống ngày một thuận lợi trong việc mưu cầu hạnh phúc riêng (cá nhân) cũng như chung (gia đình và xã hội) của loài người.
Tuy nhiên, cho đến nay, dù tầm tri thức đã mở rộng, do khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bực, song vẫn hữu hạn, nên con người vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho những vấn nạn muôn thuở của loài ngươi, là vũ trụ, vạn vật trong đó có con người từ đâu tới và sẽ đi về đâu. Và vì vậy đã có hai cách trả lời tạm thời của hai loại con người : Hữu thần và vô thần.
Người vô thần thì cho rằng vũ trụ vạn vật tự nhiên mà có và vận hành theo quy luật tự nhiên ; không có thế giới nào tồn tại ngoài thế giới vật chất. Không có tinh thần hay thần linh nào tạo ra vũ trụ vạn vật. Con người cũng thế, sự sống hình thành theo quy luật truyền sinh và cuộc sống muôn màu muôn vẻ, trong đó hạnh phúc và đau khổ, công, tội, hiền, ác, thưởng, phạt… là các mặt đối lập của cuộc sống, tất cả chỉ phát sinh, tồn tại, phát triển, tiêu vong theo quy luật, ngay trong thế giới này, không có gì tồn tại sau cái chết của con người.
Trái lại, những con người hữu thần, tiêu biểu như những tín đồ và các giáo hội Thiên Chúa giáo, bằng cặp mắt Đức tin tôn giáo đã xác tín rằng từ khởi thủy, vũ trụ vạn vật trong đó có con người là do Thiên Chúa tạo dựng và cho chúng vận hành theo quy luật chung cũng như riêng. Cuộc sống trong thế giới này với các mặt đối lập : hạnh phúc và đau khổ, tội lỗi và công phúc, thiện và ác… tất cả chỉ là tạm thời, cuộc sống bất hoàn, là tiền đề cho con người tạo dựng một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc vĩnh cửu, hay đưa con người đến một cuộc sống cùng khổ đời đời sau cái chết. Tất cả tùy thuộc vào công phúc hay tội lỗi mà con người đã làm trong suốt cuộc đời trên trần thế.
Các nhận thức khái quát trên, đã dẫn đưa đến những nhân định sau đây :
1. Có sự khác biệt giữa hai phạm trù khoa học và phạm trù đức tin tôn giáo
Khoa học là phạm trù "tri thức" của con người, là những sự hiểu biết căn cơ, có thể chứng minh bằng luận lý và thực nghiệm và là một chân lý tuyệt đối, vì được mọi người hữu thần cũng như vô thần công nhận như 2+2=4. Con người đã và đang nỗ lực mở rộng"tầm tri thức hữu hạn" để khám phá vô hạn các quy luật vận hành của vũ trụ vạn vật, với ước mong tìm được "chân lý tuyệt đối", để có được câu trả lời trọn vẹn được mọi người công nhận, cho các câu hỏi muôn thuở của loài người : Vũ trụ, vạn vật trong đó có con người, từ đâu tới và sẽ đi về đâu ?
Tôn giáo là phạm trù "Đức tin" của mỗi con người, tiếp nối phạm trù "tri thức hữu hạn", do mỗi con người tùy theo hoàn cảnh sống, đã được chọn lựa cho ngay khi chào đời do gia đình và tiếp tục giữ Đức tin sau này khôn lớn ; hay khi có đủ ý thức tự nguyện, tự giác lựa chọn một niềm tin tôn giáo riêng… Tất cả đều để tự giải đáp cho những vấn nạn muôn thuở của loài người và thể hiện Đức tin trong cuộc sống để đạt cùng đích của cuộc đời. Đức tin tôn giáo không thể chứng minh bằng luận lý và thực nghiệm, vì nó vượt khỏi"tầm tri thức hữu hạn" con người. Những gì mà ánh sáng khoa học (phạm trù tri thức) chưa soi rọi tới, thì ánh sáng tôn giáo (phạm trù Đức tin) sẽ soi rọi tạm thời.
2. Phạm trù "Đức tin tôn giáo" là không thể và không nên tranh luận
Chính sự khác biệt giữa hai phạm trù "Tri thức khoa học" và "Đức tin tôn giáo", nên không thể và không nên có các cuộc tranh luận (về giáo lý, tín điều…), dưới bất cứ hình thức nào (miệng hay bút chiến…) giữa những người khác tôn giáo hay giữa những người hữu thần với vô thần ; chỉ với mục