Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vừa chấm dứt cam kết những gì ?

Thượng đỉnh Washington : Mỹ, ASEAN cam kết tăng cường quan hệ

Thanh Phương, RFI, 14/05/2022

Sau hai ngày họp thượng đỉnh tại Washington, hôm 13/05/2022, các lãnh đạo Hoa Kỳ và ASEAN đã ra một tuyên bố chung, cam kết sẽ nâng quan hệ giữa hai bên từ "đối tác chiến lược" lên "đối tác chiến lược toàn diện" vào tháng 11 tới.

summit1

Tổng thống Joe Biden tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN tại Bộ Ngoại giao, Washington ngày 13/05/2022. AP - Susan Walsh

Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo ASEAN họp tại Washington và là cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên do một tổng thống Mỹ chủ trì kể từ năm 2016.

Theo hãng tin AFP, hôm qua 13/05, trong cuộc họp, tổng thống Joe Biden đã hứa là Hoa Kỳ sẽ sát cánh lâu dài với các nước Đông Nam Á trước đà bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông Biden xem quan hệ đối tác Mỹ-ASEAN là "rất quan trọng" và tuyên bố : " Chúng ta sẽ khởi động một thời kỳ mới cho quan hệ Mỹ - ASEAN".

Về phần phó tổng thống Kamala Harris, bà cũng cho biết chính quyền Mỹ "nhìn nhận tầm quan trọng chiến lược mang tính sống còn" của vùng Đông Nam Á và khẳng định Hoa Kỳ sẽ hiện diện ở khu vực này "trong nhiều thế hệ nữa", đồng thời nhấn mạnh đến việc bảo đảm tự do hàng hải ở các vùng biển mà Mỹ đang bị Trung Quốc thách thức.

Nhân dịp này, tổng thống Biden thông báo sẽ bổ nhiệm ông Yohannes Abraham, chánh văn phòng của Hội đồng An ninh Quốc gia, làm đại sứ Mỹ bên cạnh Ban thư ký của ASEAN ở Jakarta, chiếc ghế vẫn bị để trống kể từ năm 2017 khi ông Donald Trump lên làm tổng thống.

Trong bản tuyên bố chung gồm 28 điểm, các lãnh đạo Hoa Kỳ và ASEAN, còn bày tỏ sự ủng hộ bản "Đồng thuận 5 điểm" về Miến Điện, đạt được ở Jakarta vào tháng 04/2021, kêu gọi chấm dứt bạo lực và đối thoại xây dựng giữa các bên để chấm dứt khủng hoảng. Tại cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần này, tập đoàn quân sự Miến Điện đã không được mời.

Bản tuyên bố chung Mỹ-ASEAN cũng tái khẳng định sự tôn trọng "chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine. Tuy nhiên, bản tuyên bố không lên án đích danh nước Nga về cuộc xâm lược Ukraine.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 14/05/2022

**********************

Vi Trung Quc là trng tâm, Biden cam kết 150 triu đô la vi các nhà lãnh đo ASEAN

VOA, 13/05/2022

Tng thng Hoa K Joe Biden s hp vi các nhà lãnh đo Đông Nam Á vi li ha chi 150 triu đô la cho cơ s h tng, an ninh, chun bcho đi dch và các n lc khác nhm chng li nh hưởng ca đi th Trung Quc.

summit3

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Hoa Kỳ và ASEAN tại Bộ Ngoại giao ở Washington, DC, Hoa Kỳ, vào thứ Sáu, ngày 13 tháng 5. Ảnh: Bloomberg

Hôm 12/5, ông Biden bt đu hi ngh thượng đnh hai ngày vi Hip hi 10 quc gia Đông Nam Á (ASEAN) ti Washington vi ba ăn ti dành cho các nhà lãnh đo ti Tòa Bch c trước khi hi đàm ti B Ngoi giao vào th Sáu 13/5.

Chính quyn ca ông hy vng nhng n lc này s cho các nước thy rng Washington vn tp trung vào n Đ Dương - Thái Bình Dương và thách thc lâu dài ca Trung Quc, vn là đi th cnh tranh chính ca nước này, bt chp cuc chiến  Ukraine.

Ch trong tháng 11, Trung Quc đã cam kết h tr phát trin 1,5 t USD cho các nước ASEAN trong vòng 3 năm đ chng li Covid vàthúc đy phc hi kinh tế.

Mt quan chc cp cao ca chính quyn Hoa K nói vi các phóng viên : "Chúng tôi cn đy mnh vai trò ca chúng tôi  Đông Nam Á". "Chúng tôi không yêu cu các quc gia đưa ra la chn gia Hoa K và Trung Quc. Tuy nhiên, chúng tôi mun làm rõ rng Hoa K tìm kiếm các mi quan h mnh m hơn".

Cam kết tài chính mi bao gm đu tư 40 triu đô la vào cơ s h tng nhm giúp kh khí carbon trong ngun cung cp đin ca khu vc và 60 triu đô la cho an ninh hàng hi cũng như khong 15 triu đô la tài tr y tế đ giúp phát hin sm Covid-19 và các đi dch hô hp khác, mt quan chc nói. Ngun vn b sung s giúp các quc gia phát trin kinh tế k thut s và lut trí tu nhân to.

Cnh sát bin Hoa K cũng s trin khai mt tàu đến khu vc đ giúp các đi tàu đa phương chng li nhng gì Washington và các nước trong vùng mô t là đánh bt trái phép ca Trung Quc.

Tuy nhiên, các cam kết vn ít i so vi mi quan h và nh hưởng sâu rng ca Trung Quc trong vùng.

Ông Biden đang làm vic trên nhiu sáng kiến hơn liên quan đến vùng này, bao gm d án đu tư cơ s h tng có tên Xây dng Li Thếgii Tt đp hơn và Khung kinh tế n Đ - Thái Bình Dương (IPEF). Nhưng c hai đu chưa được hoàn thin và d kiến s không ni bt trong các thông báo ti cuc hp này.

Hi ngh thượng đnh đánh du ln đu tiên các nhà lãnh đo ASEAN tp hp thành mt nhóm ti Tòa Bch c và cuc hp đu tiên ca h do mt tng thng Hoa K ch trì k t năm 2016.

Các nước ASEAN cũng chia s quan ngi v Trung Quc và rt mun thúc đy quan h vi Washington.

Vic Trung Quc khng đnh ch quyn đi vi các vùng bin rng ln  Bin Đông đã khiến nước này chng li các thành viên ASEAN làVit Nam và Philippines, trong khi Brunei và Malaysia cũng đưa ra yêu sách đi vi mt phn Bin Đông.

Tuy nhiên, các nước trong khu vc cũng đã tht vng trước vic Hoa K chm tr trong vic trình bày chi tiết các kế hoch tham gia kinh tế k t khi cu Tng thng Donald Trump t b hip ước thương mi khu vc vào năm 2017.

IPEF d kiến s được khi đng trong chuyến đi ca ông Biden ti Nht Bn và Hàn Quc vào tun ti. Nhưng các nhà phân tích và ngoi giao cho biết ch có hai trong s 10 quc gia ASEAN - Singapore và Philippines - d kiến s nm trong nhóm các quc gia ban đu đăng ký tham gia các cuc đàm phán theo IPEF, vn hin không mang li kh năng tiếp cn th trường m rng mà các quc gia Châu Á thèm mun, vì mi quan tâm ca ông Biden đi vi công ăn vic làm ca người M.

Các nhà phân tích nói rng mc dù các nước ASEAN chia s mi quan ngi ca Hoa K v Trung Quc, nhưng h vn thn trng v vic đng v phe vi Washington hơn, do mi quan h kinh tế ch yếu ca h vi Bc Kinh và các ưu đãi kinh tế hn chế ca Hoa K.

Mt c vn ca Th tướng Campuchia Hun Sen, nhm chc t năm 1985 nhưng mi thc hin chuyến thăm Nhà Trng đu tiên, nói vi Reuters rng ông Biden nên dành nhiu thi gian hơn vi các nhà lãnh đo nếu ông nghiêm túc mun nâng cao quan h vi vùng này.

C vn, Kao Kim Hourn, cho biết Campuchia, quc gia có quan h kinh tế cht ch vi Trung Quc, s không "chn phe" gia Washington và Bc Kinh mc dù đu tư ca Hoa K vào đt nước ca ông đang tăng lên.

Theo Reuters

Nguồn : VOA, 13/05/2022

*************************

Quan hệ Mỹ-ASEAN : Khối Đông Nam Á chờ đợi gì từ phía Washington ?

Trọng Nghĩa, RFI, 12/05/2022

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN mở ra trong hai ngày kể từ hôm 12/05/2022, tại Washington. Tất cả các nhà phân tích đánh giá đây là một nỗ lực của Mỹ nhằm chứng tỏ với các nước Đông Nam Á là Washington rất nghiêm túc trong quyết tâm dấn thân vào khu vực, đặc biệt vào lúc Hoa Kỳ đang phải chú ý đến cuộc chiến tại Ukraine.

summit2

Quang cảnh phòng họp Thượng đỉnh US – ASEAN 2022 tại Tòa Bạch Ốc ngày 12/5/2022.

Trong chiều hướng ngược lại, các nước ASEAN cũng rất cần đến sự hiện diện của Mỹ để khỏi bị Trung Quốc thâu tóm. Câu hỏi đặt ra là khối Đông Nam Á đang chờ đợi những gì từ phía Washington ?

Theo các nhà quan sát, mong đợi của khối ASEAN đối với Mỹ rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn trong hai vế an ninh và kinh tế. 

Trong một bài phân tích ngày 12/05, kênh truyền thông Mỹ CNBC đã trích dẫn ông Joshua Kurlantzick, một thành viên cấp cao về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại CFR của Mỹ nhận định rằng khối ASEAN muốn thấy Hoa Kỳ đưa ra được một khuôn khổ hợp tác kinh tế với với một số nhượng bộ giành cho các nước Đông Nam Á, và "một chiến lược rõ ràng hơn đối với an ninh khu vực, đặc biệt là liên quan đến Biển Đông". 

CNBC ghi nhận là chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính quyền Biden, được công bố vào tháng 2 vừa qua đã xác định rằng Washington sẽ tìm kiếm các cơ hội để Bộ Tứ, một tập hợp bao gồm 4 nước Ấn, Mỹ, Nhật, Úc, làm việc với các quốc gia Đông Nam Á. Thế nhưng, về phần mình ASEAN lại muốn thấy Hoa Kỳ hậu thuẫn mạnh hơn cho các sáng kiến của chính khối nước Đông Nam Á. 

Bên cạnh đó, còn có vấn đề khối AUKUS, bao gồm Úc, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ, một liên minh an ninh quân sự ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương được ra mắt vào tháng 9 năm ngoái. Khối ASEAN lo ngại rằng AUKUS có thể làm mờ nhạt các diễn đàn an ninh khu vực, Diễn đàn An ninh ASEAN ARF, hay cơ chế Thượng đỉnh Đông Á EAS 

Trả lời CNBC, Joanne Lin, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc viên Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore, cho rằng "ASEAN có thể muốn thấy hậu thuẫn nhiều hơn từ phía Hoa Kỳ đối với các cơ chế do ASEAN lãnh đạo, thay vì đối với các nhóm nhỏ như QUAD và AUKUS". Theo chuyên gia này, khối Đông Nam Á rất cần đến sự ủng hộ của Mỹ chẳng hạn như đối với chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của ASEAN, công bố vào năm 2019. 

Một trong những điểm cốt lõi mà giới phân tích ghi nhận là Khối Đông Nam Á không muốn bị Hoa Kỳ dồn vào thế bị buộc phải chọn lựa giữa Washington và Bắc Kinh. 

Chuyên gia về Đông Nam Á Brian Harding, thuộc Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Mỹ USIP, hôm 09/05 nhận định, "các nước ASEAN hết sức cảnh giác trước thực tế rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với chính họ. Bất chấp sự đa dạng của họ, các nước ASEAN đều muốn có một Hoa Kỳ hiện diện và gắn bó ở Đông Nam Á để cân bằng ảnh hưởng có thể trở thành thống trị của Trung Quốc". Thế nhưng, theo ông Harding : Điều họ không muốn là buộc phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Chờ đợi của ASEAN đối với Mỹ dĩ nhiên cũng liên quan đến lãnh vực kinh tế. 

Tại thượng đỉnh Washington lần này, Hoa Kỳ có thể thảo luận với các đối tác ASEAN về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương đã được tổng thống Biden loan báo trước đây, một cơ chế giúp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên. 

Hiện nay, khuôn khổ này đang được hoàn chỉnh, nhưng chuyên gia Lin tại Singapore đã thấy rằng các khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, cũng như các chuẩn mực cao về lao động và môi trường mà Washington đòi hỏi có thể không hợp với một số nước ASEAN". 

Do vậy, rất có thể là Đông Nam Á sẽ chờ đợi một số nhượng bộ từ Washington trên lãnh vực này.

**************************

Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Nhà Trắng

Trọng Nghĩa, RFI, 12/05/2022

Theo lời mời của tổng thống Mỹ Joe Biden, Hoa Kỳ và khối các nước Đông Nam Á (ASEAN) họp hội nghị thượng đỉnh đặc biệt trong hai ngày, 12 và 13/05/2022. Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng được chọn làm nơi tổ chức thượng đỉnh, một dấu hiệu nhằm cho thấy Washington vẫn đặt trọng tâm vào khu vực Thái Bình Dương, ngay cả khi phải đối phó với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

   summit4

   Tổng thống Mỹ Joe Biden họp thượng đỉnh Mỹ -ASEAN lần đầu tiên tại Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ ngày 12/05/2022.  La Prensa Latina / Bilingual Media, 12/05/2022

Theo chương trình dự kiến, tổng thống Mỹ bắt đầu các cuộc hội đàm với các lãnh đạo Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á ngay từ tối nay tại Nhà Trắng nhân một buổi dạ tiệc. Các cuộc tiếp xúc chính thức hơn sẽ diễn ra vào ngày mai, 13/05 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington. 

Trong số 10 thành viên ASEAN, chỉ có lãnh đạo 8 nước đến Hoa Kỳ tham dự thượng đỉnh Mỹ ASEAN lần này, bao gồm Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Chính quyền quân sự Miến Điện không được mời, trong lúc tổng thống Philippines mãn nhiệm Rodrigo Duterte không đến được vì lý do thay đổi lãnh đạo ở Manila. Đại diện Việt Nam là thủ tướng Phạm Minh Chính. 

Về ý nghĩa của Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần này, ông Kurt Campbell, điều phối viên phụ trách Ấn Độ-Thái Bình Dương thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết là chính quyền Mỹ luôn luôn quyết tâm thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á để giải quyết các vấn đề ​​v khí hu, kinh tế và giáo dc.

Tại một cuộc hội thảo do Viện Hòa Bình Hoa Kỳ tổ chức hôm qua, ông Campbell thừa nhận rằng các chính quyền Mỹ trước đây đã tạo ra cảm giác kém tập trung vào vùng Đông Á hoặc Ấn Độ-Thái Bình Dương và để bị cuốn hút vào những thách thức cấp bách khác. Đối với với ông, tình trạng đó sẽ "không thể tái diễn". 

Theo hãng tin Mỹ AP, ngoài các hồ sơ hợp tác, tổng thống Mỹ Biden cũng dự kiến ​​tho lun vi các nhà lãnh đạo ASEAN về cách giải quyết tình hình Miến Điện, cũng như về Trung Quốc và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. 

Theo ông Campbell cho biết là chính quyền Mỹ hy vọng là các cuộc đàm phán sẽ "trực tiếp, lịch sự, nhưng đôi khi cũng có thể hơi khó chịu" vì Hoa Kỳ và các thành viên ASEAN không cùng quan điểm trên mọi vấn đề. 

Một ví dụ là tổng thống Biden đã kêu gọi loại Nga khỏi hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 dự kiến ​​vào tháng 11 ti đây, nhưng điu này đãb thành viên ASEAN là Indonesia, nước gi chc ch tch luân phiên G20 phản đối. 

Tại một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo ASEAN vào năm ngoái, ông Biden từng cho biết Washington sẽ bắt đầu đàm phán với các quốc gia Thái Bình Dương về việc phát triển một khuôn khổ kinh tế khu vực. Theo ông Campbell, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ được thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh năm nay, mặc dù vẫn chưa rõ kết quả cụ thể ra sao. 

Tại một cuộc hội thảo khác ở Washington vào đầu tuần này, đại sứ Nhật Bản tại Washington cho biết là khuôn khổ đó có thể được khởi động trong chuyến thăm Tokyo sắp tới của tổng thống Biden. 

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Washington diễn ra trước khi Biden bắt đầu vào tuần tới một chuyến thăm đến Hàn Quốc và Nhật Bản - chuyến thăm Châu Á đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống. Theo kế hoạch, tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp các nhà lãnh đạo nhóm Bộ Tứ QUAD bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. 

Trong thời gian đầu của nhiệm kỳ, ông Biden đã tìm cách tập trung nhiều hơn vào Bộ Tứ và cải thiện quan hệ với các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và bị xem là đối thủ kinh tế và an ninh quốc gia đáng ngại nhất của Mỹ.

Trọng Nghĩa