Tưởng nhớ Thiền sư trong tĩnh lặng (Nhiều tác giả)
Ở phương Tây, Thích Nhất Hạnh được đánh giá là một trong những thiền sư có ảnh hưởng nhất thế giới, một nhà triết học, thần học truyền bá những thông điệp từ bi, nhân bản để xóa bỏ hận thù, đã được nhiều cộng đồng lắng nghe.
Đất nước tôi, đất nước của những xung đột bất tận
Nguyễn Nam, VNTB, 23/01/2022
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Ngài là người nổi tiếng trên thế giới. Theo một số trang mạng thì ngài thường được xếp thứ 2 hay thứ 3 trong số những người hướng dẫn tâm linh còn đang sống ; đứng thứ nhất, tất nhiên là Đức Dalai Lama.
Một trong những cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, "Peace Is Every Step : The Path of Mindfulness in Everyday Life" (An lạc từng bước chân) được ghi nhận là đứng số 12 trong 100 tác phẩm tâm linh quan trọng nhất trong thế kỷ XX.
Nhưng đối với người Việt, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại cũng là một trong những tác nhân gây chia rẽ khá trầm trọng.
Buồn cho đất nước tôi !
Kẻ thỏa hiệp ?
Sinh thời, thiền sư Thích Nhất Hạnh từng đối diện với cáo buộc như kẻ phản đồ, qua lập luận rằng điều nổi bật hơn về thiền sư là đã được trưởng thành trong căn nhà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thiền sư cùng tu, cùng ăn, cùng ở với những đồng đạo của mình. Thế nhưng, trong mấy chục năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của ngài bị bức tử, đồng đạo của ngài bị tù đày, quản chế… Và ngài thì vẫn im lặng.
Cay nghiệt hơn khi không ít lên án rằng, "là một trưởng tử của Như Lai, ngài đã làm gì để lấy lại hương vị tinh nguyên của Giáo lý nhà Phật khi bị Đảng cộng sản đang bỏ chung vào một soong để chiên xào xáo trộn với chủ nghĩa Mác-Lê như khẩu hiệu ‘Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội’. Ngài nghĩ gì và đã làm gì ?"…
Đầu năm 2005, trong sự chào đón nồng nhiệt, thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước sau gần 40 năm xa quê hương với tăng đoàn khoảng 200 người của mình. Ngài xuất hiện trong những buổi nói chuyện mà khán giả là đảng viên ở thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế và Hà Nội.
Cũng vào lúc đó, hòa thượng Thích Quảng Độ sống một mình trong một căn phòng bị quản thúc tại Thiền viện Thanh Minh ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong lần về nước sau 40 năm của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh đến thăm hòa thượng Thích Trí Quang nhưng không thăm được hòa thượng Thích Quảng Độ.
Tên phản động ?
Dưới mắt nhà cầm quyền Việt Nam thì đã có lúc thiền sư Thích Nhất Hạnh được coi là một ‘tên phản động lưu vong’.
Một tài liệu của Bộ Công an, viết (trích) : "Ngày 20/2/2007, Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng đoàn gồm 150 người với gần 30 quốc tịch khác nhau về Việt Nam lần thứ hai.
Lần này, ý đồ mượn tôn giáo để làm chính trị của ông bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc ông tổ chức "trai đàn chẩn tế" ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Lợi dụng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Sư ông Thích Nhất Hạnh cho phát tán tài liệu, đề cao, khuếch trương Pháp môn tu tập Làng Mai, phủ nhận những đóng góp rất nhiệt tình và tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc tổ chức "trai đàn chẩn tế", cứ y như không có ông, thì "trai đàn" chẳng bao giờ được hình thành.
Có lẽ ai đã xem hình ảnh Sư ông Thích Nhất Hạnh xuất hiện tại các "trai đàn chẩn tế" trên báo chí, truyền hình, hoặc xem trực tiếp, cũng đều thấy chướng. Chỉ là một "thiền sư", đứng đầu một môn phái, mà ông đi dưới lọng vàng, cạnh ông là sư nữ Thích Nữ Chân Không – y như vua và hoàng hậu ! Thiên hạ đồn rằng ông với bà Chân Không có "quan hệ" rất gần gũi, chẳng biết thật hay không, nhưng năm 2006, khi một phái đoàn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sang Pháp, thăm Làng Mai, đã phải gửi Sư ông Thích Nhất Hạnh một bức thư, trong đó đề nghị : "Xin sư ông về ở với tăng, sư nữ Chân Không về ở với ni để tránh dư luận".
Và mặc dù ông tuyên bố không can thiệp, không phát biểu những vấn đề liên quan đến chính trị, nhưng khi được lãnh đạo Nhà nước Việt Nam tiếp kiến, Sư ông Thích Nhất Hạnh liền đưa ra đề nghị 10 điểm, trong đó có những điểm như : "Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thể Ban Tôn giáo chính phủ…".
Nhìn nét mặt tự mãn của ông, hầu hết tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam – xưa kia vẫn kính nể ông qua những cuốn sách ông đã viết, như "Đường xưa mây trắng", "Nói với tuổi hai mươi", "Bông hồng cài áo", "Nẻo về của Ý", hoặc những bài thuyết giảng của ông ở Trường đại học Vạn Hạnh bao nhiêu thì bây giờ, tăng, ni lại càng cảm thấy thất vọng về ông bấy nhiêu, nhất là khi ông tuyên bố : "Pháp môn Làng Mai tự bổ nhiệm truyền giới, tấn phong, bầu trụ trì, viện chủ, phó viện chủ mới mà không cần phải thông qua Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (dừng trích).
Thời điểm của tài liệu cáo buộc nêu trên, thì Tổng bí thư Đảng là ông Nông Đức Mạnh.
Đạo Phật là uyển chuyển
Hai mươi hai năm về trước, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, trong lời đề nghị của thiền sư Thích Nhất Hạnh về cách thức ăn mừng Một Ngàn Năm Thăng Long gồm 12 điểm, nhà tu hành nổi tiếng khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên :
"Ân xá cho những người bị lưu đày và tù tội, trong đó có tội góp ý cho chính quyền, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đa giáo hội, kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Cho phép một số phạm nhân được chuộc tội bằng công tác xã hội dưới sự che chở, giám sát và bảo lãnh của các vị xuất gia thuộc các tôn giáo". Các đề nghị này được vị thiền sư tổng hợp trong một văn bản mà theo ngài, không có tính cách tôn giáo, mà chỉ nhằm xây dựng"một nền đạo đức toàn cầu có công năng lành mạnh hóa và từ bi hóa xã hội và cứu hộ được hành tinh".
Tuy nhiên, ngài nhắc lại ảnh hưởng của đạo Phật trong xã hội Việt Nam thời Lý, "đời thuần từ nhất trong lịch sử" (lời sử gia Hoàng Xuân Hãn), và khẳng định phải ghi nhớ điều này khi ăn mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Lý Thái Tổ, vị vua đầu của thời Lý, đã đặt đô tại Thăng Long năm 1010. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, do vậy, cho rằng "Cách thức ăn mừng 1000 năm Thăng Long hay nhất là nỗ lực của chính quyền và của toàn dân làm được và tiếp tục được những việc mà tiền nhân đã làm trong những năm đầu của kinh thành Thăng Long".
Trong số các khuyến nghị có việc lập trường đại học mang tên Thiền sư Vạn Hạnh, thiết lập giờ đạo đức học ở mọi cấp bậc giáo dục, miễn thuế và tha thuế cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí hạn chế sử dụng đồ nhựa, đồ nylon và tăng cường ăn chay. Ngài cũng yêu cầu Nhà nước cho triệu tập đại hội Phật giáo trong và ngoài nước để thành lập lại giáo hội Phật Giáo dân lập "hoàn toàn đứng ngoài chính trị".
Thời điểm đó, Tổng bí thư Đảng vẫn là ông Nông Đức Mạnh.
Sự kiện Bát Nhã
Năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được phía chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai ở tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng. Vào năm 2006, Hoa Kỳ quyết định bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Đến năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO.
Năm 2007, nhân chuyến thăm Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lập trai đàn cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế. Cũng trong năm 2007, nhân chuyến thăm thứ hai về Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nên chấm dứt sự kiểm soát của chính phủ đối với tôn giáo. Lời khuyên này của ngài bị chính phủ coi là vi phạm luật pháp Việt Nam.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam quy định các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước để được hoạt động. Những quy định chặt chẽ của luật này đã bị các giới chức tôn giáo trong và ngoài nước chỉ trích là vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Không lâu sau đó, vào tháng 8 năm 2008, công an tỉnh Lâm Đồng ra công văn trục xuất khoảng 400 tu sinh Làng Mai khỏi tu viện Bát Nhã. Từ khoảng giữa năm 2009 đến cuối năm 2009, các tu sinh Làng Mai ở tu viện Bát Nhã liên tục bị những nhóm người lạ mặt đến tấn công. Chính quyền thì nói rằng vụ việc xảy ra là do những bất đồng giữa các nhà sư trong tu viện Bát Nhã với các tu sinh Làng Mai cư trú ở đây. Những tu sinh này sau đó phải đến cư ngụ tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nhưng họ vẫn bị truy đuổi khỏi chùa này.
Đến cuối năm 2009, khoảng gần 200 tu sĩ Làng Mai cư ngụ tại chùa Phước Huệ bị yêu cầu phải rời khỏi chùa này chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc đó đã phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Bát Nhã được tỵ nạn ở Pháp.
Trong một bức thư gửi các tu sinh Làng Mai ở Việt Nam vào tháng 12 năm 2009, thiền sư Thích Nhất Hạnh viết rằng :
"Theo pháp luật hiện thời, chúng ta có quyền sống và tu tập bất cứ ở nơi nào trên quê hương mình, nhưng không biết vì sao chúng ta lại không được hưởng cái quyền ấy khi mà chúng ta không vi phạm bất cứ một pháp luật nào, khi mà chúng ta chỉ muốn tu tập và hướng dẫn tu tập trong khuôn khổ của pháp luật và của truyền thống Phật giáo".
Ngài cũng cáo buộc các viên chức chính quyền đã đối xử thô bạo với các tu sinh, thuê côn đồ tấn công tu viện. Ngài viết :
"Tiền đâu để họ thuê côn đồ ? Đó có phải là tiền thuế mà dân nạp cho họ để họ có lương bỗng để sống và để làm những việc thất đức như vậy ? Tại sao lại giả danh Phật tử để đánh phá Phật tử, giả danh nhân dân để dối gạt và đàn áp nhân dân ?"…
Nhà hoạt động xã hội dân sự
Năm 1956, thiền sư Thích Nhất Hạnh làm Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thập niên 1960, ngài lập nên trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức từ thiện giúp dựng lại các làng bị lửa đạn chiến tranh, xây trường học, trạm xá, và hỗ trợ những gia đình vô gia cư sau chiến tranh ở Việt Nam.
Ngài cũng là một trong những người thành lập Đại học Vạn Hạnh, trường tư thục danh tiếng, tập trung nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4/1965, đoàn sinh viên trường Vạn Hạnh đưa ra "lời kêu gọi vì hòa bình", với nội dung chính là thúc giục hai miền Nam – Bắc tìm "giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho người dân Việt Nam cuộc sống hòa bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sau này, ngài tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia. Tuy nhiên, mục đích chính của những chuyến đi ra nước ngoài của ngài vẫn là vận động cho hòa bình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở nước ngoài từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, cư ngụ chủ yếu tại Tu viện Làng Mai, vùng Dordogne, miền tây nam nước Pháp.
Bất kể những ý kiến trái chiều xung quanh cuộc đời tu hành, ảnh hưởng chính trị, ngài là một chứng nhân của lịch sử đầy thăng trầm và bi ai của Việt Nam trải dài gần một thế kỷ.
Hãy để lịch sử phán xét
Xưa có ba nhà sư : Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ. Cả ba đều tinh thông Phật pháp. Nhất Hạnh nói hay và viết giỏi. Trí Quang có tài lãnh đạo và được quần chúng tin tưởng. Quảng Độ học vấn cao và giỏi ngoại ngữ.
Xưa có ba nhà sư : Khi chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, họ tranh đấu cùng những nhà sư khác. Nhất Hạnh kêu gọi tự do tôn giáo và hòa bình cho Việt Nam ở hải ngoại. Trí Quang dẫn đầu hàng vạn các nhà sư, Phật tử biểu tình ở Sài Gòn. Quảng Độ, nhỏ tuổi nhất trong ba người, sát cánh cùng Phật tử trên đường phố.
Xưa có ba nhà sư : Khi những người cộng sản đến, họ rẽ ra ba hướng khác nhau. Nhất Hạnh nổi tiếng thế giới với tăng đoàn Làng Mai. Trí Quang chịu cảnh tù đày và không bao giờ nói về chính trị nữa. Quảng Độ tiếp tục cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, trở thành nhà sư bị giam lỏng lâu nhất ở Việt Nam.
Giờ thì tất cả đều về cõi an nhiên. Lịch sử sẽ còn nhắc kể về ba nhà sư này bằng nhiều lát cắt, góc nhìn đa diện mà người đời sau lắm khi dễ nhầm lẫn giữa thực – hư từng giai đoạn thăng trầm của chính trị nước nhà.
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 23/01/2022
*********************
‘Tâm tang’ tĩnh lặng cho Thiền sư Nhất Hạnh
Ngọc Lễ, VOA, 22/01/2022
Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra dưới hình thức ‘tâm tang’ để mọi người ‘tưởng nhớ đến ông một cách nhẹ nhàng, tĩnh lặng’, Đạo tràng Mai thôn và Tổ đình Từ Hiếu cho biết trong một bản cáo bạch chung.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng thế giới, viên tịch vào lúc nửa đêm ngày 22 tháng 1 năm 2022 ở Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế. Ông thọ 95 tuổi.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước kiểm soát sẽ để môn đồ pháp quyến Thiền sư toàn quyền tổ chức tang lễ theo ý nguyện của ông và sẽ hết lòng hỗ trợ để thực hiện tang lễ ‘theo nghi thức cấp cao của Giáo hội’, theo công văn vừa được loan báo.
Trước đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hay còn được gọi là ‘Sư Ông Làng Mai’ – nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng thế giới – đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu ở Huế ở tuổi 95 sau nhiều năm bị đột quỵ.
Công văn của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gọi Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ‘vị cao Tăng của Phật giáo Việt Nam có nhiều công lao trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp’ và là ‘vị Thiền sư hướng đạo của Phật giáo đồ trên thế giới’.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng là người của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vốn bị chính quyền đàn áp và Đạo tràng Mai thôn của ông độc lập với giáo hội nhà nước.
Khóa tu 7 ngày
Nghi thức ‘tâm tang’ này được tổ chức theo di huấn của chính Thiền sư Nhất Hạnh. Theo đó, tang lễ sẽ không có nghi lễ, không kèn trống, không vòng hoa, không trướng liễn theo truyền thống mà trở thành ‘khóa tu im lặng trong 7 ngày’.
"Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập chung với chúng tôi – tâm niệm cúng dường – để cho toàn bộ tang Lễ Tâm Tang được diễn ra trong sự im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng", bản cáo bạch viết.
Sau lễ trà tỳ (tức hỏa thiêu) vào ngày 29/01, Thiền sư sẽ không được an táng trong các bảo tháp như truyền thống mà xá lợi của ông sẽ được chia ra để ở Tổ đình Từ Hiếu và các tự viện của Làng Mai trên khắp thế giới, cũng theo cáo bạch.
Theo thời khóa tang lễ mà VOA có được, thì hoạt động chủ yếu trong 7 ngày tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ngồi thiền, thiền hành, tụng kinh, tụng giới luật. Riêng ngày cuối cùng sẽ có các nghi lễ ‘cung tuyên tiểu sử, cung tiễn, lễ phất trần, lễ rước kim quan’.
Tổ đình Từ Hiếu đang bày trí hôm 22/01/2022 để chuẩn bị cho tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Hình ảnh phát trực tiếp từ Tổ đình Từ Hiếu trên trang mạng xã hội của Làng Mai cho thấy trong ngày 22/1, khi chưa tẩm liệm, nhục thân Thiền sư trong trang phục nâu sồng nằm ngay ngắn trên một chiếc giường nhỏ trong gian thất nhỏ, không đắp mặt, hai tay khép lại. Phía đầu giường là bàn thờ nhỏ đặt dưới một di ảnh lớn. Một số pháp tử quỳ xung quanh trong khi một số khác đến lễ lạy, chiêm bái rồi lui ra.
‘Không khí yên ắng’
Có mặt ở Tổ đình Từ Hiếu ngay sáng sớm ngày 22/1, anh Phạm Châu Thương, pháp danh Tâm Đạo Hỷ, cư sĩ tiếp hiện của Pháp môn Làng Mai đến từ thành phố Hồ Chí Minh, cho biết anh đã mua vé bay ra Huế ngay trong đêm sau khi biết tin Sư Ông Làng Mai viên tịch.
Theo lời anh mô tả thì ‘mọi người đang đổ về Từ Hiếu nhưng không khí rất là yên lặng’. "Nếu ai đó đi vào chùa sẽ không biết là đang có lễ tang của một vị cao tăng. Mọi người vào, đảnh lễ, vãn cảnh rồi ngồi nghỉ theo từng nhóm rất là yên lặng", anh nói với VOA.
Theo lời anh thì chính quyền sở tại có cắt cử công an đến giữ gìn trật tự và ngay trong buổi sáng, ‘các vị cao tăng ở Huế đã có mặt đầy đủ’ nhưng không có vòng hoa.
"Trong không khí yên lặng bao trùm đó thì tất nhiên bất cứ ai đến viếng đều không thể ồn ào", anh Thương, vốn đi theo Pháp môn Làng Mai từ năm 2005 khi lần đầu tiên Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước, nói thêm.
Anh cho biết trong lúc nhà chùa đang dựng rạp, đặt bàn thờ, làm long vị để chuẩn bị phát tang vào ngày mai thì đã có nhiều người ‘xin vào đảnh lễ nhục thân của Sư Ông nhưng không được vì không gian chật hẹp’.
"Cho nên các Phật tử cứ tùy nghi. Có người đứng đảnh lễ từ xa. Có người đi một vòng thiền hành. Có người đứng ở vòng ngoài vái vọng xong rồi về", anh cho biết.
Kể về giây phút cuối cùng của Thiền sư, anh nói với VOA là anh nghe quý Thầy kể lại rằng ‘Sư Ông nằm yên, mắt yếu dần và đi thôi chứ không có biểu hiện gì’.
‘Để tang trong lòng’
Vị cư sĩ tiếp hiện này giải thích rằng ‘tâm tang là để tang trong lòng’ và cho biết đây là tập quán trước giờ của Tăng thân Làng Mai và đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh ‘hướng dẫn cho các đệ tử khi Thầy còn khỏe’.
"Bản thân tôi theo Thầy đã lâu, tôi chấp nhận hình thức (tâm tang) này", anh nói và cho biết anh đã thuyết phục được gia đình làm ‘tâm tang’ khi cha anh qua đời.
"Bảy ngày khóa tu là để mọi người trở về sống với giây phút hiện tại như điều mà Sư Ông luôn nhắc nhở các xuất sĩ và cư sỹ", anh nói thêm. "Đó là cách tốt nhất để tưởng nhớ bậc Đạo sư chứ không phải nghi lễ, cúng kiếng rìng rang hay than khóc".
Theo anh Thương giải thích vì việc tổ chức ‘tâm tang’ cho Thiền sư Nhất Hạnh là vấn đề ‘được cả hội đồng giáo thọ Làng Mai quyết định vì đây là điều mà chúng tôi lĩnh hội từ Thầy’.
Riêng ngày tang lễ cuối cùng, anh cho biết sẽ làm theo nghi lễ truyền thống theo ý nguyện của quý Thầy Tổ đình Từ Hiếu.
Do đó, trong những ngày tang lễ, anh nói hàng cư sĩ và xuất sĩ sẽ ‘theo đúng thời khóa, giữ sự yên lặng, đi lại nhẹ nhàng’ và ‘làm những điều thiện để hồi hướng công đức cho Thầy’.
Anh Thương trở thành cư sĩ tiếp hiện, tức hàng đệ tử tại gia ‘tiếp xúc với giây phút hiện tại’ từ năm 2013 (Triết lý của Làng Mai là sống sâu sắc ở giây phút hiện tại). Anh cùng vợ đã tổ chức ‘tăng thân tại gia’ ở thành phố Hồ Chí Minh được 10 năm để truyền pháp môn cho giới trẻ bên cạnh công việc chính của anh là chủ một công ty du lịch.
Anh cho biết nhóm tăng thân tại gia của anh ở thành phố Hồ Chí Minh vào tối ngày 22/10 sẽ có buổi ngồi thiền ‘để gửi năng lượng bình an đến Sư Ông’ và cũng để ‘ôn lại công hạnh, những lời dạy của Sư Ông để xem mình học được những gì, đã tiếp nối được những gì của Thầy’.
"Các tăng thân, đạo tràng của Làng Mai trên khắp thế giới cũng làm như vậy", anh cho biết.
‘Thầy không mất đi’
Giải thích về thái độ có phần bình thản này, vị cư sĩ tiếp hiện này nói : "Có thể mọi người cũng có đau buồn trong lòng, nhưng có lẽ chúng tôi đã được Thầy dạy khá kỹ về không sinh, không diệt, không sợ hãi".
Chúng tôi đều hiểu rằng ‘Thầy không mất đi mà sẽ còn được tiếp nối trong chính các học trò’.
"Tôi quán chiếu điều này khá thường xuyên nên khi người thân mình mất và bây giờ là Sư Ông, dù có buồn nhưng tâm lý đã chuẩn bị nên tâm khá an", anh nói.
Khi được hỏi Pháp môn Làng Mai sẽ tiếp nối thế nào nếu không còn Thiền sư Nhất Hạnh làm người dẫn đường, anh nói : "Giáo pháp Thầy đã dạy hết, trao hết rồi. Nếu thực hành lời dạy của Thầy, sống theo giáo pháp đó, thì nó sẽ được trao truyền cho thế hệ tương lai".
"Giáo pháp còn mãi không phải vì Sư Ông còn sống hay không", anh nói thêm và cho biết đó là lý do anh duy trì sinh hoạt tăng thân tại gia ‘để cố gắng trao truyền những gì mình đã học được cho các bạn trẻ’.
Anh Thương cho biết hiện giờ có rất nhiều môn đồ pháp quyến của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ở nhiều nơi trên thế giới muốn đến Huế tham dự tang lễ nhưng trong hoàn cảnh dịch bệnh ‘chắc chắn nhiều người sẽ về không kịp’ dù tang lễ được kéo dài đến 7 ngày.
"Ví dụ như các vị bên Thái Lan, mỗi tuần có hai chuyến bay, một chuyến là ngày hôm nay thì đi xét nghiệm bằng PCR sẽ không kịp, còn để đến chuyến sau thì quá trễ vì về còn phải cách ly ba ngày nữa nên họ đang tính đi đường vòng qua Singapore", anh nói.
Ngọc Lễ
Nguồn : VOA, 22/01/2022
************************
Sống Tỉnh Thức với Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Ngô Nhân Dụng, VOA, 22/01/2022
Trong cuốn "Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi" (dịch tiếng Anh :No Death, No Fear), Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thật. Biết như vậy thì mình không còn sợ cái chết nữa. Các đệ tử của ông đang cần suy ngẫm điều này sau khi nghe tin thầy qua đời.
Trang web Làng Mai thông báo về sự ra đi của Hòa Thượng Nhất Hạnh. (Hình : Trích xuất từ plumvillage.org)
Tháng Hai năm 2019, tuần báoTime ở Mỹ viết, "Vị sư dạy Thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời ;" nhận xét rằng : "Nhất Hạnh được nhiều người phương Tây gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức".
Thiền sư Thích Nhất Hạnh không phải chỉ đóng góp vào việc phổ biến phương pháp "Sống Tỉnh Thức". Ông đã nối kết các tư tưởng sâu xa trong kinh điển đạo Phật Bắc tông (thường gọi là Đại Thừa) với những các phương pháp hành trì được Nam tông chú trọng, như Thiền Hành và Thiền Minh Sát, Vipassana.
Đây là một truyền thống của Phật giáo Việt Nam, từ nhiều đời. Thích Nhất Hạnh cho thế giới nhìn thấy và công nhận có một nền Phật giáo Việt Nam mà ông là người tiêu biểu, bên cạnh các truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, vân vân, đã được truyền bá rộng từ trước.
Nước Việt Nam là nơi Phật giáo Nam tông và Bắc tông đều có mặt. Một kinh căn bản được Phật giáo Nam tông hành trì là Anapana đã được Thiền sư Khương Tăng Hội ở Giao Châu dịch thànhAn Bang Thủ Ý từ thế kỷ thứ ba. Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường khuyên nọi người thực tập "thiền hành", một phương pháp mà các vị tăng sĩ Thái Lan, Miến Điện, Campuchia thực tập mỗi ngày.
Đối với giới truyền thông phương Tây thì nói đến Thích Nhất Hạnh là họ nghĩ tới "mindfulness", và ngược lại. Ngày nay, mindfulness đã thành một phong trào, từ sinh hoạt tâm linh, văn hóa, xã hội, đến cả trong kinh doanh và quân sự !
Đầu tháng Tư, 2019, nhật báo New York Times loan tin quân đội Mỹ cũng tập mindfulness. Tướng Walter Piatt, chỉ huy quân Mỹ ở Iraq mỗi buổi sáng ngồi thở chậm và đều, bắp thịt cằm thả lỏng và mắt chăm chú nhìn vào một cây dừa. Ông cho thuộc cấp tập "quán niệm" để cải thiện khả năng chú ý và ngăn ngừa bệnh tâm thần do căng thẳng gây ra vì chiến trận. Ông đã đọc kết quả các cuộc nghiên cứu của bà Amishi Jha, một giáo sư tâm lý học ở Đại học Miami.
Hải quân Hoàng gia Anh, quân đội các nước Hòa Lan và New Zealand cũng đang áp dụng mindfulness trong chương trình huấn luyện. Trong tuần đầu tháng Tư, khối NATO có một cuộc hội thảo về phương pháp mindfulness ở Berlin.
Cứ 10 người Mỹ thì có 6 người đã thử tập Mindfulness. Các công ty Google, Apple, General Mills, Goldman Sachs và Aetna đang cho nhân viên thực tập. Năm 2012 có 260 triệu đô la "đầu tư" vào Mindfulness. "Công nghệ quán niệm" mỗi năm thu nhập 1,2 tỷ đô la.
Từ năm 2006, Công ty General Mills ởGolden Valley, Minnesota, bắt đầu có những buổi ngồi thiền nửa giờ vào buổi sáng, nghe chuông và theo dõi hơi thở. Công ty bán lẻ Target, tại trụ sở ở Minneapolis, có những buổi tập quán niệm hàng tuần. Ông tổng giám đốc trông thấy một nhân viên vừa đi vừa ngó