Nam Thái Bình Dương: Thế thượng phong sẽ thuộc về Úc hay Trung Quốc?

Những cuộc khẩu chiến ngoại giao nảy lửa giữa Canberra và Bắc Kinh cùng những đòn trả đũa trực tiếp của Trung Quốc nhắm vào hoạt động xuất khẩu thương mại của Úc vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu và được đàm phán ôn hòa. Trong khi đó, Úc và Trung Quốc lại tiếp tục mở cuộc chạy đua ráo riết hơn bao giờ hết để tranh giành tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Nam Thái Bình Dương. 

Ảnh minh họa: Núi Tavurvur, một phần của núi lửa Rabaul caldera, ở Papua New Guinea, một đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương.
Ảnh minh họa: Núi Tavurvur, một phần của núi lửa Rabaul caldera, ở Papua New Guinea, một đảo quốc thuộc Nam Thái Bình Dương. © Wikipedia

Những cuộc khẩu chiến ngoại giao nảy lửa giữa Canberra và Bắc Kinh cùng những đòn trả đũa trực tiếp của Trung Quốc nhắm vào hoạt động xuất khẩu thương mại của Úc vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu và được đàm phán ôn hòa. Trong khi đó, Úc và Trung Quốc lại tiếp tục mở cuộc chạy đua ráo riết hơn bao giờ hết để tranh giành tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Nam Thái Bình Dương.

Nếu nước Úc coi các đảo quốc Nam Thái Bình Dương là những láng giềng vốn có mối quan hệ bang giao tốt đẹp từ lâu; thì trong hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc coi các đảo quốc là những nơi lý tưởng thực hiện giấc mộng bá chủ thế giới của mình.

Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích bức tranh toàn cảnh cuộc chạy đua đối trọng giữa Úc và Trung Quốc tại khu vực Nam Thái Bình Dương.(*)

***

RFI : Thưa ông, nếu điểm qua lịch sử thiết lập ngoại giao, đặc trưng mối quan hệ giữa Úc và các đảo quốc Nam Thái Bình Dương là gì và có ý nghĩa đặc biệt như thế nào đối với vấn đề an ninh quốc phòng của nước Úc ?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Khi nói đến Nam Thái Bình Dương, chúng ta nói đến vùng biển rộng lớn phía Nam của Thái Bình Dương. Nhưng, trong quan hệ của Úc với các nước Nam Thái Bình Dương, thường gọi là các đảo quốc Nam Thái Bình Dương thì cách nhìn nhận vấn đề sẽ rõ ràng hơn. Trong lịch sử, nước Úc và các đảo quốc Nam Thái Bình Dương đã có mối bang giao tốt đẹp từ lâu.

Trước năm 1999, Nam Thái Bình Dương là vùng tương đối ổn định, không có sóng gió. Từ 1999 trở đi là thời điểm Bắc Kinh bắt đầu chính sách “Vươn ra toàn cầu”. Theo đó, Nam Thái Bình Dương được coi là một vùng có thể “được” hoặc “bị” Trung Quốc ảnh hưởng, đem lại nhiều quyền lợi chiến lược cho Bắc Kinh. Mặc dù trước đây và ngay cả hiện tại, Đài Loan cũng có sự hiện diện trong vùng Nam Thái Bình Dương, nhưng Đài Loan không phải là một đối tác cạnh tranh với nước Úc. Kể từ khi có sự hiện diện của Bắc Kinh với chính sách “Vươn ra toàn cầu”, nước Úc buộc phải có những phản ứng.

Đặc trưng của mối quan hệ, nói một cách tóm tắt, nước Úc có một chương trình kết hợp nâng cấp trong liên hệ với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Theo đó, cụm từ mà nước Úc dùng chính thức là “Đối tác được lựa chọn” (Partner of Choice). Có nghĩa, nước Úc tôn trọng sự độc lập của các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, và dù là những nước rất nhỏ, nhưng nước Úc muốn các quốc gia Nam Thái Bình Dương chọn mình làm đối tác. Theo nghĩa, nước Úc là một quốc gia thân hữu, đã phát triển, giàu có hơn và có khả năng giúp đỡ các nước nhỏ Nam Thái Bình Dương để họ có thể phát triển kinh tế, cho dân chúng có đời sống an bình hơn và nhất là an toàn hơn, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 hiện nay.

Tất nhiên, ngoài kinh tế và thương mại, vấn đề an ninh quốc phòng tại Nam Thái Bình Dương với các đối tác Nam Thái Bình Dương cũng rất quan trọng. Nó không chỉ quan trọng cho nước Úc mà còn cho New Zealand, Mỹ, Nhật Bản và cả Pháp. Trong Thế chiến thứ II, Nam Thái Bình Dương đã từng là địa bàn của những trận chiến hải quân rất mãnh liệt, chẳng hạn, trận chiến Coral Sea hồi tháng 05/1942 giữa hải quân Mỹ và hải quân Nhật Bản với sự tham gia của hải quân Úc. Trước đó, tháng 2/1942, Darwin, thủ phủ của lãnh thổ Bắc Úc cũng đã bị Không quân Nhật Bản tấn công. Trong bối cảnh Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản là quốc gia thù địch của Úc nhưng trong bối cảnh của năm 2021, Trung Quốc lại là nước có sự cạnh tranh và đe dọa được nước Úc.

Nước Úc là một lục địa lớn, chưa từng bị quân ngoại nhập xâm lăng. Nếu bây giờ Trung Quốc, một quốc gia không đồng hành với nước Úc, và giả sử có một trận chiến nào đó xảy ra, miền Bắc nước Úc cũng sẽ bị ảnh hưởng, bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Sức mạnh quân sự đó tiến gần hơn khi Bắc Kinh thiết lập được những cơ sở không xa lục địa Úc Châu gọi là để phát triển kinh tế với khả năng nhằm sử dụng về mặt quân sự.

Thủ tướng Papua New Guinea, Peter O'Neill trong cuộc gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 26/04/2019.
Thủ tướng Papua New Guinea, Peter O'Neill trong cuộc gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 26/04/2019. AP - Parker Song

RFI: Được cho như đòn trả đũa gián tiếp Canberra và lợi dụng sự liên minh lỏng lẻo giữa các đảo quốc Thái Bình Dương, trong thời gian qua, Bắc Kinh thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn nữa với chính quyền các quốc đảo bằng các dự án viện trợ kinh phí lớn. Cụ thể, Trung Quốc thực hiện những dự án trọng điểm nào trên Thái Bình Dương, thưa ông?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Trong mối quan hệ với Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1949, khi Mao Trạch Đông chiếm được Bắc Kinh và thiết lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lúc bấy giờ, Trung Quốc hãy còn yếu và chưa được phát triển. Tuy nhiên, kể từ năm 1999 và đặc biệt là dưới thời của ông Tập Cận Bình, khi ông bắt đầu sáng kiến “Vành đai và Con đường”, vùng Nam Thái Bình Dương trở thành vùng rất quan trọng.

Tại vì, ông Tập Cận Bình coi các đảo quốc Nam Thái Bình Dương là phần nối dài của kế hoạch gọi là “Đường tơ lụa hàng hải mới”, bắt đầu từ Nam Hoa đi qua Biển Đông rồi đi vào vùng các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở, đồng thời có sự vận động rất mạnh mẽ về phương diện sử dụng quyền lực mềm để “chinh phục” hay “thuyết phục” các đảo quốc Nam Thái Bình Dương.

Thứ nhất, làm thế nào để làm cho các đảo quốc Nam Thái Bình Dương xoay chiều, công nhận và thiết lập mối quan hệ bang giao với Bắc Kinh thay vì Đài Bắc. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Bắc Kinh nhằm cô lập hóa Đài Loan. Trước kia, có khoảng 13 nước thiết lập bang giao với Đài Loan với tư cách chính thức là Cộng hòa Trung Hoa Dân quốc. Nhưng, dần dần, trước sức mạnh của Bắc Kinh, rất nhiều nước, trong đó có Solomon Islands là nước sau cùng từ bỏ Đài Bắc để theo Bắc Kinh.

Thứ hai, Trung Quốc thiết lập những mối quan hệ quan trọng với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, đặc biệt, những chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở để gọi là giúp đỡ Nam Thái Bình Dương. Chương trình này được thảo luận rất sôi nổi, có người gọi đó là “một bẫy nợ”, tương tự như sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Người khác cho đó là một “cử chỉ cao đẹp” của một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới.

Cựu Bộ trưởng Phát triển Quan hệ Quốc tế Úc, nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells gọi đó là “một con đường dẫn đến bế tắc”. Ngay cả, dưới thời Tổng thống Donald Trump (Mỹ), Phó Tổng thống Mike Pence cũng gọi những dự án xây đường, xây cầu là “những lộ đi một chiều, lộ đi về Bắc Kinh, không đem lại sự hữu ích gì cho các quốc gia Nam Thái Bình Dương”.

Quan trọng hơn thế, Trung Quốc có vẻ như đang thực hiện kế hoạch tại Nam Thái Bình Dương tương tự như kế hoạch của Trung Quốc tại Biển Đông. Tức là, thiết lập những hạ tầng cơ sở kinh tế có thể sử dụng được về phương diện quân sự. Cụ thể, cách đây không lâu, Trung Quốc đã xây một phi đạo trên đảo Kanton thuộc nước Kiribati để giúp nước này phát triển.

Nhưng, thật sự đây là một địa điểm mà trước kia, trong thời Đệ nhị Thế chiến, đã có một phi đạo do Hoa Kỳ xây dựng và sử dụng để chống lại Nhật Bản. Hiện giờ, Trung Quốc tái tạo lại phi trường nhỏ bởi một điểm quan trọng là vị trí này nằm giữa đường từ Hawaii (Mỹ) đến Úc và là một sự đe dọa đối với nước Úc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nâng cấp một phi trường nhỏ, Momote Airport, gần đảo Manus (Papua New Guinea). Đây cũng là nơi, trong Thế chiến thứ II, Mỹ và Úc đã có một căn cứ hải quân, Lombrum Naval Base. Hiện tại, với sự giúp đỡ của nước Mỹ, nước Úc tái thiết căn cứ này để trở thành một cơ sở quân sự. Với phi trường Momote, Trung Quốc có khả năng dò thính, quan sát, theo dõi các hoạt động của Mỹ và Úc.

Ngoài ra, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC được tổ chức ở Papua New Guinea (2018), ông Tập Cận Bình còn vận động mạnh mẽ để ký thỏa hiệp MoU với nhiều nước, như Vanuatu, Fiji, Samoa, Papua New Guinea, Tonga. Riêng với Vanuatu, một nước rất nhỏ, Trung Quốc chi 60 triệu đô la để làm công tác điều tra, khám xét trong trường hợp chuyên chở hàng hải bằng container gọi là Container Inspection Equipment Project. Tương tự, một viện trợ MoU khác của Trung Quốc trị giá 70 triệu đô la để nâng cấp hạ tầng cơ sở tại đảo Tanna và Malekula của Vanuatu. Tất cả động thái đó nhằm vào mục đích gây ảnh hưởng rất lớn đối với các đảo quốc.

Thêm vào đó, Bắc Kinh không chỉ có sự cạnh tranh đối với các quốc gia Tây phương mà còn có sự cạnh tranh với Đài Loan. Bắc Kinh và Đài Bắc đều chi ra số tiền khá lớn trong vấn đề giữ gìn ảnh hưởng của mình tại các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Một mặt, đây được coi là sự đối trọng lại sự hiện diện của Mỹ và Úc; mặt khác đó là sự đe dọa nền an ninh nước Úc.

Thủ tướng Papua New Guinea, James Marape (T) cùng phu nhân trong cuộc gặp đồng nhiệm Úc, Scott Morrison tại Canberra, Úc, ngày 22/07/2019.
Thủ tướng Papua New Guinea, James Marape (T) cùng phu nhân trong cuộc gặp đồng nhiệm Úc, Scott Morrison tại Canberra, Úc, ngày 22/07/2019. AP - Rod McGuirk

RFI: Khi nhận thấy sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương, chính quyền của ông Scott Morrison làm những gì để củng cố hơn nữa mối quan hệ láng giềng vốn có với các đảo quốc, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng cho nước Úc?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Nước Úc cố gắng cải thiện mối bang giao với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương bằng chính sách “Pacific Step-up”. Có nghĩa, nước Úc muốn nâng cấp, nâng tầm quan hệ thân hữu với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Theo đó, Canberra hứa viện trợ cho các đảo quốc 500 triệu Úc kim trong 5 năm để phát triển năng lượng và tái tạo. Đây là khoản kinh phí nằm trong chương trình giúp đỡ về kinh tế cho Nam Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump, Nhật và Úc gọi là “Blue Dot Network”, dựa vào nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân từ ba quốc gia thân hữu.

Hiện giờ, nếu tính số tiền viện trợ mà nước Úc dành cho Nam Thái Bình Dương thì thật sự nước Úc là một đối tác rất quan trọng so với Trung Quốc hay Đài Loan. Cụ thể, theo ngân sách năm tài khóa năm 2021-2022 mà Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg công bố ngày 11/05/2021 vừa qua, Úc đã dành ra 1.4 tỷ Úc kim để viện trợ cho các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Nếu so sánh, chúng ta thấy rằng, từ 2011-2016 Bắc Kinh cũng đã chi 1.5 tỷ Mỹ kim để viện trợ cho các quốc gia Nam Thái Bình Dương, tức là 108 Mỹ kim tính theo đầu người (per capita). Trong khi, Đài Loan chỉ còn liên hệ ngoại giao với 4 nước, nên viện trợ 217 triệu Mỹ kim là 237 Mỹ kim trên mỗi đầu người.

Khi nói các quốc gia Nam Thái Bình Dương, chúng ta phải nhận thức rằng, đây là một tập hợp của rất nhiều nước nhỏ và giữa họ không có sự đồng nhất mà có sự chia rẽ. Cho nên, trong vấn đề viện trợ, nước Úc cũng phải có một chính sách rất tế nhị để làm sao các quốc gia Nam Thái Bình Dương đối với nước Úc không có lập trường chia rẽ hay chống đối lẫn nhau. Nếu các quốc gia này trong mối bang giao với nước Úc càng có sự chia rẽ và chống đối nhau, càng dễ làm cho Trung Quốc tăng phần ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh địa lý chính trị, nước Úc không thể đơn phương đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn lao của Trung Quốc mà cần đồng hành cùng các quốc gia dân chủ khác, dưới hình thức đa phương. Nước Úc tham gia với tư cách là thành viên trong các liên minh giữa các quốc gia có quan hệ thân hữu mà không hẳn là có những hiệp ước.

Cụ thể, Úc Đại Lợi tham gia với tư cách là thành viên của tổ chức rất quan trọng “Five Eyes”, trao đổi tin tức tình báo (“Năm đôi mắt” hay “Ngũ nhãn”), bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc Châu, New Zealand và gần đây là Nhật Bản. Bên cạnh đó, Úc là thành viên của “Tứ cường Kim cương” (The Quad), bao gồm Mỹ, Nhật, Ấn và Úc. Liên minh này có những kế hoạch chung, chẳng hạn, đồng ý viện trợ cả tỷ đô la giúp Nam Thái Bình Dương có những vắc-xin cần thiết chống lại đại dịch COVID-19. Ngoài ra, Úc tham gia vào một tứ cường khác mà ít khi được nói đến, đó là sự hợp tác giữa Úc, Mỹ, Pháp và New Zealand.

RFI: Cuộc chạy đua xác lập mối quan hệ bằng viện trợ vào các quốc đảo Thái Bình Dương của Úc và Trung Quốc làm chúng ta liên tưởng đến một chiếc cân thăng bằng. Nếu vậy, theo ông, cán cân này sẽ có xu hướng nghiêng nặng bên Canberra của ông Scott Morrison hay Bắc Kinh của ông Tập Cận Bình?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Hai bạch thư (sách trắng), “Sách trắng về Quốc phòng” (2016) và “Sách trắng về Ngoại giao” của nước Úc (2017) đều đã nói rất rõ rằng, quyền lợi chiến lược của nước Úc đặc biệt bao gồm Biển Đông và Nam Thái Bình Dương. Trong đó, có các đảo quốc mà nước Úc vốn có những quan hệ tốt đẹp từ rất nhiều năm nay. Tuy nhiên, như đã nói, nếu một mình Úc đối phó với Trung Quốc, nước Úc không đủ sức để giữ được thế thăng bằng. Trong thực tế, để giữ được quân bình theo hướng có lợi cho mình, nước Úc phải hợp tác, đồng hành với các quốc gia dân chủ khác như Nhật Bản, Pháp, đặc biệt với New Zealand và Mỹ.

Với New Zealand, mặc dầu có sự khác biệt nho nhỏ, nhưng trong chính sách với Nam Thái Bình Dương, tầm nhìn của Canberra và Wellington rất giống nhau. Và, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ cũng đã nghĩ đến Nam Thái Bình Dương với hy vọng lấy lại được sự ảnh hưởng.

Chỉ vài tuần trước đây, tân Ngoại trưởng Antony Blinken đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo một số các quốc gia Nam Thái Bình Dương, tại Hawaii để chứng tỏ sự quan tâm của Mỹ đối với vùng quan trọng này; và làm thế nào tiến đến gần hơn trong vấn đề bang giao với các đảo quốc; đồng thời phần nào thể hiện sự răn đe Bắc Kinh.

Khi Mỹ có sáng kiến như vậy, Trung Quốc cũng có sáng kiến ngược lại. Cụ thể, cũng khoảng thời gian đó, Bắc Kinh tổ chức một Hội nghị Lãnh đạo của các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Những động thái về ngoại giao này chứng tỏ hai bên đang có sự cạnh tranh với nhau.

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn Luật sư – Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney.

___

(*) Nhà báo Lưu Tường Quang nguyên là trưởng nhiệm SBS Radio (Head of SBS Radio), một Cơ quan Truyền thông Văn hóa Đa nguyên của Úc Châu.

 

Nếu nước Úc coi các đảo quốc Nam Thái Bình Dương là những láng giềng vốn có mối quan hệ bang giao tốt đẹp từ lâu; thì trong hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc coi các đảo quốc là những nơi lý tưởng thực hiện giấc mộng bá chủ thế giới của mình.

Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích bức tranh toàn cảnh cuộc chạy đua đối trọng giữa Úc và Trung Quốc tại khu vực Nam Thái Bình Dương.(*)

***

RFI : Thưa ông, nếu điểm qua lịch sử thiết lập ngoại giao, đặc trưng mối quan hệ giữa Úc và các đảo quốc Nam Thái Bình Dương là gì và có ý nghĩa đặc biệt như thế nào đối với vấn đề an ninh quốc phòng của nước Úc ?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Khi nói đến Nam Thái Bình Dương, chúng ta nói đến vùng biển rộng lớn phía Nam của Thái Bình Dương. Nhưng, trong quan hệ của Úc với các nước Nam Thái Bình Dương, thường gọi là các đảo quốc Nam Thái Bình Dương thì cách nhìn nhận vấn đề sẽ rõ ràng hơn. Trong lịch sử, nước Úc và các đảo quốc Nam Thái Bình Dương đã có mối bang giao tốt đẹp từ lâu.

Trước năm 1999, Nam Thái Bình Dương là vùng tương đối ổn định, không có sóng gió. Từ 1999 trở đi là thời điểm Bắc Kinh bắt đầu chính sách “Vươn ra toàn cầu”. Theo đó, Nam Thái Bình Dương được coi là một vùng có thể “được” hoặc “bị” Trung Quốc ảnh hưởng, đem lại nhiều quyền lợi chiến lược cho Bắc Kinh. Mặc dù trước đây và ngay cả hiện tại, Đài Loan cũng có sự hiện diện trong vùng Nam Thái Bình Dương, nhưng Đài Loan không phải là một đối tác cạnh tranh với nước Úc. Kể từ khi có sự hiện diện của Bắc Kinh với chính sách “Vươn ra toàn cầu”, nước Úc buộc phải có những phản ứng.

Đặc trưng của mối quan hệ, nói một cách tóm tắt, nước Úc có một chương trình kết hợp nâng cấp trong liên hệ với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Theo đó, cụm từ mà nước Úc dùng chính thức là “Đối tác được lựa chọn” (Partner of Choice). Có nghĩa, nước Úc tôn trọng sự độc lập của các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, và dù là những nước rất nhỏ, nhưng nước Úc muốn các quốc gia Nam Thái Bình Dương chọn mình làm đối tác. Theo nghĩa, nước Úc là một quốc gia thân hữu, đã phát triển, giàu có hơn và có khả năng giúp đỡ các nước nhỏ Nam Thái Bình Dương để họ có thể phát triển kinh tế, cho dân chúng có đời sống an bình hơn và nhất là an toàn hơn, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 hiện nay.

Tất nhiên, ngoài kinh tế và thương mại, vấn đề an ninh quốc phòng tại Nam Thái Bình Dương với các đối tác Nam Thái Bình Dương cũng rất quan trọng. Nó không chỉ quan trọng cho nước Úc mà còn cho New Zealand, Mỹ, Nhật Bản và cả Pháp. Trong Thế chiến thứ II, Nam Thái Bình Dương đã từng là địa bàn của những trận chiến hải quân rất mãnh liệt, chẳng hạn, trận chiến Coral Sea hồi tháng 05/1942 giữa hải quân Mỹ và hải quân Nhật Bản với sự tham gia của hải quân Úc. Trước đó, tháng 2/1942, Darwin, thủ phủ của lãnh thổ Bắc Úc cũng đã bị Không quân Nhật Bản tấn công. Trong bối cảnh Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản là quốc gia thù địch của Úc nhưng trong bối cảnh của năm 2021, Trung Quốc lại là nước có sự cạnh tranh và đe dọa được nước Úc.

Nước Úc là một lục địa lớn, chưa từng bị quân ngoại nhập xâm lăng. Nếu bây giờ Trung Quốc, một quốc gia không đồng hành với nước Úc, và giả sử có một trận chiến nào đó xảy ra, miền Bắc nước Úc cũng sẽ bị ảnh hưởng, bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của Bắc Kinh. Sức mạnh quân sự đó tiến gần hơn khi Bắc Kinh thiết lập được những cơ sở không xa lục địa Úc Châu gọi là để phát triển kinh tế với khả năng nhằm sử dụng về mặt quân sự.

Thủ tướng Papua New Guinea, Peter O'Neill trong cuộc gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 26/04/2019.
Thủ tướng Papua New Guinea, Peter O'Neill trong cuộc gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 26/04/2019. AP - Parker Song

RFI: Được cho như đòn trả đũa gián tiếp Canberra và lợi dụng sự liên minh lỏng lẻo giữa các đảo quốc Thái Bình Dương, trong thời gian qua, Bắc Kinh thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn nữa với chính quyền các quốc đảo bằng các dự án viện trợ kinh phí lớn. Cụ thể, Trung Quốc thực hiện những dự án trọng điểm nào trên Thái Bình Dương, thưa ông?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Trong mối quan hệ với Nam Thái Bình Dương, Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1949, khi Mao Trạch Đông chiếm được Bắc Kinh và thiết lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lúc bấy giờ, Trung Quốc hãy còn yếu và chưa được phát triển. Tuy nhiên, kể từ năm 1999 và đặc biệt là dưới thời của ông Tập Cận Bình, khi ông bắt đầu sáng kiến “Vành đai và Con đường”, vùng Nam Thái Bình Dương trở thành vùng rất quan trọng.

Tại vì, ông Tập Cận Bình coi các đảo quốc Nam Thái Bình Dương là phần nối dài của kế hoạch gọi là “Đường tơ lụa hàng hải mới”, bắt đầu từ Nam Hoa đi qua Biển Đông rồi đi vào vùng các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở, đồng thời có sự vận động rất mạnh mẽ về phương diện sử dụng quyền lực mềm để “chinh phục” hay “thuyết phục” các đảo quốc Nam Thái Bình Dương.

Thứ nhất, làm thế nào để làm cho các đảo quốc Nam Thái Bình Dương xoay chiều, công nhận và thiết lập mối quan hệ bang giao với Bắc Kinh thay vì Đài Bắc. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Bắc Kinh nhằm cô lập hóa Đài Loan. Trước kia, có khoảng 13 nước thiết lập bang giao với Đài Loan với tư cách chính thức là Cộng hòa Trung Hoa Dân quốc. Nhưng, dần dần, trước sức mạnh của Bắc Kinh, rất nhiều nước, trong đó có Solomon Islands là nước sau cùng từ bỏ Đài Bắc để theo Bắc Kinh.

Thứ hai, Trung Quốc thiết lập những mối quan hệ quan trọng với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, đặc biệt, những chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở để gọi là giúp đỡ Nam Thái Bình Dương. Chương trình này được thảo luận rất sôi nổi, có người gọi đó là “một bẫy nợ”, tương tự như sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Người khác cho đó là một “cử chỉ cao đẹp” của một cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới.

Cựu Bộ trưởng Phát triển Quan hệ Quốc tế Úc, nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells gọi đó là “một con đường dẫn đến bế tắc”. Ngay cả, dưới thời Tổng thống Donald Trump (Mỹ), Phó Tổng thống Mike Pence cũng gọi những dự án xây đường, xây cầu là “những lộ đi một chiều, lộ đi về Bắc Kinh, không đem lại sự hữu ích gì cho các quốc gia Nam Thái Bình Dương”.

Quan trọng hơn thế, Trung Quốc có vẻ như đang thực hiện kế hoạch tại Nam Thái Bình Dương tương tự như kế hoạch của Trung Quốc tại Biển Đông. Tức là, thiết lập những hạ tầng cơ sở kinh tế có thể sử dụng được về phương diện quân sự. Cụ thể, cách đây không lâu, Trung Quốc đã xây một phi đạo trên đảo Kanton thuộc nước Kiribati để giúp nước này phát triển.

Nhưng, thật sự đây là một địa điểm mà trước kia, trong thời Đệ nhị Thế chiến, đã có một phi đạo do Hoa Kỳ xây dựng và sử dụng để chống lại Nhật Bản. Hiện giờ, Trung Quốc tái tạo lại phi trường nhỏ bởi một điểm quan trọng là vị trí này nằm giữa đường từ Hawaii (Mỹ) đến Úc và là một sự đe dọa đối với nước Úc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng nâng cấp một phi trường nhỏ, Momote Airport, gần đảo Manus (Papua New Guinea). Đây cũng là nơi, trong Thế chiến thứ II, Mỹ và Úc đã có một căn cứ hải quân, Lombrum Naval Base. Hiện tại, với sự giúp đỡ của nước Mỹ, nước Úc tái thiết căn cứ này để trở thành một cơ sở quân sự. Với phi trường Momote, Trung Quốc có khả năng dò thính, quan sát, theo dõi các hoạt động của Mỹ và Úc.

Ngoài ra, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC được tổ chức ở Papua New Guinea (2018), ông Tập Cận Bình còn vận động mạnh mẽ để ký thỏa hiệp MoU với nhiều nước, như Vanuatu, Fiji, Samoa, Papua New Guinea, Tonga. Riêng với Vanuatu, một nước rất nhỏ, Trung Quốc chi 60 triệu đô la để làm công tác điều tra, khám xét trong trường hợp chuyên chở hàng hải bằng container gọi là Container Inspection Equipment Project. Tương tự, một viện trợ MoU khác của Trung Quốc trị giá 70 triệu đô la để nâng cấp hạ tầng cơ sở tại đảo Tanna và Malekula của Vanuatu. Tất cả động thái đó nhằm vào mục đích gây ảnh hưởng rất lớn đối với các đảo quốc.

Thêm vào đó, Bắc Kinh không chỉ có sự cạnh tranh đối với các quốc gia Tây phương mà còn có sự cạnh tranh với Đài Loan. Bắc Kinh và Đài Bắc đều chi ra số tiền khá lớn trong vấn đề giữ gìn ảnh hưởng của mình tại các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Một mặt, đây được coi là sự đối trọng lại sự hiện diện của Mỹ và Úc; mặt khác đó là sự đe dọa nền an ninh nước Úc.

Thủ tướng Papua New Guinea, James Marape (T) cùng phu nhân trong cuộc gặp đồng nhiệm Úc, Scott Morrison tại Canberra, Úc, ngày 22/07/2019.
Thủ tướng Papua New Guinea, James Marape (T) cùng phu nhân trong cuộc gặp đồng nhiệm Úc, Scott Morrison tại Canberra, Úc, ngày 22/07/2019. AP - Rod McGuirk

RFI: Khi nhận thấy sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở Nam Thái Bình Dương, chính quyền của ông Scott Morrison làm những gì để củng cố hơn nữa mối quan hệ láng giềng vốn có với các đảo quốc, đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng cho nước Úc?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Nước Úc cố gắng cải thiện mối bang giao với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương bằng chính sách “Pacific Step-up”. Có nghĩa, nước Úc muốn nâng cấp, nâng tầm quan hệ thân hữu với các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Theo đó, Canberra hứa viện trợ cho các đảo quốc 500 triệu Úc kim trong 5 năm để phát triển năng lượng và tái tạo. Đây là khoản kinh phí nằm trong chương trình giúp đỡ về kinh tế cho Nam Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump, Nhật và Úc gọi là “Blue Dot Network”, dựa vào nguồn vốn đầu tư của tư bản tư nhân từ ba quốc gia thân hữu.

Hiện giờ, nếu tính số tiền viện trợ mà nước Úc dành cho Nam Thái Bình Dương thì thật sự nước Úc là một đối tác rất quan trọng so với Trung Quốc hay Đài Loan. Cụ thể, theo ngân sách năm tài khóa năm 2021-2022 mà Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg công bố ngày 11/05/2021 vừa qua, Úc đã dành ra 1.4 tỷ Úc kim để viện trợ cho các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Nếu so sánh, chúng ta thấy rằng, từ 2011-2016 Bắc Kinh cũng đã chi 1.5 tỷ Mỹ kim để viện trợ cho các quốc gia Nam Thái Bình Dương, tức là 108 Mỹ kim tính theo đầu người (per capita). Trong khi, Đài Loan chỉ còn liên hệ ngoại giao với 4 nước, nên viện trợ 217 triệu Mỹ kim là 237 Mỹ kim trên mỗi đầu người.

Khi nói các quốc gia Nam Thái Bình Dương, chúng ta phải nhận thức rằng, đây là một tập hợp của rất nhiều nước nhỏ và giữa họ không có sự đồng nhất mà có sự chia rẽ. Cho nên, trong vấn đề viện trợ, nước Úc cũng phải có một chính sách rất tế nhị để làm sao các quốc gia Nam Thái Bình Dương đối với nước Úc không có lập trường chia rẽ hay chống đối lẫn nhau. Nếu các quốc gia này trong mối bang giao với nước Úc càng có sự chia rẽ và chống đối nhau, càng dễ làm cho Trung Quốc tăng phần ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh địa lý chính trị, nước Úc không thể đơn phương đối trọng lại sự ảnh hưởng ngày càng lớn lao của Trung Quốc mà cần đồng hành cùng các quốc gia dân chủ khác, dưới hình thức đa phương. Nước Úc tham gia với tư cách là thành viên trong các liên minh giữa các quốc gia có quan hệ thân hữu mà không hẳn là có những hiệp ước.

Cụ thể, Úc Đại Lợi tham gia với tư cách là thành viên của tổ chức rất quan trọng “Five Eyes”, trao đổi tin tức tình báo (“Năm đôi mắt” hay “Ngũ nhãn”), bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Úc Châu, New Zealand và gần đây là Nhật Bản. Bên cạnh đó, Úc là thành viên của “Tứ cường Kim cương” (The Quad), bao gồm Mỹ, Nhật, Ấn và Úc. Liên minh này có những kế hoạch chung, chẳng hạn, đồng ý viện trợ cả tỷ đô la giúp Nam Thái Bình Dương có những vắc-xin cần thiết chống lại đại dịch COVID-19. Ngoài ra, Úc tham gia vào một tứ cường khác mà ít khi được nói đến, đó là sự hợp tác giữa Úc, Mỹ, Pháp và New Zealand.

RFI: Cuộc chạy đua xác lập mối quan hệ bằng viện trợ vào các quốc đảo Thái Bình Dương của Úc và Trung Quốc làm chúng ta liên tưởng đến một chiếc cân thăng bằng. Nếu vậy, theo ông, cán cân này sẽ có xu hướng nghiêng nặng bên Canberra của ông Scott Morrison hay Bắc Kinh của ông Tập Cận Bình?

Luật sư - Nhà báo Lưu Tường Quang: Hai bạch thư (sách trắng), “Sách trắng về Quốc phòng” (2016) và “Sách trắng về Ngoại giao” của nước Úc (2017) đều đã nói rất rõ rằng, quyền lợi chiến lược của nước Úc đặc biệt bao gồm Biển Đông và Nam Thái Bình Dương. Trong đó, có các đảo quốc mà nước Úc vốn có những quan hệ tốt đẹp từ rất nhiều năm nay. Tuy nhiên, như đã nói, nếu một mình Úc đối phó với Trung Quốc, nước Úc không đủ sức để giữ được thế thăng bằng. Trong thực tế, để giữ được quân bình theo hướng có lợi cho mình, nước Úc phải hợp tác, đồng hành với các quốc gia dân chủ khác như Nhật Bản, Pháp, đặc biệt với New Zealand và Mỹ.

Với New Zealand, mặc dầu có sự khác biệt nho nhỏ, nhưng trong chính sách với Nam Thái Bình Dương, tầm nhìn của Canberra và Wellington rất giống nhau. Và, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ cũng đã nghĩ đến Nam Thái Bình Dương với hy vọng lấy lại được sự ảnh hưởng.

Chỉ vài tuần trước đây, tân Ngoại trưởng Antony Blinken đã chủ trì Hội nghị Lãnh đạo một số các quốc gia Nam Thái Bình Dương, tại Hawaii để chứng tỏ sự quan tâm của Mỹ đối với vùng quan trọng này; và làm thế nào tiến đến gần hơn trong vấn đề bang giao với các đảo quốc; đồng thời phần nào thể hiện sự răn đe Bắc Kinh.

Khi Mỹ có sáng kiến như vậy, Trung Quốc cũng có sáng kiến ngược lại. Cụ thể, cũng khoảng thời gian đó, Bắc Kinh tổ chức một Hội nghị Lãnh đạo của các đảo quốc Nam Thái Bình Dương. Những động thái về ngoại giao này chứng tỏ hai bên đang có sự cạnh tranh với nhau.

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn Luật sư – Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney.

___

(*) Nhà báo Lưu Tường Quang nguyên là trưởng nhiệm SBS Radio (Head of SBS Radio), một Cơ quan Truyền thông Văn hóa Đa nguyên của Úc Châu.

Nguồn tin: RFI Tiếng Việt