Không thể mãi dựa vào lao động giá rẻ để thu hút đầu tư

Tác giả bài viết dẫn chứng đến đời sống công nhân may tại Việt Nam còn rất khó khăn. Nền kinh tế Việt Nam, copy theo Trung Quốc, hoạt động dựa trên việc khai thác tài nguyên tối đa, trong đó nhiều nhất là "nhân lực" giá rẻ, nới lỏng các tiêu chuẩn về môi trường, an sinh xã hội...Muốn phát triển thị trường nội địa, nhất là những ngành công nghệ cao thì xã hội cần tự do, pháp luật cần phải đúng đắn và nghiêm minh, dân chủ cần được thực thi. Đây là những điều không thể có trong một logic của chế độ độc tài. 
 

Trong thời kỳ công nghệ 4.0, chúng ta không chỉ mãi dựa vào lao động phổ thông để thu hút vốn đầu tư. Khi dân số chuyển sang thời kỳ già hóa, năng lực cạnh tranh về nhân công giá rẻ của chúng ta không còn nữa. Đây là điều không thể không tính đến ngay từ thời điểm tại.

Từ năm 2014, Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn bắt đầu già hóa và theo PGS Giang Thanh Long, Viện trưởng Viện Chính sách Công và Quản lý, Việt Nam chỉ còn chừng 20 năm nữa trước khi bước vào giai đoạn dân số già.

Trong khi đó, theo Forbes, hơn 90% dòng tiền FDI vào Việt Nam chỉ tập trung trong các ngành sản xuất giản đơn: may mặc, chế biến lương thực - thực phẩm, lắp ráp linh kiện điện tử. Đây là những ngành có xu hướng sử dụng lao động tay nghề thấp, thậm chí chưa cần qua trường lớp đào tạo.

Chuyện công nhân vẫn bị sỉ vả vẫn như cơm bữa sau 25 năm

Năm 1995, tôi vào thử việc cho một công ty may mặc của Hàn Quốc có văn phòng ở phố Thái Hà, Hà Nội. Những anh “oppa” Hàn Quốc đẹp trai, lịch lãm, hiểu tâm lý phụ nữ, luôn mở cửa xe cho tôi và hỏi tôi muốn ăn gì mỗi khi đi ăn trưa làm tôi rất có cảm tình.

Thử việc được hai ngày, sếp đưa tôi xuống xưởng may ở Hải Phòng. Vẫn lịch lãm nhưng với thái độ vì công việc ở mức tối đa, vừa đi trên đường, tôi vừa được bổ túc một núi từ mới trong ngành may.
Vào xưởng, khi tôi còn chưa kịp quen mắt với những dãy bàn dài khổng lồ và những người thợ cắm cúi bên những chiếc máy khâu, tôi đã thấy sếp giận giữ, giật phanh chiếc thước trên bàn và đập thẳng vào bàn tay người thợ, vì chị đã thùa sai vị trí một chiếc khuyết áo. Chị thợ rúm ró, khúm núm, cúi đầu ôm bàn tay đỏ lựng. Còn tôi, tôi không hiểu cảm giác của mình lúc đó như thế nào, nhưng cả một ngày chạy cùng sếp, tôi như đi với một người hoàn toàn khác lạ, hách dịch, cửa quyền, và coi thường công nhân.

Đến 2 giờ 30 chiều, xong việc, chúng tôi chạy lên thành phố ăn trưa, vẫn được sếp chạy xuống mở cửa xe và ân cần như hai hôm trước nhưng tôi không thể tìm lại cái cảm tình vốn có của mình. Đó cũng là ngày cuối cùng tôi làm cho họ.

Kể câu chuyện đã xảy ra từ 25 năm trước, tưởng rằng không liên quan gì tới hiện tại. Nhưng tiếc thay, việc công nhân ở các khu công nghiệp bị các sếp người Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hay cả người Việt chửi mắng, sỉ vả vẫn không phải là chuyện hiếm gặp hằng ngày. 
Các doanh nghiệp luôn điều chỉnh mức thu nhập trên mỗi sản phẩm của công nhân, vì vậy, dù mức lương tối thiểu của người lao động có tăng nhưng thu nhập của người lao động lại không tăng với mức tương xứng. Ảnh: TTXVN
Trung Quốc, anh bạn láng giềng khổng lồ của người Việt, đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang có những bước tiến rất nhanh và mạnh về kinh tế. Sức cạnh tranh về giá nhân công của Trung Quốc không còn cao, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rồi Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp FDI lục tục tìm cách rút khỏi quốc gia này. Đây cũng được xem là một cơ hội rất tốt cho Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đăc biệt từ các doanh nghiệp FDI muốn rời Trung Quốc.

Chính phủ đã có nhiều chính sách mở rộng cửa, đưa ra những ưu đãi tốt nhất để đón đầu cơ hội này. Những năm gần đây, dòng tiền từ nguồn FDI đổ vào thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Tuy nhiên, theo Hiệp Hội công nghiệp hỗ trợ Việt nam (VASI), Việt Nam vẫn chưa có một hệ sinh thái và các điều kiện phù hợp cho việc chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ thường có quy mô nhỏ hơn 200 nhân viên, chỉ có khả năng tiếp nhận các đơn đặt hàng nhỏ. Vì vậy, nhiều ngành công nghệ cao vẫn chưa được chuẩn bị tốt để đón nhận dòng tiền đầu tư.

Cách quản lý ở các công xưởng này vẫn không khác nhiều cách quản lý ở các đại công xưởng những năm đầu thời kỳ công nghiệp hóa ở châu Âu, coi công nhân như những mắt xích của các cỗ máy khổng lồ. Việc của các nhà quản lý là tạo điều kiện để những người thợ này có thể làm việc năng suất nhất trong thời gian dài nhất.

Ngày nay, ngoài thuyết quản trị khoa học của Taylor (scientific management theory), những nhà đầu tư FDI còn được hỗ trợ bởi các phương tiện quản lý dùng thuật toán (algorithm), thời gian và sức lực của người thợ thường bị tận dụng chặt chẽ tới mức nghẹt thở.
Ngày nay, ngoài thuyết quản trị khoa học của Taylor (scientific management theory), những nhà đầu tư FDI còn được hỗ trợ bởi các phương tiện quản lý dùng thuật toán (algorithm), thời gian và sức lực của người thợ thường bị tận dụng chặt chẽ tới mức nghẹt thở.
Công nhân ở các nhà máy may được trả lương theo sản phẩm, tức là họ sẽ được trả lương cứng theo giờ khi làm đủ chỉ tiêu (ví dụ bao nhiêu chiếc áo/giờ). Nếu làm vượt chỉ tiêu, họ sẽ được thưởng theo số lượng thực làm được. Nếu làm không đủ chỉ tiêu, họ sẽ được bù lương, nhưng sẽ bị săm soi quản lý rất sát sao.
Trả lương theo sản phẩm đang vắt kiệt sức người lao động
Trả lương theo sản phẩm, nhìn bề ngoài có vẻ như là một chính sách ưu việt cho người lao động nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn như thế. Một mặt nó vắt kiệt sức người lao động vì để có thể làm đủ hoặc vượt chỉ tiêu, nhiều người bỏ cả giờ nghỉ, cắt ngắn giờ ăn trưa để tranh thủ làm việc. Tuy nhiên, tiền công trả cho sức lao động của họ thật rẻ mạt.
Mức lương tối thiểu hàng năm tăng nhưng đó chỉ là mức lương cứng. Các chủ đầu tư luôn dựa vào điều kiện thực tế các đơn hàng, tính toán chi li để có chi phí lao động thấp nhất, mức bán trên thị trường quốc tế cạnh tranh nhất và lợi nhuận thu về cao nhất. Các doanh nghiệp luôn điều chỉnh mức thu nhập trên mỗi sản phẩm của công nhân, vì vậy, dù mức lương tối thiểu của người lao động có tăng nhưng thu nhập của người lao động lại không tăng với mức tương xứng.

Nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) phối hợp với tổ chức Oxfam về tình hình tiền lương và điều kiện làm việc của người lao động ở một số doanh nghiệp may cung ứng cho các nhãn hàng quốc tế năm 2019 chỉ rõ 69% công nhân không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt; 31% không tiết kiệm được gì từ tiền lương; 37% luôn ở trong tình trạng vay nợ để bù lấp thiếu hụt chi tiêu; 68% hiếm khi hoặc chưa bao giờ có thời gian rảnh để đi thăm người thân và bạn bè; 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn nhà hàng. 28% công nhân lương không đủ đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong tháng, trong đó 50% phải vay tiền để mua thức ăn; 6% cho biết vào cuối tháng, họ chỉ ăn cơm chan canh suông.

Nghiên cứu này cũng chỉ rõ rằng mức lương cơ bản của công nhân may ở Việt Nam (gồm mức lương tối thiểu + 7% phụ cấp đào tạo và 5% phụ cấp độc hại) thấp hơn nhiều mức lương đủ sống (living wage). Tính cả tiền lương làm thêm giờ, vẫn có hơn 52% công nhân may ở Việt Nam đang được trả mức lương dưới mức của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu, và 99% công nhân có mức lương thấp hơn mức sàn lương châu Á.
Trả lương theo sản phẩm, nhìn bề ngoài có vẻ như là một chính sách ưu việt cho người lao động nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn như thế. Một mặt nó vắt kiệt sức người lao động vì để có thể làm đủ hoặc vượt chỉ tiêu, nhiều người bỏ cả giờ nghỉ, cắt ngắn giờ ăn trưa để tranh thủ làm việc. Tuy nhiên, tiền công trả cho sức lao động của họ thật rẻ mạt
Điều kiện làm việc, áp lực công việc và mức thu nhập eo hẹp đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người lao động. 65% công nhân nói thường xuyên làm thêm giờ; 22% không sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ, nhiều người phải nhịn tiểu hoặc đi vệ sinh nhanh chóng rồi quay về làm việc; 69% công nhân hay bị đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, đau đốt sống cổ; 36% đang bị hen suyễn, huyết áp, tiểu đường, tim,…; Đến 53% không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh, thuốc men.

Tiền lương của công nhân các doanh nghiệp FDI còn bị cắt xén bởi nạn tiêu cực của các địa phương, nơi các doanh nghiệp này đặt phân xưởng sản xuất. Việc các doanh nghiệp phải bôi trơn các bộ máy quan chức quản lý nhiều tầng ở địa phương của Việt nam được đưa ra như một bài học về (tình huống khó xử về đạo đức - ethical dilemma) cho các doanh nghiệp đa quốc gia khi quyết định đầu tư vào đây.

Nghi án công ty Tenma của Nhật Bản hối lộ quan chức tỉnh Bắc Ninh là một ví dụ điển hình. Chi phí bôi trơn cũng được tính như một phần chi phí doanh nghiệp phải chi trả, và đương nhiên, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định về mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp.

Phải giảm dần lao động giá rẻ

Dù làm việc căng thẳng với mức lương eo hẹp nhưng tuổi thọ trụ được với nghề của người lao động giản đơn cho các doanh nghiệp FDI cũng ngắn ngủi. Vì công việc không đòi hỏi tay nghề cao, không có sự phân biệt nhiều giữa công nhân lành nghề và công nhân mới nhưng lại cần sức khỏe và mức độ chịu đựng cường độ lao động cao nên gần 80% công nhân ở các khu công nghiệp có tuổi đời dưới 35. Các công ty này tuyển người lao động thường xuyên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều người lao động không trụ lại được sẽ bị sa thải hoặc tự sa thải.

Việt Nam trong những năm tới sẽ có thêm nhiều nhà xưởng từ vốn đầu tư nước ngoài nữa. Và dù Chính phủ đã bắt đầu chú ý đến việc ưu tiên cho các hướng đầu tư có giá trị chuyển giao công nghệ cao nhưng với thực tế hiện tại, xu thế các doanh nghiệp đầu tư tận dụng nguồn lao động thô sơ, giá rẻ vẫn chiếm chủ lực.

Có lẽ, ngoài việc kêu gọi đầu tư, nhà nước cần có những biện pháp để đảm bảo sức khỏe và mức sống tối thiểu cho người lao động. Những biện pháp an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động khi hết sức lao động cho các khu công nghiệp từ khi còn rất trẻ cũng phải được tính toán kỹ lưỡng. Cần phải tính đến cả các hệ lụy khổng lồ mà các nhà máy này đã gây ra đối với môi trường sống của người dân trên khắp đất nước.

Nguồn tin: TBKTSG