“Nghiệp đoàn Đôc lập Việt Nam hy vọng có cơ hội đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”
Phỏng vấn ông Bùi Thiện Tri về Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU), do một nhóm người xuất thân từ
nhiều ngành nghề khác nhau, tuyên bố thành lập vào ngày 1/7/2020.
Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU), do một nhóm người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuyên bố thành lập vào ngày 1/7/2020. Chủ tịch của VIU, ông Bùi Thiện Tri dành cho RFA một cuộc phỏng vấn xoay quanh tổ chức công đoàn độc lập vừa được thành lập này.
Trước hết, ông Bùi Thiện Tri cho biết về bối cảnh và mục đích ra đời của VIU:
Ông Bùi Thiện Tri: Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và gần đây là EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam). Để được tham gia vào các hiệp định thương mại này thì Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện về quyền của người lao động. Trong đó, có quyền thành lập nghiệp đoàn tự do. Và gần đây, Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động mới. Trong đó, có quy định về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; tức là có thể hiểu đó là nghiệp đoàn.
Trong tình hình người lao động Việt Nam hiểu biết về pháp luật, về quyền của họ rất là hạn chế và những quy định này thì cũng rất là mới mẻ, cũng như sự tiếp cận với các quy định pháp luật chưa được rộng rãi. Chính vì thế, chúng tôi muốn ra mắt nhằm mục đích để phổ biến các quy định của pháp luật về quyền của người lao động, cũng như hỗ trợ người lao động trong việc thành lập các tổ chức đại diện của người lao động tại các doanh nghiệp. Đấy là mục đích chính của việc thành lập Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
RFA: Hiện tại, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam được hoạt động chính thức dưới sự công nhận của Chính quyền Việt Nam hay chưa?
Ông Bùi Thiện Tri: Tại Việt Nam, hiện nay chúng tôi tổ chức ra mô hình này trên cơ sở Hiến pháp của Việt Nam về quyền lập hội công dân. Còn về hành lang pháp lý của việc thành lập tổ chức này thì hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật về hội hay nói đúng ra là luật này còn đang trong quá trình soạn thảo. Mặc dù Luật Lao động mới được thông qua, nhưng cũng chưa có hiệu lực. Và nghị định theo Luật này quy định là Chính phủ sẽ ban hành nghị định để hướng dẫn về việc tổ chức của người lao động ở cơ sở. Tuy nhiên đến nay, nghị định này cũng chưa được ban hành.
Trong khi đó, các quy định về lập hội ở Việt Nam hiện nay cũng rất là hạn chế. Và theo các quy định này thì mỗi lĩnh vực chỉ tổ chức được một hội để hoạt động thôi. Hiện nay, về tổ chức của người lao động thì đã có tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chính vì thế, nếu các hội khác có cùng mục đích hoạt động và muốn xin thành lập thì sẽ rất khó khăn. Do đó, chúng tôi hiện nay vẫn chưa đăng ký với chính quyền. Chúng tôi hy vọng trong tương lai, khi có các quy định pháp luật về việc thành lập các tổ chức của người lao động thì chúng tôi sẽ có cơ hội đăng ký hoạt động với chính quyền.
RFA: Về tương tác với công nhân và giới lao động tại Việt Nam, VIU có định hướng cũng như có những cách thức nào để hỗ trợ hay phổ biến những thông tin về luật pháp cho người lao động?
Ông Bùi Thiện Tri: Hiện nay, chúng tôi đặt ra mục tiêu hoạt động trước mắt: Thứ nhất là phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập liên quan đến quyền của người lao động, cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của người lao động. Thứ hai là tư vấn pháp luật cho người lao động về các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động cũng như các vấn đề pháp lý khác. Thứ ba là hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp về việc thành lập các tổ chức đại diện của mình theo Luật Lao động mới, nếu những người nào có nhu cầu cần tư vấn về các thủ tục để thành lập. Thêm vào đó, chúng tôi đưa các tin tức về tình hình công nhân, lao động cũng như việc làm ở trên mạng internet.
Hiện nay, chúng tôi đã có một website và một trang Facebook cùng một tên là ‘Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”. Và, chúng tôi cũng có mở trong đó một mục về tư vấn pháp luật cho người lao động.
Chúng tôi hy vọng rằng qua các kênh thông tin này thì chúng tôi sẽ tiếp cận được với người lao động và sẽ giúp họ trong các vấn đề về quyền của người lao động ở Việt Nam.
RFA: Bởi vì hiện tại với tư cách pháp nhân hợp pháp tại Việt Nam thì Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam chưa được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức. Như vậy, VIU tiên liệu về những hoạt động như vừa nêu sẽ gặp trở ngại nào từ phía Chính quyền hay không?
Ông Bùi Thiện Tri: Chúng tôi cũng có đặt ra những vấn đề cũng như khó khăn trước mắt, vì dù sao chăng nữa một tổ chức được thành lập ra mà chưa được sự công nhận của chính quyền thì cũng có những việc mà phía chính quyền không ủng hộ, nếu không muốn nói là có thể họ sẽ ngăn cản.
Như chúng tôi đã nói là chúng tôi căn cứ vào quyền lập hội của công dân được quy định trong Hiến pháp và xã hội dân sự nhằm mục đích vì lợi ích của cộng đồng, cũng như là trợ giúp cho công nhân và người lao động. Chính vì thế, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ hoạt động trong những khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam. Và, những việc đó thì chúng tôi nghĩ là chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích của chính quyền.
Vì vậy, chúng tôi mong rằng các hoạt động của VIU sẽ được xã hội đón nhận và người lao động ở Việt Nam sẽ ủng hộ chúng tôi.
RFA: Trong bối cảnh Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, VIU có dự định sẽ kết nối với các nghiệp đoàn khác; đặc biệt là những nghiệp đoàn ở các nước thành viên của hai Hiệp định vừa nêu; để học hỏi hay trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp đoàn hay không?
Ông Bùi Thiện tri: Thứ nhất về phía trong nước, qua nghiên cứu Bộ luật Lao động 2019, chúng tôi thấy rằng về các quy định của nghiệp đoàn ở Việt Nam thì hiện nay pháp luật quy định về quyền thành lập nghiệp đoàn ở cơ sở. Tức là, chưa cho phép thành lập tổ chức liên kết giữa các nghiệp đoàn cơ sở với nhau. Tuy nhiên, trong luật cũng không có quy định nào cấm việc này. Nếu hiểu theo quy định của pháp luật thì những việc gì pháp luật không cấm, công dân có quyền làm. Chúng tôi hy vọng trong tương lai các nghiệp đoàn tại cơ sở ở Việt Nam được thành lập thì chúng tôi sẽ có cơ hội gắn kết với nhau để hỗ trợ nhau hoạt động cho có hiệu quả.
Về phía ngoài nước, chúng tôi cũng mong các tổ chức nghiệp đoàn của các nước cũng như các tổ chức quốc tế nếu có điều kiện thì cũng hỗ trợ và phối hợp cùng với chúng tôi để triển khai các công việc của nhau đạt hiệu quả và có tính liên kết.
Chúng tôi rất mong muốn các tổ chức nghiệp đoàn trong và ngoài nước liên hệ và hợp tác cùng chúng tôi để cùng nhau phát triển.
RFA: Chân thành cảm ơn thời gian của ông Bùi Thiện Tri chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do thông tin về Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
Nguồn tin: RFA Tiếng Việt
Website của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU) |
Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU), do một nhóm người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuyên bố thành lập vào ngày 1/7/2020. Chủ tịch của VIU, ông Bùi Thiện Tri dành cho RFA một cuộc phỏng vấn xoay quanh tổ chức công đoàn độc lập vừa được thành lập này.
Trước hết, ông Bùi Thiện Tri cho biết về bối cảnh và mục đích ra đời của VIU:
Ông Bùi Thiện Tri: Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và gần đây là EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam). Để được tham gia vào các hiệp định thương mại này thì Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện về quyền của người lao động. Trong đó, có quyền thành lập nghiệp đoàn tự do. Và gần đây, Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động mới. Trong đó, có quy định về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; tức là có thể hiểu đó là nghiệp đoàn.
Trong tình hình người lao động Việt Nam hiểu biết về pháp luật, về quyền của họ rất là hạn chế và những quy định này thì cũng rất là mới mẻ, cũng như sự tiếp cận với các quy định pháp luật chưa được rộng rãi. Chính vì thế, chúng tôi muốn ra mắt nhằm mục đích để phổ biến các quy định của pháp luật về quyền của người lao động, cũng như hỗ trợ người lao động trong việc thành lập các tổ chức đại diện của người lao động tại các doanh nghiệp. Đấy là mục đích chính của việc thành lập Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
RFA: Hiện tại, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam được hoạt động chính thức dưới sự công nhận của Chính quyền Việt Nam hay chưa?
Ông Bùi Thiện Tri: Tại Việt Nam, hiện nay chúng tôi tổ chức ra mô hình này trên cơ sở Hiến pháp của Việt Nam về quyền lập hội công dân. Còn về hành lang pháp lý của việc thành lập tổ chức này thì hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật về hội hay nói đúng ra là luật này còn đang trong quá trình soạn thảo. Mặc dù Luật Lao động mới được thông qua, nhưng cũng chưa có hiệu lực. Và nghị định theo Luật này quy định là Chính phủ sẽ ban hành nghị định để hướng dẫn về việc tổ chức của người lao động ở cơ sở. Tuy nhiên đến nay, nghị định này cũng chưa được ban hành.
Trong khi đó, các quy định về lập hội ở Việt Nam hiện nay cũng rất là hạn chế. Và theo các quy định này thì mỗi lĩnh vực chỉ tổ chức được một hội để hoạt động thôi. Hiện nay, về tổ chức của người lao động thì đã có tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chính vì thế, nếu các hội khác có cùng mục đích hoạt động và muốn xin thành lập thì sẽ rất khó khăn. Do đó, chúng tôi hiện nay vẫn chưa đăng ký với chính quyền. Chúng tôi hy vọng trong tương lai, khi có các quy định pháp luật về việc thành lập các tổ chức của người lao động thì chúng tôi sẽ có cơ hội đăng ký hoạt động với chính quyền.
RFA: Về tương tác với công nhân và giới lao động tại Việt Nam, VIU có định hướng cũng như có những cách thức nào để hỗ trợ hay phổ biến những thông tin về luật pháp cho người lao động?
Ông Bùi Thiện Tri: Hiện nay, chúng tôi đặt ra mục tiêu hoạt động trước mắt: Thứ nhất là phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập liên quan đến quyền của người lao động, cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của người lao động. Thứ hai là tư vấn pháp luật cho người lao động về các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động cũng như các vấn đề pháp lý khác. Thứ ba là hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp về việc thành lập các tổ chức đại diện của mình theo Luật Lao động mới, nếu những người nào có nhu cầu cần tư vấn về các thủ tục để thành lập. Thêm vào đó, chúng tôi đưa các tin tức về tình hình công nhân, lao động cũng như việc làm ở trên mạng internet.
Hiện nay, chúng tôi đã có một website và một trang Facebook cùng một tên là ‘Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”. Và, chúng tôi cũng có mở trong đó một mục về tư vấn pháp luật cho người lao động.
Chúng tôi hy vọng rằng qua các kênh thông tin này thì chúng tôi sẽ tiếp cận được với người lao động và sẽ giúp họ trong các vấn đề về quyền của người lao động ở Việt Nam.
RFA: Bởi vì hiện tại với tư cách pháp nhân hợp pháp tại Việt Nam thì Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam chưa được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức. Như vậy, VIU tiên liệu về những hoạt động như vừa nêu sẽ gặp trở ngại nào từ phía Chính quyền hay không?
Ông Bùi Thiện Tri: Chúng tôi cũng có đặt ra những vấn đề cũng như khó khăn trước mắt, vì dù sao chăng nữa một tổ chức được thành lập ra mà chưa được sự công nhận của chính quyền thì cũng có những việc mà phía chính quyền không ủng hộ, nếu không muốn nói là có thể họ sẽ ngăn cản.
Như chúng tôi đã nói là chúng tôi căn cứ vào quyền lập hội của công dân được quy định trong Hiến pháp và xã hội dân sự nhằm mục đích vì lợi ích của cộng đồng, cũng như là trợ giúp cho công nhân và người lao động. Chính vì thế, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ hoạt động trong những khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam. Và, những việc đó thì chúng tôi nghĩ là chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích của chính quyền.
Vì vậy, chúng tôi mong rằng các hoạt động của VIU sẽ được xã hội đón nhận và người lao động ở Việt Nam sẽ ủng hộ chúng tôi.
RFA: Trong bối cảnh Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, VIU có dự định sẽ kết nối với các nghiệp đoàn khác; đặc biệt là những nghiệp đoàn ở các nước thành viên của hai Hiệp định vừa nêu; để học hỏi hay trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp đoàn hay không?
Ông Bùi Thiện tri: Thứ nhất về phía trong nước, qua nghiên cứu Bộ luật Lao động 2019, chúng tôi thấy rằng về các quy định của nghiệp đoàn ở Việt Nam thì hiện nay pháp luật quy định về quyền thành lập nghiệp đoàn ở cơ sở. Tức là, chưa cho phép thành lập tổ chức liên kết giữa các nghiệp đoàn cơ sở với nhau. Tuy nhiên, trong luật cũng không có quy định nào cấm việc này. Nếu hiểu theo quy định của pháp luật thì những việc gì pháp luật không cấm, công dân có quyền làm. Chúng tôi hy vọng trong tương lai các nghiệp đoàn tại cơ sở ở Việt Nam được thành lập thì chúng tôi sẽ có cơ hội gắn kết với nhau để hỗ trợ nhau hoạt động cho có hiệu quả.
Về phía ngoài nước, chúng tôi cũng mong các tổ chức nghiệp đoàn của các nước cũng như các tổ chức quốc tế nếu có điều kiện thì cũng hỗ trợ và phối hợp cùng với chúng tôi để triển khai các công việc của nhau đạt hiệu quả và có tính liên kết.
Chúng tôi rất mong muốn các tổ chức nghiệp đoàn trong và ngoài nước liên hệ và hợp tác cùng chúng tôi để cùng nhau phát triển.
RFA: Chân thành cảm ơn thời gian của ông Bùi Thiện Tri chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do thông tin về Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
Nguồn tin: RFA Tiếng Việt