Cái giá Trung Quốc phải trả khi trở nên 'thông minh' hơn (Jane Wakefield Phóng viên công nghệ)

Trung Quốc đang sử dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát từng người dân. Kho dữ liệu cá nhân mà các công ty công nghệ sử dụng cho mục đích thương mại ở phương Tây, đã bị lên án vì những lo ngại tới an ninh cũng như không gian riêng tư.

Không biết những dữ liệu cá nhân của công dân khi bị kiểm soát bởi một chính quyền độc tài như chính quyền Trung Cộng, thì chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai với người dân Trung Quốc ?

Shenzhen
Getty Images
Thâm Quyến đã trở thành một thành phố tương lai trong vòng 30 năm

Ba mươi năm trước, Thâm Quyến chỉ là một làng chài bao quanh bởi những cánh đồng lúa xanh.

Và rồi xuất hiện một kế hoạch cho phép xây dựng đặc khu kinh tế đầu tiên và cho phép đầu tư nước ngoài ở đây. Nhiều doanh nghiệp tư nhân và các nhà máy mọc lên sau đó, chuyển đổi quang cảnh nông thôn yên tĩnh thành đô thị sầm uất.

Giờ đây, Thâm Quyến, với dân số 12 triệu người, là một phần của một khu vực đô thị hóa khổng lồ chạy dọc châu thổ sông Châu Giang.


Tham vọng xây dựng thành phố thông minh của Trung Quốc là một trong những tham vọng lớn nhất hiện nay của thế giới. Nhưng nó đặt ra những câu hỏi về việc liệu công nghệ giám sát của Trung Quốc sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân hay được sử dụng để theo dõi họ.

Thành phố sạch

Đến năm 2050, khoảng 292 triệu người Trung Quốc sẽ sống ở các thành phố. Đã có hơn 58% dân số là cư dân thành thị, so với chỉ 18% vào năm 1980.

Theo nhà chức trách, hiện Trung Quốc có 662 thành phố, gồm hơn 160 thành phố một triệu dân và có thể hơn thế nữa.

Tại hội chợ triển lãm thành phố thông minh ở Barcelona gần đây, Thâm Quyến đã có một trong những khu triển lãm lớn nhất.

Road network in Shenzhen
Getty Images
Một trong những công nghệ được tập trung đầu tư nhất ở Thâm Quyến là giao thông và cách làm giảm tắc nghẽn

Jiang Wei Dong, người dẫn đầu phái đoàn nói với BBC về loại công nghệ nào đang cung cấp năng lượng cho thành phố.

Ông nói họ đang "tập trung nghiêm túc vào vấn đề ô nhiễm".

"So với các thành phố khác, Thâm Quyến sạch," ông nói.

Thành phố này là thành phố đầu tiên ở Trung Quốc đảm bảo rằng tất cả xe buýt và taxi trên đường đều chạy bằng điện, ông Dong nói.

Bên cạnh giao thông thông minh, còn có một hệ thống chăm sóc sức khỏe thông minh mới, đảm bảo rằng bất cứ ai đến từ một tỉnh xa cũng đều có thể truy cập hồ sơ sức khỏe của họ ngay lập tức.

Nhưng khi được hỏi về hệ thống an ninh, câu trả lời của ông ta trở nên kém nhiệt tình hơn.

"Chúng tôi chỉ thông thạo về vấn đề giao thông. Đối với người dân Thâm Quyến, không có sự giám sát", Dong nói.

Thu thập dữ liệu

Trung Quốc đang tạo ra những thành phố mới với tốc độ đáng kinh ngạc, tái thiết lại cảnh quan đô thị với kế hoạch tạo ra 19 cụm đô thị khổng lồ và siêu thành phố đầu tiên trên thế giới với hơn 40 triệu dân.

Phát triển đô thị trên quy mô này sẽ đòi hỏi tính hiệu quả. Giao thông sẽ phải được kiểm soát để tránh ùn tắc kéo dài hàng tuần và sẽ buộc phải thông suốt để tránh giết chết mọi người bằng khí thải CO2.

Nhưng các công dân cũng sẽ phải có lối sống hiệu quả hơn. Xả rác, chơi nhạc quá to trên tàu hay chạy qua đường khi đèn đỏ - những hành động này sẽ không còn là sự tùy tiện nhỏ nhặt nữa mà có thể trở thành một sự bất tiện lớn ở các siêu đô thị.

Man travelling
Getty Images
Hệ thống tín nhiệm xã hội cũng khiến nhiều người bị cấm tham gia sử dụng giao thông cộng cộng

Năm 2014, ý tưởng về một hệ thống tín nhiệm xã hội đã được tiết lộ. Kế hoạch nghe giống như một tiểu thuyết của George Orwell này sẽ thưởng cho công dân vì hành vi tốt và phạt họ vì hành vi xấu. Vào tháng Ba năm nay, hàng triệu người có điểm tín nhiệm xã hội thấp đã bị cấm mua vé tàu hoặc vé máy bay vì có những hành vi vi phạm như sử dụng vé đã hết hạn hay hút thuốc trên tàu.

"Ở Trung Quốc, toàn bộ thí nghiệm chấm điểm xã hội thật thú vị nhưng tôi mừng là tôi không phải sống trong nó," nhà tư vấn thành phố thông minh Charles Reed Anderson nói.

Hiện tại không có một hệ thống tín nhiệm xã hội thống nhất. Thay vào đó, chính quyền địa phương thực thi ý tưởng này theo những cách khác nhau, đôi khi tác động lớn đến du khách nước ngoài.

Ông Anderson kể một người bạn gần đây của ông đã đến thăm một thành phố của Trung Quốc.

"Ông đến khách sạn thì nhận ra là đã để quên điện thoại trên taxi, vì vậy khách sạn đưa ông ấy đến đồn cảnh sát," anh giải thích.

"Cảnh sát đã truy cập dữ liệu về chiếc xe nhưng không có camera giao thông nên họ đã đưa ông ấy đến một bộ phận khác cách đó vài dãy nhà và sau đó họ đã có thể theo dõi chiếc taxi trong thời gian thực và gọi tài xế để yêu cầu anh ta mang trả lại điện thoại."

"Trong vòng hai giờ, ông ấy đã lấy lại được điện thoại."

"Người lái xe taxi có thể đã lo lắng rằng nếu anh ta không trả lại, anh ta sẽ bị trừ điểm."

Có nhiều chỉ trích mạnh mẽ về hệ thống này, nhưng theo ông Anderson, có lẽ đối với người dân Trung Quốc, những người lớn lên trong môi trường bị nhà nước theo dõi, nó không quá đáng sợ.

"Tôi không 100% ủng hộ nó - nhưng nó có thể mang lại một số điều tốt. Nhưng nếu nó bắt đầu bị lạm dụng thì nó sẽ trở thành một vấn đề lớn," ông nói.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tiết lộ đầu năm nay rằng một hệ thống tín nhiệm xã hội đang được sử dụng ở tỉnh Tân Cương, nơi có phần lớn dân số theo đạo Hồi và được liên kết với một ứng dụng được sử dụng bởi cảnh sát Trung Quốc và các quan chức chính phủ khác.

Bộ não thành phố

Ngày càng có nhiều dữ liệu và thông tin rơi vào tay chính phủ thông qua các hệ thống cảm biến và công nghệ khác trong các thành phố.

Nhưng điều gì xảy ra khi chính quyền các thành phố này giao dịch với những gã khổng lồ công nghệ tư nhân như Alibaba và Tencent, vốn đã có một cơ sở dữ liệu khổng lồ về công dân?

Alibaba có trụ sở tại thành phố Hàng Châu và đã dành hai năm để phát triển một nền tảng có tên là City Brain, chuyên phân tích dữ liệu từ camera và vị trí GPS của ô tô và xe buýt, và sử dụng nó để điều khiển hơn một nghìn đèn giao thông để ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn.

Công ty này tuyên bố rằng đã giúp thành phố bảy triệu người này tụt từ vị trí thứ 5 xuống vị trí thứ 57 trong những thành phố tắc nghẽn nhất ở Trung Quốc.

Và giờ nhiều thành phố đang bàn giao các mảng đất khổng lồ cho các công ty công nghệ.

Chính phủ Thâm Quyến vừa trao cho Tencent một mảnh đất khai hoang rộng 809 m2 để xây dựng cái mà họ mô tả là "một thành phố tương lai tập trung vào công nghệ và đổi mới".

Aerial shot of Toronto with the waterfront land in front
Waterfront Toronto
Google hợp tác với Sidewalk Labs lên kế hoạch xây dựng một thành phố điện tử ở Toronto, Canada

Và ngày càng nhiều, các thành phố phương Tây cũng đang thực hiện các thỏa thuận với các công ty Trung Quốc.

Các ủy viên hội đồng ở Darwin, Australia đã tới Trung Quốc để gặp Huawei và xem công nghệ của họ ở Thâm Quyến. Công ty này sau đó đã thực hiện một chương trình trị giá 10 triệu đô la để cung cấp 900 đèn LED thông minh, 24 cảm biến môi trường và mạng lưới 138 camera quan sát cho Darwin.

Tuy nhiên thị trưởng Kon Vatskalis của Darwin nói với ABC News rằng sẽ "không có nhận dạng khuôn mặt ... và camera của chúng tôi không thể biết bạn là ai hay bạn làm gì".