Biển Đông: Úc tham gia phản đối hành động của Trung Quốc (Thanh Phương)
Một 'liên minh' của các nước dân chủ đang hình thành để chống lại sự hung hăng của TQ trên Biển Đông và đó là điều tất yếu. TQ không thể muốn làm gì thì làm, bấp chấp dư luận và luật pháp quốc tế. Đây là thời cơ thuận lợi để VN kiện TQ ra tòa án quốc tế vì VN là quốc gia chịu nhiều mất mát nhất trước sự hung hăng và lấn chiếm của TQ trên Biển Đông. Nếu VN vẫn tiếp tục im lặng vì 'đại cục' thì đến một lúc nào đó thế giới sẽ chán chường và sẽ không can thiệp hay ủng hộ VN nữa mà chỉ yêu cầu 'TQ tôn trọng tự do hàng hải'. Dư luận quốc tế và sự ủng hộ của các nước dân chủ là một trong hai công cụ quan trọng nhất để VN đối phó với các nguy cơ từ TQ cùng với sự đồng thuận của người dân VN.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne (giữa) tại diễn đàn ARF 26 tại Bang Kok 02/08/2019. Romeo GACAD / AFP
Chính phủ Úc cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne (giữa) tại diễn đàn ARF 26 tại Bang Kok 02/08/2019. Romeo GACAD / AFP
Chính phủ Úc cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo
báo Canberra Times hôm nay 03/08/2019, trong một tuyên bố chung sau
cuộc họp tại Thái Lan ngày 01/08, Ngoại trưởng Úc Marise Payne, cùng với
đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo và Nhật Taro Kono, đã bày tỏ « mối quan ngại nghiêm trọng » trước « những thông tin đáng tin cậy »
về những hoạt động cản trở các dự án dầu khí trên Biển Đông, ám chỉ
việc các tàu của Trung Quốc sách nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của
Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, gần quần đảo Trường Sa.
Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, bản thông báo bày tỏ quan ngại về « những diễn tiến tiêu cực » ở vùng Biển Đông, trong đó có việc triển khai các hệ thống vũ khí hiện đại trên các thực thể đang tranh chấp.
Ba ngoại trưởng mạnh mẽ lên án «
những hành động đơn phương có thể làm thay đổi nguyên trạng và làm gia
tăng căng thẳng, như bồi đắp các đảo, xây các tiền đồn, quân sự hóa các
thực thể đang tranh chấp và những hành động khác gây tác hại môi trường
biển » ở vùng Biển Đông
Trong bản thông cáo chung, ngoại
trưởng ba nước Úc, Mỹ, Nhật cũng bày tỏ quan ngại về thông tin theo đó
Cam Bốt và Trung Quốc đã ký thỏa thuận về việc Bắc Kinh đưa quân, vũ khí
và tàu chiến đến đóng tại căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt, nằm trên
Vịnh Thái Lan.
Đàm phán về COC mở lại tháng 10
Đàm phán về
bản dự thảo thứ hai của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông ( COC ) giữa
Trung Quốc và ASEAN sẽ được mở lại vào tháng 10/2019, theo thông báo của
một quan chức chính phủ Thái Lan hôm qua, 02/08/2019 tại Bangkok.
Theo
hãng tin Bloomberg, phát biểu bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN tại thủ đô
Thái Lan, phó thư ký thường trực bộ Ngoại Giao Thái Lan Arthayudh
Srisamoot cho biết, sau khi đạt thỏa thuận về các « nguyên tắc căn bản
», Trung Quốc và ASEAN bàn về các điểm cụ thể của bộ quy tắc ứng xử. Ông
nói thêm là theo dự kiến các bên sẽ đạt thỏa thuận chung cuộc trong
vòng 3 năm.
Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, một số nhà ngoại
giao của khu vực sáng qua đã bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng
hiện nay trên Biển Đông. Họ cho rằng việc các chiến hạm và các thiết bị
quân sự thường xuyên được điều động đến Biển Đông sẽ phá hỏng cơ may
giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.
Tại Bắc Kinh hôm qua,
phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khẳng định là
tiến trình đàm phán về COC đang đạt nhiều tiến bộ, nhưng bà tố cáo các
quan chức cao cấp của Mỹ sẽ tìm đủ mọi cách để « gây bất hòa giữa các quốc gia có liên quan và làm xáo trộn tình hình Biển Đông ».
RFI