Bãi Tư Chính: 'VN phản đối TQ tái xâm phạm nghiêm trọng vùng biển' (BBC)
VN không có nhiều công cụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tại khu vực Bãi Tư Chính. Việc lên tiếng tố cáo TQ không dẫn tới đâu vì TQ không coi VN là gì bất chấp cái gọi là 'đại cục' mà ĐCSVN tình nguyện chui đầu vào. Trong 16 quốc gia 'đối tác chiến lược' của VN thì chỉ có Mỹ, Nhật, Úc lên tiếng phản đối TQ. Những phản đối này cũng mang tính chất ngoại giao là chính. Nếu TQ tấn công VN thì họ cũng chẳng bao giờ can thiệp vì VN là quốc gia cộng sản chứ không phải đồng minh dân chủ của các nước đó. ĐCSVN nếu không cương quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc thì họ sẽ là tội đồ của dân tộc.
Bốn ngày sau khi Trung Quốc điều tàu
quay trở lại bãi Tư Chính và khu vực lân cận, Việt Nam đã lên tiếng
phản đối Trung Quốc "tiếp tục xâm phạm vùng biển", theo truyền thông
chính thống của nhà nước.
Báo Thế giới & Việt Nam hôm thứ Sáu
đưa tin cho hay: "Ngày 16/8, trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam và
nước ngoài liên quan đến việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc
trở lại hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Theo
thông tin của các cơ quan chức năng, ngày 13/8/2019 tàu khảo sát Hải
Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm
phạm vùng biển Việt Nam. Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định
của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982."
Tờ báo
thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay Việt Nam coi đây là hành vi 'tái
diễn vi phạm nghiêm trọng' và Việt Nam đã có 'giao thiệp' với Trung
Quốc:
"Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung
Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm
tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền,
quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam
theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc
tế.
"Các lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các
biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo
đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
"Việt Nam cũng
khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an ninh, thượng tôn pháp luật ở
Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp
hòa bình, luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với
Trung Quốc vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, và hòa bình, ổn
định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Việt Nam kêu gọi các
nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì
hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế," Thế giới
& Việt Nam hôm 16/8 cho hay.
Nhiều lần phản đối
Cùng ngày, báo điện tử VnExpress khi đưa tin về phản ứng trong vụ việc của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết:
"Nhóm
tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc quay lại xâm phạm vùng biển
Việt Nam chỉ vài ngày sau khi dừng hoạt động khảo sát địa chấn trái phép
và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt
Nam chiều 7/8.
"Nhóm
tàu này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu
vực phía Nam Biển Đông từ đầu tháng 7. Bộ Ngoại giao đã nhiều lần lên
tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút nhóm
tàu Địa chất Hải dương 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Việt Nam.
"Nhiều nước cũng đã lên tiếng phản đối hành vi của
Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam. Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra
thông cáo bày tỏ sự lo ngại khi Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí
trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt
Nam."
Tờ báo thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ dẫn một số sự kiện phản ánh phản ứng quốc tế xung quanh vụ việc:
"Nhiều nước cũng đã lên tiếng phản đối hành vi của
Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam. Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra
thông cáo bày tỏ sự lo ngại khi Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí
trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt
Nam.
"Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel khẳng
định các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt
Nam và các quyền hợp pháp của Hà Nội trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ),
ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế. Chủ tịch Ủy ban
Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch cùng ba thành viên cấp cao của ủy
ban hôm 1/8 cũng lên án Bắc Kinh, cho rằng việc Trung Quốc đưa tàu vào
EEZ của Việt Nam là bằng chứng mới nhất về việc Trung Quốc sẵn sàng áp
bức để khẳng định các yêu sách bất hợp pháp ở Biển Đông.
"Trong
cuộc gặp của ASEAN tại Thái Lan hôm 2/8, ngoại trưởng ba nước Mỹ, Nhật
Bản, Australia ra tuyên bố chung bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng đối
với những hoạt động gây cản trở liên quan đến các dự án dầu khí lâu dài ở
Biển Đông," VnExpres cho biết.
Báo mạng VietnamNet hôm thứ Sáu cũng tường thuật và dẫn ý của người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh:
"Các
lực lượng chức năng của Việt Nam tiếp tục triển khai các biện pháp thực
thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật
Việt Nam và luật pháp quốc tế."
Tờ báo thu Bộ Thông tin & Truyền thông tường trình thêm về phản ứng và quan điểm của Việt Nam:
"Việt Nam cũng khẳng định hết sức coi trọng hòa bình, an
ninh, thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và thiện chí giải quyết các bất
đồng thông qua các biện pháp hòa bình.
"Việt Nam luôn coi trọng và
mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi ích của 2
nước, nhân dân 2 nước và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế,
đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của mình.
"Việt Nam kêu gọi các nước có liên quan và
cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp
tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế."
Tin cho hay có ít nhất năm
tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8 có mặt ở
khu vực, hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn dữ liệu từ trang Marine Traffic
chuyên theo dõi việc di chuyển của các tàu thuyền cho biết.
Trong
lúc đó, phía Việt Nam có ít nhất hai tàu hải quân đi theo nhóm tàu
khảo sát vào cuối ngày thứ Sáu, 16/8, vẫn theo nguồn này.