Liệu có một cuộc thảm sát như Thiên An Môn ở Việt Nam hay không? (Trần Hùng)


Điều này cho thấy cuộc vận động tư tưởng vẫn chưa hoàn tất khi mà ngay cả trong lực lượng chính vẫn chưa trả lời dứt khoát được câu hỏi nền tảng là nên thay đổi hay cải tiến chế độ? Trong khi chế độ cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thể cải tiến được - điều này đã được chứng minh trên cả lý luận lẫn thực tế (4). Sự chia rẽ về mục tiêu của phong trào (nhất là giữa cải tổ chế độ và thay đổi chế độ) cũng cho thấy lực lượng lãnh đạo chưa đủ mạnh, thống nhất và gắn bó về một lý tưởng chung. Khi cuộc vận động tư tưởng chưa hoàn tất thì thất bại của tuổi trẻ Trung Quốc là điều khó tránh được. Xã hội Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc cách mạng.  (Trần Hùng)


 Tháng 6 này đánh dấu 30 năm sự kiện Thiên An Môn, sự kiện chế độ cộng sản Trung Quốc đã dùng quân đội thảm sát hàng ngàn sinh viên biểu tình kêu gọi cải cách để bảo vệ chế độ. Nhiều người đấu tranh tại Việt Nam đã đặt ra câu hỏi là liệu có một cuộc thảm sát như Thiên An Môn ở Việt Nam hay không? Chế độ cộng sản Việt Nam “có dám” hành động tương tự Trung Quốc để duy trì chế độ? Câu hỏi này rất đáng được quan tâm. Nguy cơ này không phải là không có khi mà trong các cuộc biểu tình gần đây, dù ôn hoà và với các khẩu hiệu không hướng trực tiếp vào chế độ mà chỉ hướng vào bảo vệ môi trường, chống Formosa, chống Trung Quốc… nhưng vẫn bị chế độ đàn áp dã man. Vậy một cuộc cách mạng thay đổi chế độ, với những khẩu hiệu hướng trực tiếp vào chế độ như đòi đảng cộng sản từ bỏ quyền lực, xoá bỏ hiến pháp, đòi bầu cử tự do… thì có nhiều nguy cơ là sẽ bị đàn áp dữ dội hơn. Nhưng liệu chế độ cộng sản Việt Nam “có dám” gây ra một cuộc thảm sát như Thiên An Môn để duy trì chế độ? 
 
Biến cố Thiên An Môn 
  
Một cách tóm lược, biến cố này diễn ra sau hơn một thập kỷ Trung Quốc bắt đầu quá trình mở cửa (về kinh tế nhưng vấn siết chặt về chính trị) được Đặng Tiểu Bình xúc tiến vào những năm cuối của thập niên 1970. Những bất mãn trong xã hội Trung Quốc có cơ hội được bộc phát sau những “đêm dài tăm tối" dười thời Mao Trạch Đông, cùng với đó làn sóng dân chủ thứ 3 đang trào dâng trên khắp thế giới (và sắp nhấn chìm sắc đỏ tại Đông Âu và Liên Xô), đã tiếp thêm sức mạnh cho tuổi trẻ Trung Quốc. Cái chết của nhà lãnh đạo mang hơi hướng cải cách Hồ Diệu Bang cùng chuyến thăm của Gorbachov đã là ngòi nổ đưa hàng trăm ngàn sinh viên xuống đường. Vào lúc cao điểm có tới khoảng một triệu người tại quảng trường Thiên An Môn.  
Thế rồi Đặng Tiểu Bình đã quyết định loại bỏ những nhân vật ôn hoà trong Đảng cộng sản Trung Quốc và ra lệnh thiết quân luật, vào sáng ngày 4/6/1989 quân đội đã tiến vào quảng trường giải tán cuộc biểu tình và tàn sát hàng ngàn sinh viên vô tội (có thể tới hàng chục ngàn theo một số nguồn tin), nhiều người khác tham gia vào phong trào này cũng bị bắt và một số bị thủ tiêu sau đó. 30 năm sau tội ác này chế độ cộng sản tại Trung Quốc vẫn đứng vững và tội ác này bị đi vào quên lãng tại Trung Quốc bởi bộ máy kiểm duyệt khổng lồ của chế độ. Dù có góc nhìn nào về sự kiện này thì cũng phải khẳng định rằng hành động của chế độ cộng sản Trung Quốc là một tội ác đối với loài người (theo định nghĩa của luật pháp quốc tế thì việc bức hại những người vô tội vì lý do về chủng tộc, về tôn giáo, về giai cấp hay về quan điểm chính trị là một tội ác đối với loài người), không gì có thể biện minh cho tội ác này.
   
Quay lại với Việt Nam - Đảng cộng sản Việt Nam đã từng gây ra một vụ thảm sát còn lớn hơn cả Thiên An Môn?
Một tội ác tại Việt Nam có quy mô còn lớn hơn cả biến cố Thiên An Môn đã diễn ra trong và sau Cách Mạng Tháng Tám là việc đảng cộng sản Việt Nam đã thảm sát hàng trăm ngàn người yêu nước và vô tội trong các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, hay những trí thức có uy tín và tiếng tăm vì đã từng tham gia vào cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ cho đất nước, hay đơn giản là không ủng hộ hay bị nghi ngờ là không ủng hộ đảng cộng sản (như các lãnh đạo của Đệ Tứ cộng sản, các tôn giáo Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo...). Khẩu hiệu của đảng cộng sản lúc đó là  “Thà mười người bị chết oan còn hơn một địch sống sót”. 
Cũng như biến cố Thiên An Môn, những người yêu nước và vô tội này bị thảm sát chỉ vì đảng cộng sản muốn loại bỏ mọi mầm mống chống đối để độc quyền lãnh đạo đất nước. Đợt thảm sát này đã cướp đi của dân tộc những người yêu nước chân chính nhất, nó đã là nguyên nhân chính khiến đảng cộng sản có thể trụ vững tại Miền Bắc sau khi phạm phải rất nhiều tội ác đẫm máu. Nó cũng tiêu diệt mất một tầng lớp nhân sự chính trị quý giá và tiềm năng cho Miền Nam sau này, khiến Miền Nam đã chỉ có những cấp lãnh đạo thiếu cả sự chính đáng, tinh thần dân tộc lẫn tổ chức và quyết tâm - nên đã thất bại trước cộng sản. Có thể nói cuộc thảm sát này đã thay đổi hẳn hướng đi của dân tộc ta trong hơn 70 năm qua, hướng đi vào độc tài, nội chiến và tụt hậu. Với mỗi người Việt Nam thì đây là một thảm kịch có quy mô lớn hơn nhiều Thiên An Môn, tuy vậy cho tới nay nó vẫn chưa nhận được sự quan tâm như nó đáng ra phải nhận được, như sự quan tâm của dư luận Việt Nam với sự kiện Thiên An Môn là điều làm mỗi chúng ta phải suy ngẫm?  
Còn hiện nay?  
Sau hơn 70 năm sự cuồng tín đã được thay bằng sự tham lam, lòng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin đã được thay bằng tiền và quyền, chế độ cộng sản cũng bị lệ thuộc các nước dân chủ hơn hẳn trước đây. Ngoại thương với các nước dân chủ còn lớn hơn cả GDP và vẫn đang tiếp tục tăng lên, bất cứ hành động đàn áp quy mô lớn nào như Thiên An Môn chắc chắn sẽ dẫn tới sự trừng phạt của khối dân chủ và sẽ làm sụp đổ nền kinh tế lẫn chế độ cộng sản. Tuy vậy sự tăm tối của chế độ thì vẫn còn, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một ví dụ. Như vậy nguy cơ về một vụ đàn áp như Thiên An Môn hay như trong và sau Cách Mạng Tháng Tám đã giảm xuống nhưng không phải là không có. Cái chúng ta cần làm là phải hạn chế tối đa nguy cơ này, để tránh những đổ vỡ không đáng có cho dân tộc.  
Hạn chế thế nào? Với những gì đã xảy ra tại Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia hay Liên Xô và Đông Âu trước đây chúng ta phải kết luận rằng sự gian ác nó nằm trong bản chất của các chế độ cộng sản. Lênin từng định nghĩa “đạo đức là những gì có lợi cho đảng”, nghĩa là nếu bắt cóc, ám sát, khủng bố những người chống đối mà có lợi cho đảng thì họ vẫn làm và thực tế là đã làm nhiều lần trước đây. Như vậy chế độ cộng sản Việt Nam vẫn sẽ đàn áp đối lập nếu như họ có thể đàn áp được.  
Vậy muốn chế độ cộng sản không thể đàn áp mạnh tay với những người đối lập được thì chúng ta phải đặt chế độ cộng sản vào “thế” là dù họ có muốn đàn áp mạnh tay cũng không thể đàn áp được. Muốn đẩy được đảng cộng sản vào “thế” này thì chúng ta phải mạnh và đảng cộng sản phải yếu, phải tăng cường sức mạnh của chúng ta và phải làm suy yếu, chia rẽ chế độ cộng sản. Muốn thế chúng ta cần chuẩn bị trước một cuộc vận động tư tưởng rộng khắp trước khi thời cơ tới.  
Luôn cần một cuộc vận động tư tưởng đi trước mọi cuộc cách mạng? 
Chế độ cộng sản tại Việt Nam hay Trung Quốc đều không kế thừa quyền lực và bộ máy từ thế lực nào mà đều do đấu tranh để nắm được chính quyền. Họ lên cầm quyền được là do có rất nhiều người ủng hộ, giúp đỡ họ tận tình, do tuyệt đại đa số quần chúng đã chấp nhận họ một cách thụ động (thí dụ như im lặng, nhẫn nhục, luồn lách để sống…), và do họ đã chỉ gặp phải rất ít chống đối thực sự. Muốn thay đổi chế độ cộng sản bằng một chế độ dân chủ thì phải đảo ngược quá trình này, nghĩa là phải giảm số lượng những người ủng hộ họ, làm suy yếu, chia rẽ chế độ, phải thuyết phục quần chúng tìm một giải pháp chung cho cả dân tộc thay vì luồn lách, nhẫn nhục để sống, và nhất là phải gia tăng số lượng những người chống đối thực sự, chống đối đúng phương pháp. Muốn thế thì cần có một cuộc vận động tư tưởng rộng lớn để thuyết phục quần chúng và ngay cả những người trong chế độ, và để xây dựng lực lượng đối lập.  
Một cách cụ thể, cuộc vận động tư tưởng này trước hết phải thức tỉnh người dân về sự cần thiết của một giải pháp chung cho cả dân tộc chứ không thể cứ luồn lách, nhẫn nhục để sống. Phải thuyết phục người dân tin rằng mọi người đều gắn bó với nhau trong một số phận chung, và đều sẽ có một tương lai tươi sáng nếu dân chủ được thiết lập; rằng dân chủ không mang lại hỗn loạn, chậm tiến, chia rẽ mà ngược lại; rằng tự do và dân chủ không phải là các giá trị của riêng phương Tây mà là các giá trị phổ cấp của loài người và mỗi người đều cần có nó để có thể tự tìm cho mình một cuộc sống xứng đáng.   
Cùng với các nỗ lực đó cũng phải thuyết phục những người trong chế độ, ủng hộ và giúp đỡ tận tình cho chế độ rằng không phải lo lắng khi chế độ chấm dứt mà ngược lại, danh dự, nhân phẩm và những quyền lợi hợp pháp của họ sẽ được tôn trọng. Hơn nữa phải thuyết phục những người vẫn còn đặt hi vọng cho chế độ rằng không thể cải tiến một chính quyền tham nhũng mà phải thay thế nó, cũng như không thể cải tiến một chế độ cộng sản mà phải xoá bỏ nó nếu muốn xây dựng dân chủ, phải đoạn tuyệt với chế độ. Nỗ lực này bắt buộc phải đi cùng với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc một cách thành thực. Khi thành công nó sẽ làm giảm những người ủng hộ chế độ, làm chia rẽ, suy yếu khả năng tự vệ của chế độ.  
Và quan trọng nhất là phải gia tăng những những người chống đối, phải xây dựng nên một lực lượng đối lập mạnh và gắn kết. Đây là điều quan trọng nhất vì tổ chức đối lập mạnh hay yếu sẽ quyết định cuộc vận động tư tưởng đi nhanh hay chậm. Tổ chức cũng là môi trường để hình thành nên tư tưởng chính trị. Ngoài ra nó cũng là yếu tố không có không được nếu muốn vận động quần chúng nổi dậy. Ở đây cần một vận động tư tưởng lớn để thay đổi cách suy nghĩ của những người tranh đấu - rằng đấu tranh chính trị không thể là đấu tranh cá nhân mà luôn luôn chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức. Cuộc vận động tư tưởng này sẽ cung cấp thêm nhân sự, làm cho các tổ chức đối lập mạnh lên.  
Khi cuộc vận động tư tưởng đã hoàn tất, quần chúng đã thấy sự cần thiết của một giải pháp chung cho cả dân tộc trong một chế độ mới; những người trong chế độ cũng thấy được mình không những không bị đe doạ mà sẽ có một tương lai tốt hơn trong chế độ mới, chế độ đã suy yếu, chia rẽ và mất khả năng tự tồn; cũng như một lực lượng đối lập đủ mạnh để vận động quần chúng đã chín muồi này thì một cuộc cách mạng xảy ra là điều đương nhiên. Nó xảy ra như thế nào chỉ là những chi tiết. (1) 
Hãy thử tưởng tượng tình hình sẽ thế nào nếu một đối lập mạnh được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, trí thức và có cả những thành viên trong chính quyền, công an và cả quân đội? Khi đó nếu tổ chức này vận động quần chúng thì các lãnh đạo đảng cộng sản sẽ thấy là tính mạng của mình cũng bị đe doạ nếu chống đối tới cùng, họ sẽ không thể làm gì khác hơn là từ bỏ quyền lực để rút lui trong an toàn như nhiều lãnh đạo cộng sản tại các nước Đông Âu trước đây, vì khi đó dù có đàn áp cũng không thể ngăn được cách mạng nữa. Hơn nữa sự cuồng tín là đặc điểm của những người có lý tưởng hay bị dồn vào chân tường, đó không phải là trường hợp của các lãnh đạo cộng sản hiện nay nếu như đối lập mang trong mình tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc.  
Tại sao chế độ cộng sản Trung Quốc vẫn trụ vững sau tội ác Thiên An Môn?  
Những phân tích trên cho phép chúng ta tìm ra nguyên nhân mà chế độ cộng sản Trung Quốc vẫn đứng vững sau khi gây ra tội ác Thiên An Môn. Những sinh viên có mặt tại quảng trường Thiên An Môn vào thời điểm đó, nghĩa là lực lượng chính, vẫn rất chia rẽ về mục tiêu, có người đòi tự do và dân chủ, có người đòi đảng cộng sản đánh giá lại di sản của Hồ Diệu Bang và tiếp tục con đường của ông, có người muốn chế độ cải tiến nhanh hơn chứ không phải lật đổ chế độ, có người ủng hộ một phe cánh trong chế độ chứ không có ý định thay đổi chế độ (2)...  
(Một nhân chứng hiện đang tị nạn tại Pháp nói rằng: “Sau vụ thảm sát, người ta cho đó là những sinh viên mơ đến nền dân chủ và chỉ muốn lật đổ chế độ cộng sản. Sự thật không phải như thế. Đa số sinh viên chỉ đòi những cải tổ. Chúng tôi đã tin rằng đảng, các lãnh đạo và nhà nước sớm muộn gì cũng sẽ lắng nghe chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn cải tổ chính trị, chứ không làm cách mạng.”(3)). 
Điều này cho thấy cuộc vận động tư tưởng vẫn chưa hoàn tất khi mà ngay cả trong lực lượng chính vẫn chưa trả lời dứt khoát được câu hỏi nền tảng là nên thay đổi hay cải tiến chế độ? Trong khi chế độ cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thể cải tiến được - điều này đã được chứng minh trên cả lý luận lẫn thực tế (4). Sự chia rẽ về mục tiêu của phong trào (nhất là giữa cải tổ chế độ và thay đổi chế độ) cũng cho thấy lực lượng lãnh đạo chưa đủ mạnh, thống nhất và gắn bó về một lý tưởng chung. Khi cuộc vận động tư tưởng chưa hoàn tất thì thất bại của tuổi trẻ Trung Quốc là điều khó tránh được. Xã hội Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cho một cuộc cách mạng.  
Tương quan lực lượng cũng xác nhận lại điều này, ngay cả với con số vào lúc đỉnh điểm là một triệu người (ở thời điểm khác có khoảng vài chục đến vài trăm ngàn người) trong một đất nước hơn một tỉ người cũng là quá ít, để dễ so sánh thì chúng ta có thể nhìn qua cuộc cách mạng Nhung tại Tiệp Khắc, lúc cao điểm có tới nửa triệu người xuống đường tại Praha trong một đất nước chỉ hơn 15 triệu người. Cùng với đó chính quyền Trung Quốc trong thập kỷ 1980 có thể xem như là một chính quyền quân chủ với ngai vàng trong tay Đặng Tiểu Bình, ông ta đã đánh bại vây cánh của Mao Trạch Đông để nắm quyền, có thể chỉ định hay cắt chức tổng bí thư của Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, tàn sát sinh viên trong biến cố Thiên An Môn mà không gặp phải một chống đối nào. Cuộc vận động tư tưởng vẫn chưa đủ mạnh để làm suy yếu, chia rẽ trong nội bộ chế độ cộng sản, văn hoá dân chủ vẫn chưa đủ lan toả để làm suy yếu được văn hoá quân chủ vốn đã tồn tại hàng ngàn năm tại Trung Quốc. Tình hình Trung Quốc vào lúc đó chưa chín muồi cho một cuộc cách mạng. 
Và Việt Nam?  
Những phân tích về cuộc vận động tư tưởng cũng giải thích tại sao chế độ cộng sản tại Việt Nam vẫn chưa bị đánh bại. Rất nhiều trí thức uy tín vẫn tìm giải pháp ngay bên trong chế độ, vẫn kiến nghị, góp ý, muốn cải tiến thay vì thay đổi chế độ. Trí thức là trí tuệ của một dân tộc, nếu các trí thức vẫn loay hoay tìm giải pháp bên trong chế độ thì chỉ làm gương cho quần chúng tiếp tục luồn lách để tìm cách vươn lên trong chế độ thay vì thay đổi nó mà thôi. Người dân đã chán ghét chế độ cộng sản nhưng vẫn chưa nhìn thấy rõ được một giải đáp mới, một lực lượng mới. Cuộc vận động tư tưởng vẫn chưa hoàn tất, chưa cung cấp đủ nhân sự cho đối lập dân chủ thì không thể dẫn tới cách mạng, hành động vào lúc này chỉ dẫn tới thất bại và tổn hao lực lượng. 
Ở đây cũng phải nhấn mạnh thêm rằng sở dĩ nhân sự của lực lượng đối lập dân chủ bị thiếu hụt còn do đảng cộng sản Việt Nam đã hai lần tiêu diệt hết những người yêu nước, một lần là trong và sau Cách Mạng Tháng Tám như đã nói ở trên. Một lần khác là sau ngày 30/4/1975, lần này giới tinh hoa miền Nam không bị giết như Cách Mạng Tháng Tám nhưng bị đánh gục ý chí và quyết tâm tranh đấu cho đất nước bằng những nhà tù, trại cải tạo và chính sách khủng bố miền Nam sau ngày 30/4/1975. Xét cho cùng thì sức sống của một dân tộc chủ yếu được quyết định bởi những người yêu nước và gắn bó với tương lai của đất nước, tiêu diệt họ là đánh gục cả một đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam đã làm điều này tới hai lần, chính lý do này mà những yêu nước và còn giữ được quyết tâm cho đất nước hiện nay chỉ là một thiểu số rất ít ỏi, chính điều này đã làm chế độ cộng sản có thể trụ vững tới ngày hôm nay.   
Chúng ta không thể cho phép đảng cộng sản Việt Nam thực hiện tội ác này thêm một lần nào nữa. Những người tranh đấu cho tương lai đất nước phải thận trọng tối đa đ tránh mắc nạn, đ tránh trường hợp một khi cơ hội tới chúng ta lại không có đ lực lượng đ đổi dòng lịch sử, như chúng ta đã từng bỏ lỡ cơ hội với Việt Nam Cộng Hoà vì các lực lượng yêu nước đã bị giết gần hết sau Cách Mạng Tháng Tám, cũng như cơ hội 1989-1991 vì các lực lượng yêu nước đã bị đánh gục sau ngày 30/4/1975. Trong trường hợp không may mắc nạn chúng ta sẽ không cúi đầu, đ khẳng định chính nghĩa như tinh thần của các anh em trong Hội Anh Em Dân Chủ. 
Gần một thế kỷ qua đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định số phận của đất nước ta và đã gây ra rất nhiều mất mát và đ vỡ cho dân tộc. Vậy từ hôm nay, thay vì đóng vai nạn nhân của lịch sử, chúng ta hãy cố gắng quyết định hướng đi của đất nước, quyết định rằng sẽ không đ đảng cộng sản gây ra thêm đ vỡ cho đất nước nữa. Chúng ta sẽ không cho đảng cộng sản có cơ hội đ đàn áp mạnh tay khi vận hội của lịch sử đến, hay dù muốn đàn áp họ cũng không đàn áp được vì khi đó chúng ta đã mạnh hơn họ. Và muốn thế thì phải xây dựng nên một tổ chức đối lập hùng mạnh mang trong mình tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc đ đẩy nhanh cuộc vận động tư tưởng. Tinh hình có thể chuyển biến rất nhanh.  
Trần Hùng (11/6/2019)


(1) Nội dung của cuộc vận động dân chủ - facebook.com/notes/1215557535121019
(2) vi.rfi.fr/chau-a/20190606-mua-xuan-bac-kinh-1989-uoc-mo-dan-chu-tan-vo
(3) vi.rfi.fr/chau-a/20190604-cac-nha-ly-khai-trung-quoc-nhin-lai-thien-an-mon-30-nam-sau
(4) Một cuộc chuyển hoá không thể được - facebook.com/notes/658657014144410