Dẹp Xã hội chủ nghĩa mới chống được tham nhũng (Võ Ngọc Ánh)
Chẳng có lĩnh vực nào hiện nay ở
Việt Nam mà không bị bòn rút bởi quan tham. Vì thế đất nước chưa có thời
đại nào tham nhũng nhung nhúc như thời đại Hồ Chí Minh. Loại
trừ được tham nhũng người Việt sẽ có đường sá tốt hơn; giáo dục, y tế
tốt hơn, các thủ tục hành chính sẽ nhanh hơn... thêm tiền đầu tư vào
khoa học công nghệ để phát triển đất nước. Muốn dẹp được tham
nhũng trước tiên cần chung tay đấu tranh loại bỏ cộng sản và thể chế
XHCN. Đừng ngây thơ tin chống tham nhũng thành công với thể chế hiện nay
ở Việt Nam. (Võ Ngọc Ánh)
Càng hô hào phòng, chống tham nhũng quan tham ngày một nhiều hơn,
thất thoát lớn hơn. Bởi đơn giản cái thể chế XHCN đẻ ra tham nhũng.
Vậy phải chống tham nhũng hay cần loại bỏ cái thể chế này?
Câu hỏi xem chừng quá dễ trả lời. Tuy nhiên nhiều chục năm nay người
Việt Nam đang giẫy giụa trong tấm lưới chính mình giăng ra để mắc phải.
Thực tế cả chính quyền cai trị hiện nay, lẫn người dân chỉ mong đợi phòng, chống tham nhũng thành công.
Còn quá ít người nghĩ đến việc đấu tranh đập tan nhà nước kém cỏi đẻ ra
và dung dưỡng thứ tệ nạn hại quốc gia, kìm hãm sự phát triển của đất
nước.
Nước Nghèo Quan Không Nghèo
Mới đây BBC tiếng Việt
trích dẫn bài báo “Jobs for sale in Việt Nam” của Eric San Juan, đăng
trên tờ Equaltimes vào năm 2016. Theo đó, một phụ nữ tại Hà Nội sau khi
tốt nghiệp đại học phải bỏ ra số tiền gấp 100 lần số lương cô được nhận
hằng tháng để có việc làm trong một ngân hàng.
Gần hơn, một
người bạn tôi tại Quảng Ngãi sau khi tốt nghiệp đại học ngành sử học
phải xin bỏ ra gần 100 triệu đồng để được làm nhân viên văn phòng trong
UBND huyện. Tất nhiên cô cũng phải qua khâu thi tuyển hình thức. Cô nhận
được lương 10 triệu/tháng ư? Không. Mỗi tháng cô nhận chỉ hơn 4 triệu
đồng.
Tại sao người Việt Nam bỏ tiền của, thời gian đi học sau đó lại phải tiếp tục bỏ ra số tiền lớn để có việc làm?
Bởi luật bất thành văn ở Việt Nam trong thể chế XHCN do đảng cộng sản
cầm quyền, bất kỳ ai muốn có việc làm trong các cơ quan thuộc nhà nước
phải biết chung chi cho lãnh đạo cơ quan muốn vào.
Giá cả tùy
vào lĩnh vực, cơ quan… và cả ông sếp. Chức càng to giá càng cao. Nhiều
ghế để ngồi được trên đó phải lên đến hàng tỷ, chục tỷ đồng.
Trong thời XHCN thị trường việc làm trong các cơ quan thuộc nhà nước sôi
động bởi giá cả, thân thuộc. Chẳng ai dại dột sẵn sàng bỏ ra hàng chục
triệu, trăm triệu, hàng tỷ đồng để nhận lại đồng lương sống rất chật
vật.
Trái ngược với khoảng lương kia, thực tế lãnh đạo và quan
chức Việt Nam đều giàu và rất giàu. Do đó họ giàu chắc chắn không phải
bởi đồng lương liêm chính, mà ở khoản tiền tham nhũng, mánh mung từ
quyền lực nắm giữ.
Quan to chiếm đoạt tiền tỷ, quan nhỏ kiếm chác
tiền triệu tiền trăm... Tham nhũng được khoát lên ngoài những ‘chiếc
áo’ đẹp đẽ của chính quyền.
Do đó, từ cấp thôn đến trung ương
quan nào lên nắm quyền cũng tích cực đầu tư, xây dựng, lập dự án… nhân
danh vì nhân dân. Thực chất đằng sau đó họ mới có cơ hội lấy lại vốn từ
khoản tiền đầu tư ‘mua ghế’. Các quan bận rộn hơn với suy nghĩ sẽ kiếm
được bao nhiêu, chia cho những ai chứ không hẳn ở thành quả người dân
được thụ hưởng.
Hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng thất thoát tại
Vinashin, Vinalines, gang thép Thái Nguyên, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam,
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... chẳng phải đổ sông, rớt biển mà qua túi,
vào tài khoản lãnh đạo, quan chức. Người mất tiền, mất của, mất tài
nguyên chính là những “ông chủ” mà thể chế này rêu rao.
Việt Nam
hôm nay còn đầy những Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà,
Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín… đang
nhởn nhơ kiếm chát nhân danh lãnh đạo.
Lò cụ Trọng lú có cháy hừng hực như lò luyện thép thì tham nhũng vẫn cứ đông như kiến.
Chung Tay Loại Bỏ Thể Chế
Năm ngoái ông đảng trưởng Trọng lú sướng mồm phán, “Chống tham những ai
nhụt chí dẹp sang một bên để người khác làm”. Nghe cứ khí thế hừng hực.
Thế mà,
Anh Hà Văn Nam, một công dân phản đối các trạm
thu phí BOT đặt sai vị trí, thu quá thời gian vừa bị nhà cầm quyền bắt
với sự buộc tội, “gây rối trật tự công cộng”.
Bất kỳ người Việt
Nam ra đường đều bị trấn lột. Vậy tại sao chưa có nhiều người lên tiếng
cho sự bất công này? Cả xã hội đang thờ ơ. Người dân thờ ơ với bất công
là điều những người cộng sản mong muốn.
Tôi nghĩ, một Hà Văn Nam
người ta bắt được chứ hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn, triệu Hà Văn Nam
ra đường phản đối liệu nhà nước cai trị có thể bắt nỗi không? Lúc đó mọi
chuyện sẽ đổi chiều.
Các trạm BOT ăn cướp kia vẫn ngang nhiên
hoạt động do sự câu kết giữa doanh nghiệp với quan chức. Nói chính xác
nó tồn tại được nhờ có những quan chức đầy lòng tham và doanh nghiệp sẵn
sàng chu cấp bởi đồng tiền họ có được từ ăn cướp của dân.
Để
tham nhũng được phải là quan chức và phải là đảng viên mới ở vị trí lãnh
đạo. Nên, “Không phải mọi đảng viên đều tham nhũng nhưng tất cả mọi tên
tham nhũng đều là đảng viên”.
Chẳng có lĩnh vực nào hiện nay ở
Việt Nam mà không bị bòn rút bởi quan tham. Vì thế đất nước chưa có thời
đại nào tham nhũng nhung nhúc như thời đại Hồ Chí Minh.
Loại
trừ được tham nhũng người Việt sẽ có đường sá tốt hơn; giáo dục, y tế
tốt hơn, các thủ tục hành chính sẽ nhanh hơn... thêm tiền đầu tư vào
khoa học công nghệ để phát triển đất nước.
Muốn dẹp được tham
nhũng trước tiên cần chung tay đấu tranh loại bỏ cộng sản và thể chế
XHCN. Đừng ngây thơ tin chống tham nhũng thành công với thể chế hiện nay
ở Việt Nam.
Hình lụm trên mạng.