Giáo dục mất niềm tin vì định hướng xã hội chủ nghĩa (Võ ngọc Ánh)


Một nền giáo dục không chú trọng sự tự do, tư duy, khai phóng... mà hướng đến sự ngu dân, vâng lời để dễ bề cai trị là những gì nhà nước cộng sản Việt Nam đang thể hiện. 





Không phải đến bây giờ nền giáo dục Việt Nam mới xuống cấp. Đây là hệ quả của ý thức hệ cộng sản được áp dụng triệt để trong giáo dục.


Việc sửa điểm thi ở Hà Giang, Sơn La... hay thêm vài phương nữa không phải quá lạ. Sự gian dối, áp đặt trong giáo dục đã có từ khi hình thành chế độ này.

Vậy người Việt xưa kia có gian dối trong việc giáo dục, thi cử không?

Xin thưa là có. Và tội này bị xử trọng tội nên trong suốt nghìn năm phong kiến số vụ việc gian lận trong thi cử rất ít.

Thời phong chuyện thi cử rất nghiêm ngặt. Quan lại coi thi, chấm thi ưu ái cho bất kỳ ai khi bị phát hiện nặng thì xử giảo (treo cổ), nhẹ hơn thì tù đày, cách chức cho về làm thứ dân. Vào nhà Lê, Ngô Sách Tuân vì ưu ái cho con tể tướng Lê Hy bị xử tội chết. Cao Bá Quát cũng suýt nữa bị rơi đầu vì tội sửa bài thi. Lê Quý Kiệt con trai Lê Quý Đôn vì đánh tráo bài thi mà bị đẩy về quê làm thứ dân và cấm suốt đời không được đi thi.

Pháp dù xâm chiếm Việt Nam với kiểu thực dân, khai thác thuộc địa nhưng đã để lại dấu ấn đẹp trong giáo dục. Chuyện học hành, thi cử trong thời Pháp thuộc nghiêm túc nhờ thế đã tạo ra được những trí thức thật sự cho cả miền Nam và miền Bắc sau năm 1954. Nhiều trí thức tự hào vì mình được đi học trong thời gian này, vì sự giáo dục của Việt Nam lúc đó theo chuẩn mực phương Tây, giống nước Pháp.

Nền giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa với triết lý nhân bản, khai phóng cũng đã tạo ra những con người với kiến thức không bị gò bó, định hướng. Việc thi cử trong miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa rất nghiêm. Không đậu để học tiếp thì đi lính, làm những công việc khác chứ không đùng phát làm quan.

Nền giáo dục của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa thì sao?

Chỉ cần đỏ

Nền giáo dục Việt Nam Xã hội chủ nghĩa được định hướng “Hồng hơn chuyên”. Học dốt, thông minh kém vẫn được cho đi học tiếp, miễn có lý lịch đỏ - con cán bộ, gia đình có công với cách mạng, thành phần bần cố nông. Còn lại dù anh có học giỏi, trí thông minh vượt trội ngoài những thành phần kia cũng phải về làm nông dân, cu li.

Với cách đào tạo này, Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã đạo tào được một đội ngũ những người tạm gọi có học nhưng không thể gọi là trí thức. Vì họ thiếu sáng tạo, tư duy nhưng dư thừa sự vâng lời, nịnh hót cùng triết lý sống, làm việc, “Ăn cây nào rào cây ấy”.

Còn những người giỏi thì sao?

Quê hắn sau năm 1975, nhiều người giỏi không được tiếp tục đi học dù họ có thi đậu nhưng không được đưa giấy báo nhập học, không cắt khẩu. Lý do vì họ là con của những người sống ở miền Nam và không theo cộng sản. Một số người đang theo học ở các trường đại học cũng bị lôi cổ về làm nông, đi kinh tế mới.

Nhiều con người được đào tạo kiểu chỉ cần đỏ đang giữ chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan khác nhau của chính quyền này. Với xuất thân thiếu sự công bằng này rất khó để tin họ quản lý xã hội tốt, làm việc hiệu quả và mang đến sự công bằng, nghiêm túc trong công việc.

Quan chức Việt Nam hiện nay không thiếu các loại bằng cấp nhưng kiến thức song hành với bằng cấp đó là không có. Vì đây là sự gian dối trong giáo dục, sự ưu ái cho hạt giống đỏ, thành phần lãnh đạo.

Do đó sự việc xảy ra việc gian lận trong thi cử hay trong nhiều công việc khách là chuyện tất yếu. Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích chuyện không nghiêm túc chỉ là “lỗi cá nhân” như lời chạy tội cho chính mình và cả ngành giáo dục.

Đây là câu giải thích hắn được nghe nhiều từ miệng các quan chức, những người ủng hộ chế độ này. Với họ chuyện có nhiều sai phạm không phải do thể chế này tạo ra, hoặc thiếu công cụ kiểm soát... mà do cá nhân, các thế lực phản động chống phá.

Nền giáo dục mất niềm tin

Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay không thể làm gương tốt cho học sinh soi theo. Người ta dạy cho người học không phải ở kiến thức, cách làm người tử tế. Ngay tại trường, trong mỗi giáo viên sự gian dối có ở việc học chính học thêm, dự giờ, thành tích của lớp, của trường, bài toán kinh tế làm sao để có thu nhập cao từ những học trò của mình.

Nhiều thầy giáo không còn liêm sĩ cá nhân vì nhiệm vụ của họ do đảng phân công, làm theo đảng và cả xử lý theo đảng.

Nền giáo dục quốc dân mất nhiều niềm tin, nhưng thực tế không thể không cho con đi học. Nên con em vẫn phải đến trường đến lớp học kiến thức và nhận cả sự gian dối.

Vì không còn niềm tin ở nền giáo dục nước nhà, người người tìm cách để được đi được đi du học bằng học bổng, bằng tự túc tài chính ở mọi cấp độ.  Dân Việt đang đang tin rằng chỉ có đi du học ở nước ngoài mới tiếp nhận đủ kiến thức và cách tư duy, làm việc hiệu quả, theo kịp với thế giới.

Thống kê mới nhất trong năm 2018, du học sinh Việt Nam đang có khoảng 54 ngàn người tại Nhật, (có lẽ nhiều trong số đó là thực tập sinh), Australia có khoảng trên 31 ngàn, Hoa Kỳ 22,5 ngàn, Anh và Canada mỗi nước trên chục ngàn người...

Du học là việc tốt, nhưng để người người tìm cách đi du học thì cần nhìn thẳng vào nền giáo dục của nước nhà.

Quan chức ở cấp lãnh đạo ở Việt Nam thể được xếp vào hàng có tiền của, cũng tìm cách cho con đi du học. Vì bản thân họ cũng không tin vào nền giáo dục họ đang có trách nhiệm xây dựng, định hướng. 

Khi những người đảm nhận trọng trách, lãnh đạo đất nước này cũng không tin vào giáo dục nước ngoài thì làm sao họ có sự quan tâm, đầu tư xứng tầm. Giáo dục cũng cũng là sự mặc cả để cai trị.

Một nền giáo dục cộng sản Xã hội chủ nghĩa là cách mị dân, trong khi đó các nước tư bản đã miễn phí học phí bậc phổ thông từ rất lâu.

Một nền giáo dục không chú trọng sự tự do, tư duy, khai phóng... mà hướng đến sự ngu dân, vâng lời để dễ bề cai trị là những gì nhà nước cộng sản Việt Nam đang thể hiện. 

Võ Ngọc Ánh (7/2018)