Tướng Đặng Hoàng Đa: 'Cần nhân rộng mô hình hiệp sĩ Bình Dương' (VNN)

Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa - Cục phó Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Bộ Công an) thông tin, cả nước hiện có khoảng 2.000 đội, nhóm hoạt động tương tự như mô hình “hiệp sĩ” ở Bình Dương.






Đánh giá các nhóm hiệp sĩ ở Bình Dương hoạt động tốt, Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa, Cục phó V28 nói sẽ tham mưu cho Bộ Công an tổ chức hội nghị để cả nước nghiên cứu, học tập.


Tại Hội nghị tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2017, đại diện công an tỉnh Bình Dương cho hay, trên địa bàn có 91/91 xã phường, thị trấn thành lập câu lạc bộ phòng chống tội phạm với 3.248 thành viên.

Trong số này có 84/91 địa phương lập lập Đội xung kích phòng chống tội phạm (hay còn gọi là các đội hiệp sĩ) với 1.508 hội viên.

Đánh giá các nhóm hiệp sĩ ở Bình Dương hoạt động tốt, Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa, Cục phó V28 nói sẽ tham mưu cho Bộ Công an tổ chức hội nghị để cả nước nghiên cứu, học tập.

Tại Hội nghị tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2017, đại diện công an tỉnh Bình Dương cho hay, trên địa bàn có 91/91 xã phường, thị trấn thành lập câu lạc bộ phòng chống tội phạm với 3.248 thành viên.

Trong số này có 84/91 địa phương lập lập Đội xung kích phòng chống tội phạm (hay còn gọi là các đội hiệp sĩ) với 1.508 hội viên.

Theo anh Nguyễn Thanh Hải – Đội trưởng CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (TP Thủ Dầu Một), từ khi thành lập (năm 1997) tới nay, đội của anh đã phát hiện, bắt giữ trên 2.000 vụ phạm pháp và giao công an xử lý.

Riêng trong 5 tháng đầu năm nay, nhóm phát hiện 56 vụ phạm pháp, bắt giữ gần 100 đối tượng và hiện đã khởi tố 40 nghi can.

Theo anh Hải, trước khi truy bắt các đối tượng, đội sẽ báo cho công an phường biết. Nếu đối tượng ở ngoài địa bàn thì sẽ báo cáo với công an ở phường đó để phối hợp truy bắt. Sau khi bắt giữ, các đối tượng này sẽ được giao công an xử lý.

Đội trưởng CLB Phòng chống tội phạm phường Phú Hòa chia sẻ, các đối tượng phạm pháp ngày càng manh động, liều lĩnh và sẵn sàng dùng dao, bình xịt hơi cay, súng bắn bi…chống trả khi bị truy bắt.

"Anh em khi truy bắt các đối tượng đều phải đeo khẩu trang, kính, áo khoác dày, mũ bảo hiểm…để tự bảo vệ bản thân" – anh Hải chia sẻ.

Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa - Cục phó Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Bộ Công an) thông tin, cả nước hiện có khoảng 2.000 đội, nhóm hoạt động tương tự như mô hình “hiệp sĩ” ở Bình Dương.

“Hầu hết các đội, nhóm này đều mang tính tự phát, ngoại trừ 91 CLB phòng chống tội phạm ở Bình Dương được chính quyền công nhận, có quy chế hoạt động và được lực lượng công an huấn luyện nghiệp vụ và theo dõi, giám sát, chỉ đạo mọi hoạt động”, Thiếu tướng Đa thông tin.

Ông Đa đánh giá cáo tỉnh Bình Dương đã làm tốt việc trang bị kiến thức pháp luật, công cụ hỗ trợ cho các thành viên CLB phòng chống tội phạm.

Theo vị Thiếu tướng, thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu cho Bộ Công an tổ chức hội nghị nhân rộng mô hình “hiệp sĩ” ở Bình Dương để cả nước nghiên cứu, vận dụng.

Cục cũng sẽ có những đề xuất với cơ chế chính sách cụ thể để mô hình hiệp sĩ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Dịp này, Bộ Công an và  tỉnh Bình Dương đã tặng cờ thi đua, bằng khen, cho 160 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Thạch Quí