Cựu Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam: Trump muốn tôi gửi trả 8.000 người tị nạn Việt Nam

Tôi lên tiếng phản đối, nhưng bị yêu cầu phải im lặng, và tôi thấy rằng, có một giới hạn đạo đức mà tôi không thể vượt qua, nếu muốn duy trì sự chính trực của tôi,” Ted Osius viết.


Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói rằng ông từ chức năm ngoái sau khi chính quyền Trump yêu cầu ông tạo sức ép buộc chính phủ Việt Nam tiếp nhận hơn 8.000 người Việt Nam đang trong tình trạng bị trục xuất tại Hoa Kỳ.
 

Ted Osius đã viết một bài luận cho Hiệp Hội Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay đại đa số những người bị trục xuất – đôi lúc phạm tội nhẹ, là những người tị nạn chiến tranh, đã có cuộc sống ở Mỹ dài lâu sau khi trốn khỏi chiến tranh Việt Nam cách đây hơn 40 năm.

“Sau nhiều thập niên sống tại Mỹ, bây giờ họ bị "trả lại" một quốc gia đang bị cai trị bởi cộng sản, một nơi mà họ chưa bao giờ hòa giải được. Tôi sợ rằng nhiều người sẽ gặp vấn đề về nhân quyền, và lúc đó sẽ là lỗi của chúng ta,” Ted Osius viết.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từ chối bình luận hôm nay. Bộ Nội An cũng không trả lời yêu cầu bình luận. Mercury News tìm cách liên lạc với Osius hôm Thứ Sáu nhưng không được.

Ted Osius, hiện nay là phó chủ tịch của trường Đại học Fulbright Việt Nam, một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân ở Sài Gòn, mô tả chuyến công tác ba năm trong vai trò đại sứ Hoa K là "điểm đáng nhớ trong sự nghiệp 30 năm của tôi trong Bộ Ngoại giao và là một vinh dự của cuộc đời.
 

Nhiều tháng sau khi các nhà hoạt động người Việt Nam trên khắp đất nước nêu lên mối lo ngại rằng cảnh sát di trú (ICE) đã gia tăng bắt người nhập cư không có giấy tờ đến từ Việt Nam với số lượng chưa từng thấy khiến cộng đồng người Việt bị sốc và sợ hãi. Họ ước tính hơn 100 người Việt Nam đã bị giam giữ trong cả nước chỉ trong tháng 10.

Sự gia tăng hoạt động của cảnh sát di trú ICE đã xuất hiện một phần là do các nỗ lực tích cực của chính quyền Trump nhằm trục xuất người nhập cư có hồ sơ hình sự, ngay cả trong trường hợp quốc gia của họ không theo truyền thống hợp tác với các lệnh trục xuất của Hoa Kỳ.

Trước đây, người nhập cư trong tình huống đó được phép ở lại Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Trump đã nhấn mạnh Campuchia và Việt Nam, phải tiếp nhận người bị trục xuất. Kết quả là những người nhập cư đã có cuộc sống rất lâu tại Hoa đang bị bắt giữ và trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

 

Năm 2008, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký một bản ghi nhớ hồi hương một phần nói rằng những người nhập cư Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 sẽ không bị trục xuất. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho biết một số người đang bị bắt giữ, đã đến Mỹ trước năm 1995, khiến họ tự hỏi liệu một trong số những vụ trục xuất này có bất hợp pháp hay không. Tháng 2/2018, một số tổ chức bảo vệ di dân đã đệ trình một đơn kiện chống lại chính phủ liên bang hồi vì vi phạm thỏa thuận hồi hương với Việt Nam.

Nate Tan, thành viên của Ủy ban Hỗ trợ Tù nhân Châu Á (
Asian Prisoner Support Committee) ở Oakland nói: "Nó đúng với những gì chúng tôi dự đoán về chính quyền này. Tôi không bị sốc. Thật là chán nản và không ngạc nhiên rằng chính quyền Trump đang nỗ lực để trục xuất những người tị nạn."

Trong bài luận của mình, Ted Osius nói ông sợ rằng “chính sách mạnh bạo này” có thể hủy hoại bất cứ cơ hội nào mà Trump muốn có để thực hiện các mục tiêu trong quan hệ với Việt Nam, bao gồm giảm thâm thủng mậu dịch song phương, gia tăng quan hệ quốc phòng, và đối diện với các đe dọa trong khu vực, bao gồm luôn cả Bắc Hàn. 


Ted Osius viết: Tôi lên tiếng phản đối, nhưng bị yêu cầu phải im lặng, và tôi thấy rằng, có một giới hạn đạo đức mà tôi không thể vượt qua, nếu muốn duy trì sự chính trực của tôi. Tôi thấy rằng tôi có thể phục vụ đất nước tôi tốt hơn nếu làm việc bên ngoài chính quyền, bằng cách giúp xây dựng một đại học mới và tân tiến tại Việt Nam.

Phi Nguyên, giám đốc giải quyết tranh chấp của Americans Advance Justice ở Atlanta, cho biết bà rất vui khi cựu ngoại giao đã lên tiếng.


Bà nói nhiều người nhập cư Việt Nam có lệnh phải trục xuất đã đến Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh Việt Nam và không còn giữ mối liên hệ với quê hương của họ nữa.


"Họ là những người đến đây như những người tị nạn và không thực sự công nhận Việt Nam tồn tại hôm nay như là đất nước của họ nữa", bà nói. 


Tatiana Sanchez, "Former ambassador to Vietnam: Trump wanted me to send back refugee", The Mercury News, 6/4/2018. 


Biên dịch: Mai V. Phạm