Ông Trọng bước chân nào vào năm 2018 (Bùi Quang Vơm)
Cùng
với những phát hiện, mâu thuẫn giữa hai bộ Công an và Quân đội ngày
càng trở nên căng thẳng. Bộ Công an cũng tìm cách thiết lập các tổ
chức gọi là làm kinh tài cho Bộ, giành giật ưu thế với Quân đội, kiếm
thêm cho quan chức ngành công an.
Dưới sự lãnh đạo của ông Trọng, đất nước Việt Nam sẽ đi về hướng nào trong năm 2018
Nhìn
riêng Việt Nam, có thể dự báo sự sa lầy của cuộc chiến chống tham nhũng
mà ông Trọng phát động. Nói sa lầy vì chính ông Trọng và Bộ chính trị
không lường trước được hết quy mô của chiến dịch sẽ vượt ra ngoài khả
năng kiểm soát và đối phó của Hệ thống chính trị.
12
vụ Đại án đề ra đầu năm đã không thể được kết thúc trong năm 2017 như
kế hoạch. Các vụ án được khới lên đầu năm đều chưa vụ nào kết thúc, trên
thực tế, chỉ có một vụ Trịnh Xuân Thanh được tập trung cao độ nhưng
cũng chỉ được xét xử lần đầu vào đầu tháng 1 của năm 2018. Các vụ án đã
và đang xử đều có ít hoặc nhiều dính líu hoặc nguồn gốc từ PVN nghĩa là
từ Trịnh Xuân Thanh. Và xử vụ Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng cũng chỉ
để có thể bắt đầu xử các vụ dính tới PVN khác.
Tóm
lại, dù rất ồn ào và ầm ĩ, mới chỉ là một bộ phận của vụ án "Bộ Công
Thương và Nguyễn Tấn Dũng" xung quanh việc biển thủ lượng ngoại tệ thu
được từ chênh lệch trượt giá và từ việc bán dầu chui suốt mười năm cho
Trung Quốc. Vụ án này, nếu đi đến cùng thì năm 2018 đã quá nhiều việc.
Còn nếu bỏ không làm, hoặc không dám làm, thì mục đích chống tham nhũng
để làm sạch đảng và bảo vệ tài sản quốc gia của ông Trọng đã bộc lộ sự
giả dối.
Vụ
đại án liên quan tới Trầm Bê, Nguyễn Văn Bình và tới chính Nguyễn Tấn
Dũng là vụ thâu tóm Sacombank và vụ Mobifone đã bị buộc phải lui lại
chưa rõ lý do. Liệu có đối phó của ông Bình và ông Dũng không ? Có thể
giải thích sự im lặng này như thế nào ?
Vụ
"biệt phủ Yên Bái" sau thất bại của thanh tra chính phủ đến hiện tại,
không một nhân vật nào cả bên đảng lẫn bên chính phủ dám mở miệng, trong
khi không một đại biểu quốc hội nào dám đưa ra một câu hỏi. Chuyện gì,
mà ngay Tổng bí thư cũng né tránh ?
Thanh
tra chính phủ sẽ công bố kết luận ngày 4/8, nhưng sau đó ba lần liên
tục xin hoãn và sau ba tháng điều tra, không một kết luận, rồi cuối cùng
ông Phan Văn Sáu, trưởng ban thanh tra xin thôi chức, vì lý do "sức
khoẻ", nhận lại chân bí thư tỉnh, rút khỏi chính phủ không một lời về số
phận "biệt phủ". Nó nhắc người ta nhớ đến viên đạn thứ tư "tự sát",
nhưng bắn từ sau gáy của ông trưởng ban kiểm lâm Đỗ Minh Cường, sau khi
nã ba phát đạn vào đầu bí thư đảng ủy và trưởng ban tổ chức tỉnh.
Người
ta cũng còn dựng tóc gáy sau cái chết bất ngờ và bí ẩn của vị tư lệnh
quân khu 2, thiếu tướng Lê Xuân Duy chỉ mới vừa được bổ nhiệm. Đỗ Bá Tỵ
được phong đại tướng, tháp tùng ông Trọng sang Mỹ, rồi rút về làm Phó
chủ tịch quốc hội, để chức Bộ trưởng lại cho Ngô Xuân Lịch. Phùng Quang
Thanh bị tung tin đồn bị ám sát hụt tại Pháp, nằm chữa trị tại
Paris suốt chuyến đi Mỹ của ông Trọng, rồi được cho về dưỡng bệnh tiếp
một tháng trong khuôn viên Bộ tư lệnh, không được phép về nhà. Tổng công
ty 319 rớt khỏi tay ông con trai đại tá Phùng Quang Hải sang tay người
khác. Có hàng trăm chuyện bí ẩn trong nội bộ Quân đội mà vị Tổng bí thư
"Lú nhưng túc trí đa mưu" của "đảng ta" không bao giờ dám đụng tới.
Suốt
10 năm ông Hoàng Trung Hải làm phó thủ tướng phụ trách khối sản xuất và
kinh tế của chính phủ, trên thực tế là chủ tài khoản của hai nguồn vốn
ngoại tệ quan trọng vào bậc nhất là vốn ODA và vốn đầu tự trực tiếp FDI.
Ông Hải là người cực kỳ khôn ngoan và kín tiếng. Cái kín tiếng này làm
người ta liên hệ tới tin đồn xuất thân gốc Hoa của ông. Mọi hội kín gốc
Hoa đều lẩn tránh thị phi.
Tuy
vậy, người ta vẫn biết một thực tế : 20% tiền giải ngân từ ODA và 30%
từ FDI là tiền lại quả của chủ đầu tư. Không một quyết định nào liên
quan tới hai khoản vốn này mà không có chữ ký của ông Hải, mặc dù chỉ là
ký thay ông Dũng. 100% vốn đầu tư cho các BOT lấy từ nguồn ODA. Hơn 20%
nguồn vốn này là viện trợ không hoàn lại, gọi là "tiền trời cho". Xét
tới BOT mà bỏ qua ông Hải và ông Dũng thì là một trò cười.
Hơn
thế, FDI trong suốt 10 năm, lượng giải ngân lên tới hàng trăm tỷ đôla,
30% số tiền này vào túi cá nhân. Những cá nhân ấy gồm những ai, ai còn
đang tại chức, ai đã hạ cánh ? Trong cái khoản 300 tỷ đồng ông Dũng cấp
cho Formosa, gọi là "hỗ trợ làm nhà ở công nhân", có bao nhiêu tiền quay
lại, đến nhà nào, bằng cách nào ? Ông Dũng "tự nhiên tốt" hay vẫn
thường xuyên "tốt" như vậy với các nhà đầu tư nước ngoài ?
Năm
2017 tưởng đã khép lại với vụ án Đinh La Thăng. Nhưng ngày 20/12, Viện
Kiểm sát tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố và bắt giam một ủy viên Bộ chính
trị, một biến cố lớn trong nội bộ đảng cộng sản để năm 2017 đi vào lịch
sử. Ngày 21/12, trước ngày thành lập Quân đội một ngày, Bộ Công an phát
lệnh bắt và khám nhà Phan Văn Anh Vũ, tên của trùm bất động sản
Đà Nẵng với biệt danh "Vũ Nhôm".
Cùng
với Vũ Nhôm, Quân đội bắt Út Trọc. Đều là thượng tá và đều là tổ chức
bình phong, giả kinh doanh, phục vụ điều tra phản gián. Hai cánh tay
trái và phải của đảng cùng một mô hình bảo vệ sự trong sáng của chế độ,
nhưng "tự diễn biến" để trở thành kẻ phá hoại chế độ. Vụ án Vũ Nhôm và
vụ án Út Trọc mới chính là đầu mối của những vụ án có giá trị lung lay
chế độ.
Từ
rất nhiều năm, rất nhiều vụ án tham nhũng kéo dài gần hai chục năm,
nhưng Bộ Quốc Phòng với Tổng công ty 319, Ngân hàng Quân đội và Tập đoàn
"gi gỉ gì gi cái gì cũng vơ " là Tập đoàn Viettel, những tập đoàn quân
đội khét tiếng với những đoàn xe quân sự bịt kín, vượt qua mọi trạm
gác, mọi trạm, kiểm lâm, kiểm thuế, với bất kể loại hàng hóa chuyên chở
hay quá cảnh nào, với hàng trăm nghìn hecta đất cả những khu rừng gỗ
quý, mỏ quặng đặc biệt, lẫn những khu đất vàng tại những vị trí đắc địa
thuộc các thành phố lớn, "an ninh quốc phòng" trở thành vũ khí bất khả
kháng, Quân đội giành giật, gây nhức nhối cho địa phương từ ba chục năm
nay. Tất cả những hành vi, những hoạt động phi pháp của các tập đoàn này
đều được quần chúng ghi nhận và ngành công an theo dõi điều tra, nhưng
tất cả đều được ỉm đi một cách bí ẩn.
Cùng
với những phát hiện, mâu thuẫn giữa hai bộ Công an và Quân đội ngày
càng trở nên căng thẳng. Bộ Công an cũng tìm cách thiết lập các tổ
chức gọi là làm kinh tài cho Bộ, giành giật ưu thế với Quân đội, kiếm
thêm cho quan chức ngành công an.
Mâu thuẫn giữa hai bộ Công an và Quân đội ngày càng trở nên căng thẳng
Dưới
danh nghĩa phục vụ điều tra tội phạm, những công ty giả kinh doanh của
Tổng cục an ninh điều tra Bộ Công an ra đời trên địa bàn tất cả các
tỉnh, trong tất cả các ngành nghề, "nhằm bám sát thực tế". Bề ngoài, các
công ty này cũng lập dự án, xin giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh
như mọi doanh nghiệp bình thường khác, để trà trộn. Công ty cổ phần Xây
dựng Bắc Nam 79 của Vũ Nhôm, một sĩ quan thuộc Tổng cục an ninh điều tra
ra đời như vậy. Với ưu thế thông tin mật từ nội bộ an ninh điều tra,
cùng với thủ đoạn lấp lửng chức vụ thượng tá công an, Vũ Nhôm đã chiếm
đoạt các lợi thế và móc ngoặc các quan hệ đặc biệt, hơn hẳn các doanh
nghiệp đồng nghiệp, phất lên nhanh chóng. Điều tra thì không biết, nhưng
lợi nhuận khổng lồ đã vừa giúp Vũ Nhôm ban phát và sai khiến lãnh
đạo Bộ công an, vừa biến con người Vũ Nhôm thành một nhân vật tham lam
và sa đọa.
Cùng
với hệ thống các công ty bình phong, An ninh Bộ Công an hiểu rất rõ bản
chất của hệ thống các đơn vị làm kinh tế trực thuộc mỗi quân khu và có
mặt trên mọi lĩnh vực của Quân đội. An ninh điều tra thuộc khu vực an
ninh kinh tế, nhờ nghiệp vụ, nắm và có hồ sơ nhiều áp phe phi pháp của
phía Quân đội. Tương tự như vậy, Tổng cục II, cơ quan Điều tra an ninh
quốc phòng và Tình báo an ninh của Quân đội cũng nắm rất rõ những thủ
đoạn và hoạt động của các công ty bình phong của bên Công an. Cả hai đều
có những đặc quyền điều tra và có đủ đặc tình cài cắm.
Đây
chính là mâu thuẫn không đội chung trời giữa hai loại công cụ bạo lực
duy nhất của chế độ. Từ hơn hai chục năm nay, mâu thuẫn càng ngày càng
không thể dập tắt, nhưng cả hai đều biết, bất cứ sự bùng nổ nào từ trong
các mâu thuẫn này đều có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ.
Ông Trọng
biết, Bộ chính trị biết, Ban kiểm tra trung ương biết. Viện kiểm sát
nhân dân tối cao có đơn tố cáo. Tòa án có đơn kiện cả Công an lẫn Quân
đội. Nhưng không một ai, không một nơi nào dám khơi mào.
Út
Trọc và Vũ Nhôm liệu có làm được vai trò của Trịnh Xuân Thanh, ngòi nổ
nhằm tiêu diệt bộ ba Thăng-Hải-Dũng hay không ? Có kẻ nào dám đụng tới
hai nhân vật này không ? Chiến dịch chống tham nhũng, lò lửa của ông
Trọng có thực có mục đích làm trong sạch đảng, bảo vệ tài sản quốc gia
và lợi ích của nhân dân, hay chỉ để bảo vệ chế độ trong đó có quyền cai
trị của thiểu số đảng cộng sản ?
Nếu
Vũ Nhôm và Út Trọc bị bắt, có nhiều nguy cơ hai nhân vật này sẽ bị thủ
tiêu bịt miệng trong trại giam và nguy cơ những vụ thanh toán nhau ở bên
ngoài.
Việc
làm như vô tình của bí thư Trương Quang Nghĩa đụng tới hai
ông thượng tá, một Quân đội, một Công an đều thuộc hạng tội phạm được
"tổ chức đúng quy trình", là sản phẩm của hệ thống, phản ánh tâm lý khao
khát được phanh phui những mụn nhọt ung thư cơ bản của chế độ.
Dân biết
hết. Và không phải người ta phấn khởi như ông Trọng nói : "không khí
phấn khởi đang lan ra cả nước". Cái hả hê mà ông Trọng gọi nhầm là phấn
khởi chỉ phản ánh sự oán ghét chế độ, tâm lý căm ghét của dân chúng với
hàng ngũ quan lại của chính quyền. Người ta muốn "cái lũ ấy chết hết".
Nhưng
cái hả hê đó không dừng như ông Trọng tưởng. Người ta hỏi nhau, "đánh
thằng này hay thằng kia, gạt thằng này ra, thay thằng khác vào, thì đổi
được gì và dân được gì ?".
Ông
Ngô Xuân Lịch hứa trước Quốc Hội "Quân đội sẽ không làm kinh tế thuần
túy", nhưng Viettel đang là nguyên nhân trực tiếp của vụ cưỡng chiếm
59 ha đất nông nghiệp của nông dân xã Đồng Tâm, khiến dân bắt giam 37
cảnh sát cơ động, và thề sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu công an xuống
bắt người.
Trước
ý kiến của Thủ tướng chính phủ : Quân đội sẽ thôi làm kinh tế, trong
hội nghị cán bộ lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, ông Ngô Xuân Lịch lại
tuyên bố, "cần phát triển nhân lên hai hoặc ba tập đoàn như Viettel
nữa", "quân đội do đảng trực tiếp lãnh đạo, không để bất kỳ kẻ nào giật
dây, chỉ đạo quân đội". Ông Lịch công khai thách đố ông Phúc chỉ vì núp
dưới cánh của ông Trọng ?! Người
ta ít thấy ông Lịch ngồi ghế giao ban Chính phủ, không chăm chỉ như ông
Phùng Quang Thanh dưới thời ông Dũng. Người ta bảo đó là nạn kiêu binh
lúc chế độ sắp hết thời.
Năm
2018 là năm mà BOT và Đồng Tâm bắt buộc phải minh bạch trắng đen. Quyết
định khởi tố bắt giam với 70 người dân đồng Tâm của công an Hà Nội do
Viettel giật dây, và hai tháng tạm dừng thu phí Cai Lậy để báo cáo giải
pháp theo quyết định hoãn binh của ông Thủ tướng, cuối cùng sẽ phải được
kết thúc. Dân Đồng Tâm hoặc sẽ đổ máu hoặc Viettel phải nhả lại đất cho
dân, và những Nông Đức Mạnh, Ngô Văn Dụ… hoặc sẽ phải được đưa ra ánh
sáng cho bàn dân biết bản chất của một chế độ đạo đức giả.
Ông Trọng
sáng ngày 1/1/2018 sẽ không biết bước ra cửa bằng chân nào, vì chân nào
cũng không dẫn ông vào một năm xuôi lọt, an nhàn. Sẽ là một năm vượt
quá sức ông chịu đựng của ông. Nếu lại có tin đồn ông trụy tim, thì có
khi không phải là tin giả nữa.
Paris, 01/01/2018
Bùi Quang Vơm