Đồng Tâm: 'Không nhất thiết phải xử tội người dân' (BBC)
"Cho nên ở
Đồng Tâm, đừng để ông Kình phải nói lên tiếng nói đau xót như sau, mới
đây tôi rất đau xót khi nghe ông nói rằng là 'chúng ta có thể phải hy
sinh cả xương máu để bảo vệ quyền đất đai của chúng ta.'
Chuyên gia Phạm Chi Lan (giữa) và Giáo
sư Chu Hảo (phải) bình luận với BBC Tiếng Việt về một số vấn đề thời sự
ở Việt Nam trong đó có xử lý vụ việc ở Đồng Tâm, Hà Nội.
Vụ việc ở Đồng Tâm, Hà Nội nên được
xử lý theo hướng mà Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã cam kết,
với hy vọng những vi phạm của người dân 'không đáng phải xử lý', nhưng
cũng cần phải xử lý những quan chức đã làm sai, như những người đã hành
hung ông Lê Đình Kình, theo một cựu thành viên của Ban tư vấn Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam.
Cần có sự 'điềm tĩnh' để 'hỗ trợ chính quyền
giải quyết' tuy nhiên đã có 'các chỉ dấu' cho thấy dường như đã có sự
'không nghiêm chỉnh' trong xử lý vụ việc, một cựu quan chức từng giữ
chức Thứ trưởng ở Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Việt Nam nêu
nhận định.
Trước hết bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng
thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, trong một trao đổi
với BBC Việt ngữ từ Budapest, Hungary thượng tuần tháng 9/2017, nói với
BBC Tiếng Việt:
"Về
những vụ việc cụ thể như Đồng Tâm, tôi rất trông đợi chính quyền rút
cục sẽ xử lý theo cách như ông Nguyễn Đức Chung đã xử lý khi đến với
người dân Đồng Tâm và ký biên bản chấp thuận như vậy.
"Bây giờ họ
có thể nói là theo luật pháp thì sẽ phải đưa vấn đề này ra để xem xét
xem vi phạm luật đến đâu của người dân, hoặc là những người công chức
liên quan vi phạm đến đâu để xử lý, thì tôi mong là kết luận của việc
xem xét vi phạm đó sẽ là người dân không vi phạm, hoặc là vi phạm của
người dân không đáng đến mức phải xử lý.
"Còn đối với một số người của chính quyền, họ đã làm sai, họ phải được xử lý, kể cả những người như đã đánh ông già Kình mà đánh ông ấy đến mức gẫy chân như vậy, thì những trường hợp đó phải được xử lý.
"Cũng
phải nói thật là tôi giữ một thái độ điềm tĩnh khi nghe tin, được biết
là chính quyền sẽ đưa vụ này ra để xử lý và tôi tin là cách xử lý không
nhất thiết cứ phải là phải xử tội người dân, xử lý hoàn toàn có thể xem
xét theo pháp luật và kết luận là vô tội, tôi nghĩ những trường hợp cụ
thể cần phải được giải quyết theo cách đó," bà Phạm Chi Lan nói với BBC.
'Cần điềm tĩnh hỗ trợ giải quyết'
Tiếp theo ý kiến trên, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường, phát biểu:
"Tôi rất chia sẻ với ý kiến của bà Phạm Chi Lan, về
Đồng Tâm, tôi cũng nghĩ là chúng ta phải điềm tĩnh để mà hỗ trợ chính
quyền giải quyết, tuy nhiên rất nhiều chỉ dấu cho thấy rằng hình như
không nghiêm chỉnh, xử lý như vậy là không nghiêm chỉnh.
"Không
nghiêm chỉnh ở chỗ là cái mà cần xem xét đầu tiên là những vấn đề cụ thể
của ông Kình mà ông ấy đã đặt ra về nhà nước có chiếm dụng, có tước
đoạt đất đai của nhân dân hay không?
"Chứ không phải chỉ là xử lý 14 ông mà đã tham nhũng trước đây.
"Và
khi xem xét vấn đề đó, thì phải xem xét ngay đến những người đã nhân
danh công lý đàn áp, trấn áp và đã gây thương tích cho ông Kình, cái đó
phải làm trước, tại sao bây giờ lại không nhắc gì đến?
"Cho nên ở
Đồng Tâm, đừng để ông Kình phải nói lên tiếng nói đau xót như sau, mới
đây tôi rất đau xót khi nghe ông nói rằng là 'chúng ta có thể phải hy
sinh cả xương máu để bảo vệ quyền đất đai của chúng ta.'
"Tại sao
trong một chế độ mình cứ xưng là vì dân, do dân, rồi nhà nước có pháp
luật, mà lại để cho người dân phải nói những tiếng nói như vậy?
"Điều
đó rất là bất cập và còn gây ra nhiều hậu quả không đáng có," Giáo sư
Chu Hảo, người hiện đang là Giám đốc Nhà Xuất bản Tri thức, thuộc Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với Quốc Phương
của BBC hôm 01/9/2017.
Quý vị có thể bấm vào đường dẫn này hoặc ở đây để theo dõi một số ý kiến của Giáo sư Chu Hảo và chuyên gia Phạm Chi Lan mà BBC Tiếng Việt thực hiện từ đầu tháng Chín tới nay.