Báo chí không còn được dự đầy đủ phiên họp của UBTVQH

Blog Thông Luận: "Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa cho biết, từ nay, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), báo chí được dự 5 phút đầu của buổi làm việc (để ghi hình ảnh - PV)." Nguyên nhân dễ thấy nhất khi không cho báo chí tham dự buổi làm việc các phiên họp của Quốc Hội là vì đảng muốn kiểm soát báo chí chặt chẽ hơn và ngăn chặn những hình ảnh "xấu xí" đến với người dân, để dân không nhìn thấy sự vô dụng, đầy lãng phí của các phiên họp. Tuy nhiên, việc này rõ ràng đã vi phạm và tước đoạt quyền được tiếp cận thông tin và quyền giám sát, là những quyền dân sự, chính trị quan trọng của công dân đã được qui định rất rõ trong Hiến Pháp.



Các Facebookers, rất nhanh chóng phổ biến và lan truyền những video và hình ảnh "gật gù" rất xấu hổ của các bộ trưởng và đại biểu. Blog Thông Luận chia sẽ đến quí bạn đọc vài hình ảnh xấu xí của các phiên họp QH của VN.




----//----
Báo chí không còn được dự đầy đủ phiên họp của UBTVQH

Thứ Ba, 11/7/2017, Anh Phương - SGGP

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa cho biết, từ nay, các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), báo chí được dự 5 phút đầu của buổi làm việc (để ghi hình ảnh - PV).

Theo lý giải của ông Nguyễn Hạnh Phúc, phóng viên báo, đài không được nghe thảo luận như các phiên họp trước đây là "để các đồng chí trong Ủy ban Thường vụ trao đổi, phát biểu hết các vấn đề, phát biểu sâu, không ngại việc có thông tin thuộc bí mật “vô tình” được đề cập".

Mỗi ngày, sẽ có thông cáo báo chí về nội dung và kết luận của Thường vụ Quốc hội "rất kỹ và đầy đủ” được gửi đến các báo.

Kể từ Quốc hội khóa XI , Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã quyết định cho phép báo giới tham dự, đưa tin nội dung các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Được biết, trong phiên họp sáng nay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH đã cho ý kiến về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tín ngưỡng; cho ý kiến đánh giá kỳ họp thứ 3 của Quốc hội và cho ý kiến bước đầu về nội dung chương trình kỳ họp thứ 4.

---/--- 

Ông tổng thư kí QH lấy quyền gì đqui định báo chí chược d5 phút đầu của buổi làm việc" như thế ? Ông Phúc dựa vào điều mấy, khoản nào, qui định nào của Pháp Luật hiện hành? Blog Thông Luận chia sẽ vài điều của HP 2013 để quí bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này.

Điều 25  

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.


Điều 83  

1. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín

Điều 28  

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.


Điều 8  

2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.