VN có thể tham gia 'Vành đai, Con đường' như thế nào? (BBC)
Ông nói: "Trung Quốc có lẽ cũng cần khéo léo
hơn về vấn đề ngoại giao, vì ngày nay họ đang có tiền. Giống những nước
thực dân trước đây phát triển bằng bạo lực hoặc bằng những yếu tố mềm đi
chăng nữa, thì nó cũng bắt đầu dấy lên những sự phản đối ở một vài địa
phương.
Việt Nam có thể tham gia sáng kiến
'Một Vành đai, Một Con đường' của Trung Quốc bằng cách đề nghị với đối
tác để một cảng biển của mình hợp tác vào dự án, theo ý kiến một nhà
bình luận và quan sát chia sẻ với BBC hôm 14/5/2017.
Trao đổi trong Tọa đàm cuối tuần hôm Chủ Nhật, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - thuộc Singapore) nói:
Việt Nam có thể tham gia sáng kiến
'Một Vành đai, Một Con đường' của Trung Quốc bằng cách đề nghị với đối
tác để một cảng biển của mình hợp tác vào dự án, theo ý kiến một nhà
bình luận và quan sát chia sẻ với BBC hôm 14/5/2017.
Trao đổi trong Tọa đàm cuối tuần hôm Chủ Nhật, từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - thuộc Singapore) nói:
"Cam Ranh chẳng dùng gì được vào việc này vì Cam Ranh là cảng không mang tính thương mại nhiều lắm.
"Nhà
báo Đỗ Thông Minh (khách mời khác tại Tọa đàm) có nhắc đến một chuyện
vô cùng quan trọng là có khả năng Trung Quốc sẽ giúp Thái Lan để đào
kênh đào Kra với chi phí khoảng hơn 100 tỷ đô la Mỹ.
"Nếu Trung
Quốc làm việc ấy với Thái Lan thì tôi có thể nói nó sẽ làm đảo lộn toàn
bộ hệ thống thương mại và kể cả địa chiến lược của Đông Nam Á," Tiến sỹ
Hà Hoàng Hợp nói.
'TQ cần khéo léo hơn'
Từ Tokyo, Nhật Bản, nhà báo Đỗ Thông Minh
đưa ra quan điểm của mình, không chỉ hạn chế ở sáng kiến 'Một Vành đai,
Một Con đường' mà còn về cả sách lược chung về đối ngoại mà Trung Quốc
cần lưu tâm.
Ông nói: "Trung Quốc có lẽ cũng cần khéo léo
hơn về vấn đề ngoại giao, vì ngày nay họ đang có tiền. Giống những nước
thực dân trước đây phát triển bằng bạo lực hoặc bằng những yếu tố mềm đi
chăng nữa, thì nó cũng bắt đầu dấy lên những sự phản đối ở một vài địa
phương.
"Bây giờ chúng ta giả thiết cả một chuỗi dài, đặc biệt là
trên biển, thí dụ có một hai quốc gia một ngày nào đó trở thành bất đồng
với những kế hoạch của Trung Quốc, thì như thế nào?
"Chắc chắn
Trung Quốc không thể ở yên. Tức là thông qua tòa đại sứ, thông qua viện
trợ, họ sẽ bắt đầu áp lực với chính phủ đó, có thể đi tới mức khuynh đảo
chính phủ đó. Nó không gọi là hình thức đem quân tới nữa, nhưng mà phải
khuynh đảo để làm sao có lợi cho mình.
"Bởi vì tất cả những dự án lớn này ở tầm vĩ mô và liên
quan tới chính phủ các nước. Thành ra một chính phủ thuận hay không
thuận thì nó sẽ ảnh hưởng, mà chắc chắn Trung Quốc ngược lại sẽ dùng ảnh
hưởng của mình để tác động lên.
"Chúng ta thấy trong chiến tranh
Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam đã hỗ trợ Lào và Campuchia, nhưng bây
giờ các nước này có thể đã rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng
mà tới một ngày nào đó thì nó lại thay đổi.
"Hoặc các nước ở ven
đường 'Nhất lộ' mà trên biển đi qua rất nhiều quốc gia, thì tới một lúc
nào đó gặp trục trặc, Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên.
"Chúng
tôi nghĩ điều này giống như lúc chúng ta phóng đi trên một xa lộ, mới
nhìn thì thấy là tốt lắm. Nhưng mà rồi nó hủy hoại môi sinh, hoặc là nó
tác động lên môi trường hoặc các đập ở trên sông Mê-kông thì chúng ta
thấy cái lợi cũng có, nhưng không thể không tính tới cái hại...
"Thành ra Trung Quốc rất kỳ vọng cái này, nhưng nó cũng hàm chứa một số nguy cơ," nhà báo Đỗ Thông Minh nói với BBC tiếng Việt.
Được
biết, chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư hàng chục tỷ đô la như một phần
trong kế hoạch kinh tế đầy tham vọng để xây dựng lại các cảng, đường sá
và mạng lưới đường sắt.
Hôm 14/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
khi phát biểu khai mạc Diễn đàn 'Một Vành đai, Một Con đường' ở Bắc
Kinh, đã cam kết sẽ chi 124 tỷ đô la cho đại dự án được cho là đầy tham
vọng này.