Có đúng đa đảng là loạn?

Trừ một vài người lãnh đạo cao cấp cộng sản phải ra toà để trả lời về trách nhiệm của họ đối với việc ra lệnh đàn áp công nhân, làm chết người trong một số cuộc biểu tình trước đây, đảng SLD, mà bao gồm chủ yếu những người cựu cộng sản, qua nhiều thăng trầm, lúc lên voi lúc xuống chó, vẫn là một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Ba Lan hiện nay.


Hoàng Vy dẫn lời: Mời các bạn đọc toàn bộ bài viết dưới đây để biết được 1 Ba Lan đã thoát khỏi độc tài cộng sản trong ôn hòa; và bầu cử tự do vẫn có đảng cộng sản tham gia sau khi đa đảng như thế nào... Cùng với việc từ khi có dân chủ - đa đảng đất nước Ba Lan đã đi lên ra sao?

Phong trào tranh đấu liên tục với nhiều hy sinh, tổn thất của công nhân toàn Ba Lan dưới sự lãnh đạo của Công đoàn Đoàn Kết, đã buộc nhà nước cộng sản Ba Lan phải ngồi vào bàn đàm phán. Công đoàn Đoàn Kết được hợp pháp hoá và phía cộng sản chấp nhận bầu cử tự do có giới hạn: 65 % số ghế trong quốc hội chuyển tiếp là của phe cộng sản, 35% còn lại sẽ thông qua bầu cử hoàn toàn tự do.

Tiến trình bầu cử được diễn ra trong hai giai đoạn, vào ngày 4 và 18/06/1989. Những người cộng sản vận động tranh cử trong trạng thái lúng túng, vụng về. Họ đã bị thất bại thảm hại. Ngoài số ghế được ấn định 65%, họ không giành thêm được một ghế nào. Với 100 chỗ thì Công Đoàn Đoàn Kết chiếm 99, một chỗ còn lại là của ứng viên độc lập. Một mô hình nhà nước do nhật báo Gazeta Wyborcza đề xướng: “Tổng thống của các anh (Đảng Cộng Sản), Thủ tướng của chúng tôi (CĐĐK)”, được thực hiện. Ngày 12/09/1989, chính phủ liên minh Cộng sản - Công đoàn Đoàn Kết được thành lập thông qua biểu quyết của quốc hội với số phiếu 402/415, do thủ tướng không cộng sản T. Mazowiecki đứng đầu. Phe cộng sản với tổng thống W. Jaruzelski, Bí thư thứ nhất (tổng bí thư) Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (PZPR) tức đảng CS Ba Lan, nắm hai bộ quan trọng nhất: Quốc phòng và Nội vụ.

Vào thời điểm nóng bỏng trên, tại Hà Nội đã có nhiều cuộc mít tinh của Việt Nam ủng hộ Ba Lan xã hội chủ nghĩa, chống lại lực lượng "phản cách mạng" Công đoàn Đoàn Kết.

Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cũng có ý định tổ chức một cuộc mít tinh với tinh thần tương tự. 

Nhiều cán bộ đảng viên thầm thì: Ba Lan mất nước rồi!

Vào thời điểm đó tôi đang làm việc cho Tổng lãnh sự quán (TLSQ) Ba Lan tại thành phố HCM. Tôi đã thông báo cho Sở Ngoại Vụ TP HCM rằng, đại diện TLSQ Ba Lan sẽ không tham dự cuộc mít tinh ấy.

Ông lãnh sự M.Ch. đã rất ngạc nhiên với sáng kiến của chính quyền Việt Nam và nói với tôi: “Người Việt nghĩ Ba Lan mất nước là nghĩa thế nào? Đất nước Ba Lan luôn luôn là Ba Lan và Ba Lan là trường tồn. Chỉ có người lãnh đạo nó thay đổi mà thôi”.

Đánh đồng khái niệm Đảng hay ý thức hệ Xã hội Chủ nghĩa với khái niệm Tổ quốc/Đất nước là một hành vi không trong sáng nếu không nói là thiếu lương thiện, trí trá. Đúng như ông lãnh sự Ba Lan nhận xét. Và cũng vì vậy, TP HCM đã không có một cuộc mít tinh nào để “ủng hộ” Ba Lan!

Như đã nói ở trên, trước tình hình mới, Đảng Cộng Sản Ba Lan (PZPR)) đại hội phiên cuối cùng vào ngày 27/01/1990 và tuyên bố giải tán.

Từ ngày 17/10/1997, Hiến pháp Ba Lan mới của Cộng Hoà Ba Lan ra đời, trong đó có điều khoản cấm các hoạt động và tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, đặt chủ nghĩa cộng sản ngang hàng với chủ nghĩa Nazi và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Tuy nhiên, từ bỏ ý thức hệ cộng sản, hoạt động theo xu hướng dân chủ xã hội (như nhiều đảng cánh tả khác đang cầm quyền tại Tây Âu), những người cựu cộng sản Ba Lan đã khôn ngoan nắm bắt cơ hội của chính thể chế dân chủ. Đồng thời với việc giải tán ĐCS, họ đã thành lập ngay đảng Xã hội Dân chủ Cộng hoà Ba Lan - SdRP (29/01/90) do A. Kwasniewski, đã từng giữ chức bộ trưởng Thanh niên và Thể thao thời Cộng sản, làm thủ lĩnh, ở tuổi xáp xỉ 40. Một thời gian sau đó, SdRP nhanh chóng thống nhất các lực lượng cánh tả để trở thành Liên minh Cánh tả Dân chủ (SLD) và tranh cử ngay vào quốc hội.

Sau 44 năm dưới chế độ cộng sản toàn trị, cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên được tiến hành: bầu tổng thống vào tháng 09/1990 và quốc hội vào ngày 27/10/1991. Lech Walesa, thủ lĩnh CĐĐK trúng cử tổng thống, lực lượng cánh hữu và Công đoàn Đoàn kết nắm đa số phiếu quốc hội.

Gánh nợ nước ngoài do chính quyền cộng sản để lại khoảng gần 45 tỷ đô la. Các tổ hợp tài chính - ngân hàng phương Tây thuộc Câu lạc bộ Paris và London đã xoá ngay cho Ba Lan dân chủ một nửa.

Trừ một vài người lãnh đạo cao cấp cộng sản phải ra toà để trả lời về trách nhiệm của họ đối với việc ra lệnh đàn áp công nhân, làm chết người trong một số cuộc biểu tình trước đây, đảng SLD, mà bao gồm chủ yếu những người cựu cộng sản, qua nhiều thăng trầm, lúc lên voi lúc xuống chó, vẫn là một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Ba Lan hiện nay.

Trong 16 năm vừa qua, đảng Liên Minh Cánh tả Dân chủ - SLD đã hai lần vượt qua Công đoàn Đoàn Kết và các đảng cánh hữu khác, giành được số phiếu cao nhất (trên 40%). SLD đã liên minh với một vài đảng khác, cầm quyền trong hai nhiệm kỳ 1993 -1997 và 2001 - 2005. Còn ông A. Kwasniewski, chỉ 5 năm sau, ngày 19/11/1995, đã đánh bại huyền thoại Công đoàn Đoàn Kết Lech Walesa, nắm chức tổng thống Ba Lan suốt hai nhiệm kỳ, 10 năm, từ 1996 – 2005. Chính ông là người đã xin lỗi toàn dân Ba Lan về những sai lầm và tội ác mà chế độ cộng sản đã gây ra cho Ba Lan. Chính ông là người đã ký Hiến pháp năm 1997, loại bỏ chủ nghia cộng sản ra khỏi đời sống chính trị - xã hội của Ba Lan.
 
Cả nước Ba Lan hiện nay có hơn 80 đảng phái chính trị của mọi khuynh hướng, tuy nhiên thường chỉ từ 4 đến 5 đảng lọt vào quốc hội. Tranh chấp quyền lãnh đạo trên sân khấu chính trị giữa các đảng lúc nào cũng quyết liệt, thậm chí trong nội bộ các đảng (cả cánh Hữu lẫn cánh Tả) chia rẽ, đấu đá nhau gay gắt, nhưng đất nước luôn luôn ổn định và phát triển kinh tế nhịp nhàng.

Trong một thể chế mà thắng hay bại trong “cuộc chiến” giữa các đảng do lá phiếu của người dân quyết định thì chẳng bao giờ có một sự “loạn” nào như nhiều người vẫn nguỵ biện cho thể chế đa đảng (nếu có) ở VN. Khi có thông tin tự do, nhiều chiều và biết rằng lá phiếu của mình có hiệu lực, người dân sẽ có đủ cơ sở so sánh chương trình của các đảng và sáng suốt lựa chọn người lãnh đạo cho đất nước theo quan điểm của riêng mình.

Không hiểu rõ bản chất của thể chế dân chủ, có luận điệu cho rằng một thể chế đa nguyên chưa phù hợp với Việt Nam khi dân trí còn thấp. Đây chỉ là sự biện hộ xào trá cho tư duy ù lì, bảo thủ, cố tình cắn giữ quyền lực và đặc lợi của một thiểu số cầm quyền trong ĐCSVN. Giống như người ta nói: không xuống nước thì chẳng bao giờ biết bơi. Tại sao ĐCSVN bắt dân đứng mãi ở trên bờ? Nếu cho mình là "đỉnh cao của trí tuệ", là "đội quân tiên phong của dân tộc" thì ĐCSVN hãy can đảm thử sức xem trời cao, đất thấp ra sao qua một cuộc bầu cử tự do. Đã hèn kém, sợ mất ngai vàng thì đừng bao giờ cao ngạo, trâng tráo coi thường trí tuệ quần chúng mà rêu rao rằng dân trí thấp. Chỉ có "quan trí" của tập lãnh đạo ĐCSVN Việt Nam là thấp kém và hủ lậu mà thôi.

Không là "một tấm gương tày đình", ngược lại, Ba Lan cho ta một tấm gương sáng: những người cộng sản Ba Lan đã rất thức thời trước sự tranh đấu và đòi hỏi dân chủ của nhân dân. Họ biết đặt quyền lợi của dân tộc trên quyền lợi của đảng. Họ thật sự lột xác, chứ không thay đổi nửa vời theo kiểu đối phó, và đã góp phần đưa Ba Lan vào một tương lai tốt đẹp, dân tộc không bị đổ máu mà họ vẫn giữ được quyền lợi bình đẳng trong việc tranh quyền chấp chính.

Trong dự thảo một nghị quyết của quốc hội về vấn đề quá khứ, mới đây thôi, trong tháng 12/2005, những người cựu cộng sản Ba Lan trong đảng SLD đã viết: “Quốc hội Ba Lan tỏ lòng thương tiếc và tưởng nhớ đến những người Ba Lan – những nạn nhân của sự truy bức, đàn áp chỉ vì họ muốn thực hiện ước mơ cho một Ba lan dân chủ và tự do. (…) Kinh nghiệm của quá khứ là bài học cho những người cầm quyền và xã hội rằng, bằng bạo lực không những không hạn chế được nhân quyền, tự do của công dân, mà cũng không thể giải quyết được các vấn đề cơ bản của nhà nước”. (Nhật báo Ba Lan, Gazeta Wyborcza 16/12/2005).

BA LAN ĐÃ THAY DA ĐỔI THỊT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI ĐA ĐẢNG?

Libya, Ai Cập mới có vài tháng thay đổi thôi, chưa kết luận được gì, những kẻ lấy cái hiện tại của 2 nước này (tức là hậu quả sau bao nhiêu năm từ nền độc tài ngày trước) ra để mà già mồm bảo vệ cho chế độ độc đảng rất là khôn lõi

Không phải đa đảng là cây đũa thần để mà biến những điều tồi tệ thành tốt đẹp ngay được, cái gì cũng cần phải có lộ trình.... và đa đảng xây dựng 1 nền tảng cạnh tranh và phát triển trong tự do và công bằng khác với ô dù và COCC của độc đảng

Ba Lan mới thay đổi những năm 90 thì họ cũng như Lybia, Ai Cập ngày nay vậy đó... Hãy xem Ba Lan sau khi đa đảng thì họ đã làm được những gì nhé

Trong 16 năm xây dựng thể chế dân chủ, Ba Lan đã trở thành thành viên của NATO (Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây dương) vào ngày 12/03/1999, về an ninh, thoát khỏi áp lực nhiều thế kỷ nay từ phía Nga. Từ năm 2004, Ba Lan là thành viên Liên hiệp Âu châu (EU), thực sự có tiếng nói chủ quyền và trọng lượng của một quốc gia độc lập, bình đẳng trước mọi đối tác. Trong kế hoạch tài khoá 2006 – 2013 của EU, Ba Lan đã đe doạ dùng quyền phủ quyết buộc EU phải nhân nhượng, Ba Lan được hưởng xấp xỉ 60 tỷ Euro cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tức là khoảng 9 tỷ đô la/năm - bằng tổng số đầu tư nước ngoài vào Ba Lan trong năm cao nhất! - (cho một nước với diện tích gần tương đương VN và dân số chỉ 38,1 triệu). Người dân Ba Lan đi lại 25 nước châu Âu không cần thị thực, có thể tự do học tập, làm việc không cần giấp phép và hưởng mọi quyền lợi an sinh xã hội tại Anh, Thụy Điển, Na Uy, Ai len và nhiều nước khác của EU trong thời gian tới. Đấy là chưa kể các chương trình viện trợ của Mỹ và NATO cho Ba Lan, đặc biệt trong lĩnh vực hiện đại hoá quân đội.

Theo tạp chí bình luận kinh tế nổi tiếng The Economist (số 1/2006), tổng thu nhập quốc dân (Gross National Product) của Ba Lan trong năm 2006 sẽ đạt 315 tỷ đô la (so với VN, 57 tỷ - cũng theo The Economist), tức là tăng gấp đôi trong vòng 16 năm.

Ba Lan đang đứng trước cơ hội thăng tiến chưa bao giờ có kể từ khi chuyển hoá chế độ. Kể từ năm nay (2006), nếu được tận dụng hiệu quả toàn bộ số quỹ 9 tỷ USD/năm do EU cấp, trong vòng 10 - 15 năm nữa, Ba Lan sẽ tạo cho mình một bộ mặt mới với những bước phát triển đầy triển vọng tại châu Âu.

(sưu tầm)

Mời các bạn đọc thêm 4 link sau đây

1. Đa đảng là điều kiện cần.

2. Tam quyền phân lập là điều kiện đủ (chỉ có đa đảng mà thiếu tam quyền phân lập thì nhà nước sẽ có vấn đề)

3. "Tự do báo chí" và "tôn trọng nhân quyền" bổ sung các mặt còn thiếu sót
#KelkJrNguyennhungsttdangdoc

Hoàng Vy.

(FB Huy Tuấn)