Bôi nhọ lãnh đạo cao cấp sẽ bị coi là tội hình sự? (BBC)
Báo Vietnamnet dẫn lời
bà Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Quốc hội tỉnh Daklak, theo đó nói "hoạt
động tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc, bịa đặt, lan truyền những nội
dung biết rõ là sai sự thật nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân
phẩm, danh dự các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngày càng gia tăng".
Một đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý
hình sự các hành vi "gây mất uy tín, xúc phạm nhân phẩm, danh dự các
lãnh đạo Đảng, Nhà nước" trong buổi thảo luận dự án luật sửa đổi sáng
24/5, truyền thông trong nước đưa tin.
Báo Vietnamnet dẫn lời
bà Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Quốc hội tỉnh Daklak, theo đó nói "hoạt
động tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc, bịa đặt, lan truyền những nội
dung biết rõ là sai sự thật nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm nhân
phẩm, danh dự các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngày càng gia tăng".
Bà
Nguyễn Thị Xuân, hiện đang là phó giám đốc công an tỉnh Daklak, đề nghị
bổ sung quy định vào khoản 2, điều 155 (Tội bôi nhọ), điều 156 (Tội vu
khống) tình tiết phạm tội đối với lãnh đạo Đảng, nhà nước.
Tuy nhiên, một số luật sư và nhà hoạt động dân sự tại Việt Nam cho rằng bổ sung các nội dung trên là không hợp lý.
Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các cho rằng đề nghị của bà Xuân không phù hợp với vai trò của đại biểu Quốc Hội.
"Đại
biểu Quốc hội phải phản ánh tiếng nói nguyện vọng của người dân. Người
này thay vì phản ánh theo nguyện vọng của dân thì lại quay sang bảo vệ
lãnh đạo," ông nói với BBC.
Từ khía cạnh pháp lý, luật sư Hà Huy Sơn bình luận với BBC:
"Nếu có dự luật bôi xấu Đảng, nhà nước, thì cần có quy định rõ ràng, cần làm rõ như thế nào là bôi xấu."
"Trong
Bộ luật Hình sự, hiện tôi chỉ thấy tuyên truyền chống phá nhà nước chứ
không có điều chống Đảng. Đó là một khái niệm mới."
Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các cho rằng khái niệm bôi xấu lãnh đạo Đảng và nhà nước là một khái niệm mơ hồ.
"Điều
này sẽ dẫn đến vấn đề tuỳ tiện diễn giải tư pháp và hậu quả pháp lý của
việc thiếu cơ chế bảo vệ tiếng nói phê phán, tiếng nói bất đồng chính
kiến. Mà trong một xã hội dân chủ, việc phê phán lãnh đạo là một điều
cần thiết."
"Với tư cách một công dân, việc phê phán lãnh đạo thể hiện quyền làm chủ đất nước."
"Hình
sự hoá việc phê phán lãnh đạo là rất nguy hiểm. Cách hiểu của các nhà
lãnh đạo và của người dân khác nhau, và sẽ xảy ra mâu thuẫn."
Về việc hành vi bôi nhọ, vu khống thực sự, ông Các nói có thể xử lý
dân sự. "Người lãnh đạo có thể nộp đơn ra toà án để yêu cầu cơ quan điều
tra xử lý."
"Tôi không bất ngờ vì chính phủ trước vẫn không dung
thứ cho các tiếng nói phê phán, bất đồng chính kiến. Trước đây, chính
quyền luôn xử lý theo Điều 88, quy định về tội tuyên truyền chống phá
nhà nước.
"Đề
xuất này có thể là bước tiếp theo để phân loại mức độ. Mức độ nghiêm
trọng, gây tác động lớn sẽ bị xử lý theo hướng vu khống."
Quan ngại của giới chức
Hồi
đầu năm ngoái, một cựu bộ trưởng ở Việt Nam nói "lãnh đạo nào cũng bị
tố cáo, khiếu nại" nên cần "phản bác thông tin sai, nói xấu lãnh đạo".
Ông Lê Doãn Hợp, người từng giữ chức Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, được trang Tuổi Trẻ hôm 11/1/2016 trích lời nói:
"Đã là lãnh đạo thì không anh nào không bị khiếu nại hay tố cáo cả, chỉ có ít hay nhiều, đúng hay sai mà thôi."
Tuy
nhiên, khi đó, ông Lê Doãn Hợp nói rằng thái độ phù hợp của giới lãnh
đạo trong vấn đề này là "Nếu đúng thì tiếp thu, sai thì phải phản bác,
đấu tranh lại để tự bảo vệ mình."
Trước đó, hồi giữa năm 2015, Bộ
trưởng Truyền thông và Thông tin Nguyễn Bắc Son từng tuyên bố phải
'nghiêm trị' đối với việc sử dụng Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước".
Gần
đây, chính phủ đã gây áp lực lên một số trang mạng xã hội và dịch vụ
tìm kiếm internet nổi tiếng thế giới, có đông người dùng tại Việt Nam
như Facebook, YouTube, Google.
Việt Nam muốn "các nội dung xấu,
bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại các clip đăng tải trên
trang YouTube như phản ánh cần được Bộ Thông tin và Truyền thông ngăn
chặn, phát hiện và xử lý kịp thời", một văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch gửi Bộ cho Thông tin và Truyền thông hồi tháng Hai viết.