Sao chưa giảm thời gian thu phí? (Lê Anh)
Vì thế, người dân cũng chỉ biết trông chờ vào sự làm việc công tâm của
Kiểm toán Nhà nước và sự quyết liệt của Bộ GTVT để tính đúng, tính đủ
thời gian thu phí ở các trạm BOT. Dĩ nhiên là nhà đầu tư khi đầu tư phải
có lợi nhuận, song lợi nhuận đó phải ở mức hợp lý và người dân chấp
nhận được. Có như vậy thì mới lấy lại được niềm tin của người dân vào cơ
quan công quyền. Sau này, người dân mới tin tưởng và ủng hộ chủ trương
đầu tư các dự án theo hình thức BOT.
Trạm thu phí
BOT của tập đoàn Đức Long Gia Lai đặt trên quốc lộ 14, tỉnh Gia Lai,
thuộc dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14 từ km1610 đến cầu 110. Dự án này
được đề nghị giảm hơn bảy năm thu phí. Ảnh: tuoitre.vn
Sau
khi Kiểm toán Nhà nước báo cáo với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về kết quả kiểm toán 27 dự án BOT giao thông, theo đó các dự
án này phải giảm tổng cộng tới gần 100 năm thu phí, đến nay chưa thấy có
dự án BOT nào công bố giảm thời gian thu phí như Kiểm toán Nhà nước
kiến nghị.
Dĩ nhiên, với chức năng và nhiệm vụ của mình, Kiểm toán Nhà nước không
có thẩm quyền bắt các nhà đầu tư BOT giảm thời gian thu phí. Vấn đề này
phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chứ để
nhà đầu tư BOT tự giác giảm thời gian thu phí là rất khó vì chẳng doanh
nghiệp nào lại tự cắt đi nguồn thu “ béo bở” mà mình đang có.
Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - cơ quan đại diện cho Nhà nước
đứng ra ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT - vẫn chưa có động thái nào
trong việc bắt buộc các các nhà đầu tư BOT giảm thời gian thu phí như
kết quả kiểm toán.
Sau khi kết quả kiểm toán 27 dự án BOT giao thông được Kiểm toán Nhà
nước công bố, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng
chỉ nói chung chung rằng bộ này đang rà soát lại các dự án và tính toán
lại hợp đồng BOT rồi mới có kết quả cụ thể. Ông Đông cho biết, tổng mức
đầu tư đang áp dụng để thu phí hiện nay mới chỉ là tạm tính, sau khi
quyết toán xong thì mới là thời gian thu phí thực.
Thế nhưng đến nay, việc quyết toán các dự án BOT vẫn chưa tiến hành
xong, cho dù các dự án BOT đã đưa vào khai thác cách đây hơn một năm.
Phải chăng các dự án này có quá nhiều vấn đề nên mới quyết toán kéo dài
như vậy? Quá trình quyết toán, để từ đó xử lý các dự án BOT của Bộ GTVT
được dư luận đánh giá là quá chậm. Bộ GTVT cần đẩy nhanh quá trình này
để sớm công bố việc giảm thời gian thu phí như kết quả kiểm toán.
Một vấn đề khác cũng được dư luận đặt ra là sai phạm tại các dự án BOT
thì đã rõ, vậy việc xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm sẽ ra sao, ai sẽ
phải chịu trách nhiệm khi để hàng chục dự án BOT “thổi giá”? Hay mọi
việc lại rơi vào quên lãng rồi không ai phải trả giá cho sai phạm của
mình.
Hiện nay, chỉ có nhà đầu tư và cơ quan đại diện nhà nước biết nội dung
cụ thể của hợp đồng BOT. Hợp đồng này không được công bố nên người dân
không thể giám sát được.
Vì thế, người dân cũng chỉ biết trông chờ vào sự làm việc công tâm của
Kiểm toán Nhà nước và sự quyết liệt của Bộ GTVT để tính đúng, tính đủ
thời gian thu phí ở các trạm BOT. Dĩ nhiên là nhà đầu tư khi đầu tư phải
có lợi nhuận, song lợi nhuận đó phải ở mức hợp lý và người dân chấp
nhận được. Có như vậy thì mới lấy lại được niềm tin của người dân vào cơ
quan công quyền. Sau này, người dân mới tin tưởng và ủng hộ chủ trương
đầu tư các dự án theo hình thức BOT.
TBKTSG