Di sản Sơn Đoòng: Hang động kỳ vĩ nhất thế giới đang bị FLC đe dọa bởi dự án cáp treo (Tường Vân)

Hang động Sơn Đoòng – được Unesco công nhận là di sản thế giới, bởi vẽ đẹp hoang sơ của nó. Liệu rồi đây, nó có giữ được mãi vẽ đẹp mà thiên nhiên ban tặng hay không, khi sắp tới nơi đây sẽ triển khai dự án cáp treo do tập đoàn FLC của tỷ phú đô la thứ 2 ông Trịnh Văn Quyết đầu tư.


Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết đang khảo sát tuyến cáp treo lên hang Sơn Đoòng



Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện tập đoàn FLC đang khảo sát việc triển khai dự án xây dựng cáp treo dẫn lên hang Sơn Đoòng. Một đại diện cơ quan có thẩm quyền cũng khẳng định thông tin này, và cho biết thêm “quan điểm của tỉnh là ủng hộ chủ trương xây dựng cáp treo ở Phong Nha – Kẻ Bàng để khai thác du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”. Nhưng trên các trang mạng Vnexpress và Zing News lại đăng tải thông tin là lãnh đạo Quảng Bình bác bỏ tin này.

Ông Trần Tiến Dũng, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Tỉnh chưa có chủ trương cũng như chưa có kế hoạch xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng”. Ông Dũng nhấn mạnh dự án muốn thực hiện phải qua nhiều quy trình, xin ý kiến các bộ ngành và đặc biệt cần sự đồng ý của UNESCO.

Còn ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình, cũng bác bỏ thông tin xây “cáp treo vào Sơn Đoòng” và cho biết địa phương chỉ đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cáp treo ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, hiện tập đoàn FLC đang khảo sát việc triển khai dự án xây dựng cáp treo dẫn lên hang Sơn Đoòng. Một đại diện cơ quan có thẩm quyền cũng khẳng định thông tin này, và cho biết thêm “quan điểm của tỉnh là ủng hộ chủ trương xây dựng cáp treo ở Phong Nha – Kẻ Bàng để khai thác du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”. Nhưng trên các trang mạng Vnexpress và Zing News lại đăng tải thông tin là lãnh đạo Quảng Bình bác bỏ tin này.

Ông Trần Tiến Dũng, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Tỉnh chưa có chủ trương cũng như chưa có kế hoạch xây cáp treo vào hang Sơn Đoòng”. Ông Dũng nhấn mạnh dự án muốn thực hiện phải qua nhiều quy trình, xin ý kiến các bộ ngành và đặc biệt cần sự đồng ý của UNESCO.

Còn ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình, cũng bác bỏ thông tin xây “cáp treo vào Sơn Đoòng” và cho biết địa phương chỉ đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng cáp treo ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

“Tiến hành khảo sát” chỉ là thuật ngữ nhằm từng bước trấn an và thăm dò dư luận bởi thực chất, mọi chuyện đã an bài. Tất cả mọi thứ “Tình trong như đã mặc ngoài còn e”. Tại sao lãnh đạo Quảng Bình lại bác thông tin này, họ muốn đánh lừa dư luận chăng? Chắc là rút được kinh nghiệm từ Sungroup, sợ vấp phải làn sóng phản đối của dư luận, dự án sẽ không được triển khai?. Hoặc là họ đang làm như dự án Thép Cà Ná không đưa vào quy hoạch dự án, nhưng cuối cùng dự án vẫn được triển khai chăng?

FLC đang giữ vị thế số 1 bất động sản, nghĩ dưỡng có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực này chưa 1 lần thử sức với việc xây cáp treo, nay chuyển sang thi công cáp treo? Liệu có FLC có khả năng đảm đương dự án quan trọng này không. Liệu khi không có kinh nghiệm làm cáp treo, FLC có đảm bảo được an toàn cho người sử dụng? Có đảm bảo dự án không ảnh hưởng đến hệ sinh thái “nhạy cảm”, và địa chất “yếu” nơi đây.

Hệ sinh thái hang động nói chung là hệ sinh thái nhạy cảm, vì nó tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nhất là với một hang động chưa từng có bước chân con người trong suốt 2-5 triệu năm như Sơn Đoòng (cho đến 2009). PGS.TS Tạ Hòa Phương (Trưởng khoa Địa chất ĐH KH TN Hà Nội) và Chuyên gia địa chất Phương Vũ đã có bài phân tích về mặt cấu tạo của Sơn Đoòng không phù hợp cho bất cứ công trình xây dựng lớn nào. 

Cách đây 2 năm, Quảng Bình chấp thuận cho tập đoàn SunGroup thực hiện dự án đầu tư cáp treo lên hang Sơn Đoòng. Tuy nhiên, dự án vấp phải nhiều ý kiến phản đối nên đã dừng triển khai. Nhưng nay, không hiểu sao tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết lại được đầu tư dự án này?. Thông tin dự án thì cũng không công bố trong dư luận. Đằng sao ắt hẳn còn điều gì đó chưa minh bạch, mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được.

Trong khi không cần cáp treo tỉnh Quảng Bình và Oxalis vẫn đang khai thác hang Sơn Đoòng rất tốt. Năm 2016, Quảng Bình thu hút gần 2 triệu lượt du khách. Tỉnh phấn đấu năm 2017 thu hút hơn 3 triệu lượt khách, tổng doanh thu ngành du lịch hơn 3.000 tỷ đồng. Tình hình khả quan như thế tại sao phải xây dựng cáp treo?

Khi dự án cáp treo được triển khai nó gây ra bao hệ lụy. Liệu vẻ đẹp hoang sơ của Sơn Đoòng có còn giữ được không hay bị con người tàn phá nhẫn tâm như đỉnh Fansipan. Chắc chắn, một nhà đầu tư mưu mô như Ông Quyết thì không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc làm cáp treo, mà sẽ tận dụng Sơn Đoòng như Fansipan, sẽ xây các hạng mục nghỉ dưỡng, chùa chiền xung quanh… biến Sơn Đoòng và khu vực xung quanh trở thành khu “du lịch mậu dịch”. Điều đáng nói ở đây là hậu quả khủng khiếp của“du lịch mậu dịch” đối với hang Sơn Đoong và rừng Phong Nha Kẻ Bàng. Chúng ta đang bất chấp tất cả để phát triển du lịch, nhưng chúng ta không dừng lại để suy nghĩ, chính chúng ta đang thu hẹp lại phần thiên nhiên còn ít ỏi và độc nhất trên trái đất này, chúng ta đang thu hẹp tương lai cho con cháu mình.

Tất cả không có 1 sự đảm bảo nào, nhất là khi chủ đầu tư lại là tập đoàn FLC, tập đoàn này đi đến đâu “Sơn thần thổ địa” cũng phải “quỳ lạy” đến đấy vì sự tàn phá và cướp đoạt của tập đoàn này. Điều đáng lo ngại nhất là rừng nơi đây là rừng đại thụ và rừng nguyên sinh, một khi đã bị tàn phá thì phải mất hàng trăm năm mới phục hồi lại được.

Nếu dự án được triển khai, liệu có ai đứng ra đảm bảo rằng, dự án đi vào hoạt động thì không có hệ lụy, nếu xảy ra hệ lụy thì sẽ xử lý tập đoàn FLC hay người phê duyệt dự án, hay lãnh đạo tỉnh Quảng Bình. Để tránh trường hợp như 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ giờ chưa biết trách nhiệm thuộc về ai.

Nói đâu xa, như tập đoàn Sungroup xây dựng dự án cao treo trên đỉnh Fansipan không những tàn phá sinh cảnh Vườn Quốc gia Hoàng Liên, mà còn đục khoét núi để làm khách sạn, lùa dân ra khỏi nơi mà họ đang sinh sống để nhường chỗ cho các siêu dự án của họ. Nhưng cuối cùng vẫn không bị xử lý, người dân thấp cổ bé họng kêu trời không thấu đành ngậm đắng nuốt cay.

Bài học thực tiễn là thế, vậy mà lãnh đạo Quảng Bình chưa rút được kinh nghiệm mà lại cho tập đoàn FLC tiếp tục thực hiện dự án cáp treo. Ngay chính tại tỉnh Quảng Bình, FLC đã từng đầu tư làm sân golf Hải Ninh khi triển khai dự án, FLC ngang nhiên cướp 200 lô đất của người dân nơi đây. Sân golf thì chỉ phục vụ cho giới thượng lưu, chẳng mang lợi gì cho người dân, mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của họ. Vì để bảo dưỡng cho thảm cỏ trên sân golf phải dùng đến hóa chất, thuốc trừ sâu…Tính mạng con người FLC còn nhẫn tâm chà đạp, huống 1 cái hang động không biết “kêu cứu” thì xá gì. Nếu dự án cáp treo Sơn Đoòng đi vào hoạt động, thì FLC sẽ “được đằng chân lên đằng đầu” không biết những tai họa gì sẽ ập đến khi FLC ngày càng lộng hành ngang ngược.

Vì lợi ích trước mắt mà họ sẵn sàng biến kỳ quan thiên nhiên thế giới thành thứ “du lịch mậu dịch” thật ngán ngẫm thay. Liệu dự án này có phục vụ cho lợi ích của người dân? Thu cho ngân sách bao nhiêu, hay chỉ làm giàu cho nhóm lợi ích. Và nếu Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng mất đi danh hiệu di sản văn hóa thế giới, thì Việt Nam cũng mất đi vị thế trong mắt bạn bè quốc tế. Hãy cẩn thận giữ gìn cảnh quan và quần thể sinh vật của di sản độc đáo này, vì chúng rất mong manh, những gì bị phá hủy hôm nay, thì phải mất cả hàng triệu năm sau mới có thể phục hồi lại được.

Hang động Sơn Đoòng tại tỉnh Quảng Bình, được phát hiện vào năm 2009, hiện đang giữ kỷ lục hang động lớn nhất thế giới và là điểm tham quan kỳ thú nhất của quần thể Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được Unesco công nhận là di sản thế giới. Tờ báo New York Times xếp hang Sơn Đoòng đứng thứ 8 trong số 52 địa điểm xứng đáng đến du lịch trên toàn cầu trong năm 2014. Hang động này cũng được tổng thống Obama nhắc tới khi nói về vấn đề bảo vệ môi trường trong chuyến thăm Việt Nam 2016.