5 Cuộc Biểu Tình Ôn Hòa Dẫn Đến Thay Đổi (Mai Phạm)

"Sự im lặng và không bao giờ phàn nàn của toàn Dân trước những bất công trong xã hội nói cho nhà cầm quyền biết: cứ tiếp tục bất công vì chẳng sao cả. Trong suốt chiều dài lịch sử, lập trường ôn hòa phản đối quyền dân sự không công bằng đã thành công và phong trào đấu tranh bất bạo động đã chứng minh có thể dẫn đến những thay đổi hệ thống có ý nghĩa."




Dân muốn cho các quan nghe và nhìn thấy sự bất mãn, thì phải thể hiện cho chúng biết điều đó qua những hành động ôn hòa cụ thể. Sự im lặng và không bao giờ phàn nàn của toàn Dân trước những bất công trong xã hội nói cho nhà cầm quyền biết: cứ tiếp tục bất công vì chẳng sao cả. Trong suốt chiều dài lịch sử, lập trường ôn hòa phản đối quyền dân sự không công bằng đã thành công và phong trào đấu tranh bất bạo động đã chứng minh có thể dẫn đến những thay đổi hệ thống có ý nghĩa. Dưới đây là 5 cuộc biểu tình ôn hòa dẫn đến những thay đổi xã hội và chính trị tích cực.

1. The Salt March (Cuộc Hành Trình Muối)


Từ tháng 3 đến tháng 4, năm 1930, Mahatma Gandhi đã dẫn đầu một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối luật áp đặt của Anh ra lệnh người Ấn Độ không được thu thập hoặc bán muối. Được ủng hộ bởi nhiều người theo sau, Gandhi đã biểu tình ôn hòa bằng chuyến đi hơn 240 dặm đến biển Ả Rập để nhặt cát hạt muối nhỏ ra khỏi nước bùn của biển. 17 năm sau hành động ôn hòa nhưng đầy thách thức đó, Ấn Độ giành được độc lập từ tay Anh.

"Bất bạo động là một sức mạnh thực sự khi hiểu và được sử dụng đúng." - Mohandas Gandhi


2. Suffrage Parade (Diểu Hành Quyền Bầu Cử)

Cuộc biểu tình ôn hòa vào năm 1913 chia sẻ tiếng nói của hơn 5.000 phụ nữ dũng cảm lên tiếng yêu cầu quyền tham gia chính trị như đàn ông. Cuộc biểu tình này nhắc nhở chúng ta những hành động ôn hòa sẽ có đủ sức mạnh để thay đổi hệ thống.

"Chúng tôi đang ở đây, không phải vì chúng tôi là những người vi phạm pháp luật; chúng tôi đang ở đây trong những nỗ lực để trở thành các nhà lập pháp. " - Emmeline Pankhurst


3. Delano Grape Boycott (Tẩy Chay Nho của Delano)

Những cuộc ủng hộ tẩy chay, phản đối ôn hòa và cuộc tuyệt thực 25 ngày bất bạo động của Cesar Chevez đã dẫn đến sự thay đổi pháp lý, chấm dứt lạm dụng bóc lột lao động nông nghiệp của Mỹ vào cuối năm 1960. Ông Cesar Chavez dẫn đầu một cuộc đình công kéo dài 5 năm ở Delano, Calif., quy tụ hơn 2.000 nông dân yêu cầu mức lương tối thiểu, chủ yếu cho nông dân người Philippines. Điều này đã khiến hơn 17 triệu người Mỹ tẩy chay nho California và đồng ý mức lương tốt hơn và an toàn cho các nông dân.

"Tôi tin rằng hành động chân thật nhất của lòng dũng cảm và hành động mạnh nhất của nhân loại, là phải hy sinh bản thân mình cho những người khác trong một cuộc đấu tranh hoàn toàn bất bạo động cho công lý." - Cesar Chavez


4. Montgomery Bus Boycott (Tẩy Chay Xe Bus của Montgomery)


Đôi khi hành động ôn hòa của một cá nhân có thể mang lại thay đổi nhiều hơn bất cứ ai có thể tưởng tượng. Rosa Parks, đã từ chối nhường chỗ của bà cho một hành khách da trắng trên một xe buýt ở Montgomery, Alabama là một ví dụ như thế. Hành động thách thức của bà tượng trưng cho quyền dân sự, truyền bá thông điệp rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được chỗ ngồi như nhau. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết 1 năm sau đó vào năm 1956, rằng sự phân biệt trên xe buýt công cộng là vi hiến.


5. Singing Revolution (Cách mạng Ca Hát)

Trong cuộc Cách mạng Ca Hát, Estonia đã ca hát theo cách của mình để thoát khỏi sự thống trị của Liên bang Sôviết. Năm 1988, hơn 100.000 Estonia tập trung trong 5 đêm để phản đối chế độ Sôviết. Đối với người Estonia, âm nhạc và ca hát là một cách để bảo tồn văn hóa. Năm 1991, sau nhiều thập kỷ cầm quyền của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, một nước chỉ với 1,5 triệu người đã dành lại được độc lập.


"Đất đai của tổ tiên tôi, mảnh đất tôi yêu
Tôi đã trao trái tim của tôi đến cô ấy
Tôi hát cho em, niềm hạnh phúc tối cao của tôi
Estonia phồn thịnh của tôi! - Lời bài hát của Mu Isamaa, On Minu Arm



Chuyển dịch từ: https://www.globalcitizen.org/en/content/peace-protests-dallas-response/