Ốc đảo tự do giữa lòng xã hội toàn trị (Trần Quốc Việt)

 Cà phê Sài Gòn ở Leningrad là quán cà phê nổi tiếng nhất nơi các nghệ sĩ và nhà văn thường lui tới. Quán tạo ra không gian cho những cuộc tranh luận sôi nổi hơn ở những trung tâm văn hoá nhà nước như Hội Nhà Văn hay trường đại học . Quán mở cửa vào tháng chín năm 1964 và đã trở thành nơi hội tụ hấp dẫn của đông đảo các giới trí thức, nghệ sĩ, và nhà văn Nga. Tên chính thức của quán không phải là Sài Gòn. Tên thân mật “ Sài Gòn “ là tên khách đặt cho quán sau khi một viên công an mắng hai cô gái hút thuốc trong quán rằng “ thật không nên nết , các cô tưởng các cô đang ở Sài Gòn hay sao? “

Quán Sài Gòn có bầu không khí cởi mở và dân chủ và quán nổi danh và quyến rủ ở chỗ khi đến đây khách có thể gặp đủ loại người và đủ các thành phần trong xã hội với rất nhiều trình độ học vấn, thói quen và quan điểm chính trị và trí thức rất khác nhau . Bên trong quán là ốc đảo tự do giữa lòng xã hội toàn trị. Hay nói theo nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn đây là không gian “ tự do để thở “ . Khách có thể tự do nói đủ thứ chuyện, hay đọc những bài thơ ngoài luồng hay thậm chí truyền tay nhau những tác phẩm cấm dù họ biết rằng luôn luôn có những công an chìm ngồi đâu đó trong quán.

Quán cà phê Sài Gòn mở cửa từ 9 giờ sáng đến 10 giờ tối trong suốt 25 năm trời. Quán đóng cửa vào tháng Ba năm 1989. Nhưng quán sống mãi trong ký ức của rất nhiều khách hay đến quán . Rất nhiều người trong họ trong hàng chục năm về sau vẫn còn trìu mến nhắc về quán cà phê Sài Gòn trong các bài viết hay hồi ký và họ tự hào gọi mình và những khách trong những năm xưa của quán là “ người Sài Gòn “.

“ Người Sài Gòn “ nổi tiếng nhất là nhà thơ Nga Joseph Brodsky , người được trao tặng giải Nobel văn chương năm 1987.

Ảnh: Quán Cà phê Sài Gòn ngày xưa và bây giờ