Tập sang Moscow : Ủ mưu chiến tranh nhưng lại đi bán dạo hòa bình (Hoàng Trường)
Bắc Kinh luôn ủng hộ các chế độ độc tài đang gieo rắc tai họa cho nhân loại và không từ thủ đoạn nào để có thể hất cẳng Mỹ, khống chế toàn cầu. Vươn lên vị trí cường quốc số một thế giới là mục tiêu công khai của Bắc Kinh.
"Trật tự mới theo kiểu Trung hoa" – nền hòa bình trong khung khổ "Pax Sinica" – là mối nguy cho cả thế giới. Đó là nhận xét của hầu hết hệ thống truyền thông quốc tế trước và sau chuyến thăm Nga của Trung Quốc.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập gọi nhau là "người bạn thân thiết", bày tỏ ủng hộ tăng cường quan hệ song phương tại cuộc gặp ở Điện Kremlin.
Bắc Kinh luôn ủng hộ các chế độ độc tài đang gieo rắc tai họa cho nhân loại và không từ thủ đoạn nào để có thể hất cẳng Mỹ, khống chế toàn cầu. Vươn lên vị trí cường quốc số một thế giới là mục tiêu công khai của Bắc Kinh. Dù tuyên bố không liên minh, không chống nước thứ ba thì mối quan hệ Nga – Trung là để làm giảm vị thế của Hoa Kỳ, là để đối trọng lại với Hoa Kỳ…
Putin nói mọi chuyện minh bạch
Chủ tịch Tập Cận Bình mời Tổng thống Putin sang thăm Trung Quốc. Lời mời thăm Trung Quốc được đưa ra sau khi Tập Chủ tịch đến Moscow và gặp Tổng thống Putin ngày 21/3/2023, trong bối cảnh hai nước đang thảo luận về việc thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương. Không rõ trang mạng Vietnamplus của Chính phủ Việt Nam có biết rằng, ông Putin có thể bị bắt giữ theo lệnh truy nã Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ? Nhưng theo một trang mạng của tỉnh Thanh Hóa, việc phát lệnh bắt Tổng thống Nga, nước là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, là vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên, cả Nga, Mỹ và Ukraine đều không tham gia phê duyệt Quy chế Rome và ICC, nên việc bắt giữ Tổng thống Putin vì tội phạm chiến tranh càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, việc truy tố và phát lệnh bắt giữ ông Putin vẫn nằm trong thẩm quyền của Tòa ICC.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập gọi nhau là "người bạn thân thiết", bày tỏ ủng hộ tăng cường quan hệ song phương tại cuộc gặp ở Điện Kremlin. Ông Putin tiếp ông Tập Cận Bình trong một cuộc họp không chính thức tại Điện Kremlin hôm 21/3, vài giờ sau khi ông Tập đến sân bay ở ngoại ô thủ đô Moscow và bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước từ ngày 20 đến 22/3. Tổng thống Nga gọi Chủ tịch Trung Quốc là "người bạn thân thiết" và khẳng định chuyến thăm của ông Tập mang tính biểu tượng. Ông Putin cho biết đã nghiên cứu đề xuất hòa bình Ukraine do Bắc Kinh công bố và bày tỏ tôn trọng những giải pháp do Bắc Kinh đưa ra. "Chúng tôi luôn sẵn sàng đàm phán và chúng ta sẽ thảo luận những vấn đề như vậy", ông nói.
Hôm 26/3, vài ngày sau khi đón tiếp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin, ông Putin khẳng định, Nga và Trung Quốc không thành lập liên minh quân sự và sự hợp tác giữa lực lượng vũ trang đôi bên là "minh bạch". Hai ông Putin và Tập đã tuyên bố tình hữu nghị và cam kết các mối quan hệ chặt chẽ hơn, bao gồm cả trong lĩnh vực quân sự, trong một hội nghị thượng đỉnh ngày 21/3, trong khi Nga đang tìm cách giành được thắng lợi trên chiến trường trong cái mà họ gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. "Chúng tôi không thành lập bất kỳ liên minh quân sự nào với Trung Quốc", ông Putin nói trên truyền hình nhà nước. "Vâng, chúng tôi có hợp tác trong lĩnh vực tương tác kỹ thuật quân sự. Chúng tôi không che giấu điều này". "Mọi thứ đều minh bạch, không có gì là bí mật".
Trước khi ông Tập sang Moscow, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc hồi đầu tháng hai, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên minh Đại Tây Dương hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cũng nói về căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine. Ông Putin đã mô tả các hành động của Nga ở Ukraine như một sự đẩy lùi phòng thủ chống lại một phương Tây thù địch hiếu chiến, tương đồng với cuộc chiến của Moscow chống lại lực lượng Đức Quốc xã xâm lược trong Thế chiến Thứ hai. Kyiv và các đồng minh phương Tây bác bỏ những ý kiến như vậy là vô lý, nói rằng Moscow đang tìm cách chiếm lãnh thổ và làm tê liệt khả năng hoạt động của Ukraine như một quốc gia độc lập. Ukraine nói rằng không thể có đàm phán hòa bình cho đến khi tất cả các lực lượng Nga rút khỏi lãnh thổ của họ. Nga nói Ukraine phải chấp nhận mất những dải lãnh thổ mà Moscow tuyên bố đã sáp nhập.
Hai nước đã đổi ngôi cho nhau
Việc Trung Quốc "ôm lấy" Nga có vẻ rủi ro về mặt chính trị, nhưng Bắc Kinh cũng được hưởng lợi nhiều về kinh tế và đang nổi lên như một cường quốc thống trị. Những năm 50, dưới con mắt Ban lãnh đạo do Stalin và sau đó là Khơ-rút-sốp cầm đầu thì Trung Quốc là "chư hầu" của Liên Xô. Ngày nay, tình thế lật ngược hoàn toàn, nước Nga của Puitn thoát thai từ "thây ma" Xô viết lại trở thành "chư hầu" của Tập Chủ tịch. Lịch sử cho thấy mối quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ đối thủ cạnh tranh thôn tính. Đó là hai quốc gia có cùng chung truyền thống lấn chiếm và bành trướng. Là hai quốc gia cùng có mục tiêu bá chủ toàn cầu. Bởi vậy, các nước có cùng chung biên giới với Nga và Trung trong lịch sử luôn là nạn nhân của họ ròng rã qua nhiều thế kỷ. Và rồi sự phân bố lạ kỳ của tạo hóa trên hành tinh là Nga và Trung Quốc đã giáp giới nhau.
Thực ra ban đầu, họ không liền kề nhau, mà cách xa nhau hơn 10.000 cây số. Nhưng mục tiêu bá chủ thế giới đã làm hai trung tâm bành trướng, bằng cách cướp đoạt đất đai của người khác, rộng đến mức gặp nhau. Đó là lúc họ bắt phải thôn tính đất đai của nhau. Nhưng rồi cả hai đều chưa thể tiến về phía trước. Và biên giới chính là sự hoà hoãn của cả hai. Quan hệ Nga – Trung rực rỡ nhất là vào thập niên 1950. Chứ không phải bây giờ như ông Putin ca ngợi. Thập niên 1950, trong tình thế chiến tranh lạnh hai phe, trong sự ngộ nhận tình giai cấp vô sản cao hơn tình máu mủ tổ tiên, Liên Xô đã giúp Trung Quốc từ lạc hậu nghèo nàn trở thành một quốc gia công nghiệp – một người chơi lớn trên bàn cờ địa-chính trị thế giới.
Sau khi đủ lông cánh, Trung Quốc giờ đây đang kéo Nga vào "Trật tự thế giới" do mình dẫn dắt. Chưa biết Trật tự này có đủ mạnh để thay thế Trật tự của Mỹ và thế giới dân chủ hay không ? Nhưng "Trật tự mới theo kiểu Trung hoa" – nền hòa bình trong khung khổ "Pax Sinica" – là mối nguy cho cả thế giới. Đó là nhận xét của hầu hết hệ thống truyền thông quốc tế trước và sau chuyến thăm Nga của Trung Quốc. Trước mắt, Trung Quốc sẽ thu được lợi từ công nghệ của Nga. Dù Nga chỉ chia sẻ công nghệ không phải tiên tiến nhất cho Trung Quốc, thì đó cũng đủ để Trung Quốc khám phá và phát triển. Trung Quốc học mót công nghệ máy bay thứ cấp của Nga, nhưng đã có máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J20 trước cả Nga. Trung Quốc mua lại tàu sân bay đóng giở của Liên Xô, nhưng giờ đây đã vượt Nga về số lượng hàng không mẫu hạm. Trong tình thế bi thảm bắt buộc phải chia sẻ công nghệ quân sự của Nga, Trung Quốc sẽ có bước tiến đáng kể về quân sự trong thập niên tới.
*
Cuộc viếng thăm Moscow của ông Tập cũng được lựa chọn vì mục đích to lớn về kinh tế và quân sự. Trung Quốc sẽ nhận được dòng chảy khí đốt khổng lồ 50 tỷ m3 mỗi năm từ Nga sang theo đường ống dẫn khí Power Siberia 2 với giá cực kỳ ưu đãi, bởi Nga đang bị cấm vận, mất thị trường Châu Âu, chưa biết bán khí đốt đi đâu. Đó chính là thời điểm Trung Quốc trở thành thị trường khí đốt to lớn đầy tham vọng của Nga. Nga phải chào giá cực kỳ ưu đãi cho Trung Quốc. Bị cô lập trên toàn thế giới, Nga chỉ còn trông cậy vào Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Nga. Cùng với đó là người Trung Quốc và các công ty Trung Quốc cũng sẽ tràn ngập Nga.
Các chính khách lão luyện thừa biết kế hoạch hoà bình của Trung Quố