Nước bẩn lấy gì rửa
Bài bình luận của tác giả về tình hình các nước trong khu vực hạ nguồn sông Mê kong bị trực tiếp ảnh hưởng bởi việc khống chế nguồn nước phía thượng nguồn của Trung Quốc.
Phải chăng ngày xưa đất và nước là mạch sống của con người nên cha ông chúng ta đã gọi đất nước là tổ quốc của mình ?
Trong một đợt khô hạn đầu năm 2016, người nuôi tôm Việt Nam chờ nước chảy-Ảnh : Christian Berg / Getty Images.
Quả thật, cho đến ngày nay, nếu không có đất và nước thì không thể có sinh thái và qua đó, không thể có sự sống.
Những quốc gia may mắn như Việt Nam, "rừng vàng biển bạc", sông ngòi phì nhiêu, thường có tâm lý ỷ lại. Nhưng chỉ ba bốn thế hệ nữa thôi, những nguồn lực thiên nhiên này sẽ cạn kiệt. Rừng sẽ hết "vàng", biển sẽ hết "bạc", sông ngòi thì khô cằn hoặc ô nhiễm.
Sự phá hoại của con người vì không biết quản lý môi trường sống, và vì lòng tham vô đáy của một số người, thì đến một lúc nào đó chỉ là vấn đề nhân quả thôi.
Minderhoud luận rằng, từ khi Việt Nam chuyển đổi vào cuối thập niên 1980 sang nền kinh tế thị trường, đưa đến sản xuất nông nghiệp, dân số gia tăng, và đô thị hóa, tất cả đều cần đến nước ngầm ; nhưng việc bơm nước ngầm làm trầm trọng thêm vấn đề sụt đất. Nước ngầm được khai thác từ đầu thế kỷ này, ngày naynó vượt quá 2,5 triệu mét khối mỗi ngày [4]. Ảnh hưởng dây chuyền của đất bị sụt lún sẽ làm mực nước biển tăng nhanh hơn so với đất liền, như thể đồng bằng đang chìm xuống biển. Thêm vào đó, vì hạn hán và vì nước bị chặn từ thượng nguồn nên nước mặn ngày càng đẩy sâu hơn vào đất liền, như đã trình bày trongbài đầu, làm cho đồng bằng đối mặt với vấn đề nhiễm mặn.
Theo nghiên cứu mới thì nếu tình trạng như vậy tiếp diễn và thì Đồng bằng sông Cửu Long, từng mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam, quê hương của 18 đến 20 triệu dân, cung cấp lương thực cho 200 triệu người, có thể bị chìm dưới nước vào năm 2100. Với mực nước biển gia tăng vì sự hâm nóng toàn cầu, của sự thay đổi khí hậu, thì không có hành động nào có thể cứu vãn vùng đồng bằng ở những nơi thấp, tuy rằng nếu thay đổi cách dùng đất có thể cứu được những nơi khác.
Cửu Long, chín nhánh sông, bây giờ chỉ còn bảy, và có nguy cơ sẽ còn bốn hay năm, theo một cố vấn chính quyền Việt Nam cho biết.
Theo VOA thì Việt Nam hiện đang là một quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ nhì thế giới (trong khi đó,theo nguồn khác thì Việt Nam đang đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Thái Lan và Mỹ), trong đó 95 phần trăm được sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là nơi xuất cảng 60 phần trăm các loại cá. Năm 2016, Việt Nam bị mất 1,6 tỷ Mỹ kim vì nạn lụt lội và hạn hán đã phá hoại 300 triệu tấn gạo tại đồng bằng.
Tóm lại, vì sự quản lý tồi tệ, lãnh đạo thì hồng hơn chuyên, cộng với tham ô nhũng lạm tràn lan, nên chỉ trong vòng ba thập niên nay, Đồng bằng sông Cửu Long, đang từ vựa lúa trở thành một tình cảnh vô cùng bi đát.
Tiến sĩ Osborne nhận định, Ủy ban Sông Mekong (MRC) không có ảnh hưởng đến các đập nước như tại Lào, một quốc gia thành viên, thì làm sao có tiếng nói gì về các đập nước do Trung Quốc xây. Còn khung Hợp tác Mekong-Lancang (LMC) của Trung Quốc cũng chẳng quan tâm gì đến tác hại của đập nước, khoan nói đến vấn đề giòng chảy phù sa. Chính vì thế mà Osborne nhìn viễn ảnh tại Mekong hết sức bi quan.
Tiến sĩ Milton Osborne là một giáo sư và chuyên gia về Đông Nam Á gần 60 năm làm việc, kể từ năm 1959 khi ông bắt đầu phục vụ cho Tòa Đại sứ Úc tại Phnom Penh ; từng giảng dạy tại Úc, Anh, Mỹ và Singapore. Ông viết nhiều bài trên cơ quan nghiên cứuLowy Institute về sông Mekong, và đã cho ra đời 11 cuốn sách giá trị.
Tiến sĩ Osborne, trongmột bài viết khác, xác định rằng không những Trung Quốc không để cho phù sa chảy xuống hạ nguồn mà ngược lại, một trong những lý do xây dựng đập nước cực lớn tại Tiểu Loan (Xiaowan) là để giới hạn phù sa chỉ chảy xuống hai đập sau đó tại Mạn Loan (Manwan) và Đại Triều Sơn (Dachaoshan) [6]. Nghĩa là không để cho phù sa chảy xuống xa hơn nữa. Hạ nguồn ra sao thì ra !
Âm mưu của Trung Quốc không chỉ dừng ở đó. Họ dự tính xây thêm tám đập nước khác, và như thế họ có khả năng kiểm soát gần như toàn bộ nguồn nước trên con sông này. Nếu có xung đột xảy ra, Trung Quốc có khả năng kiểm soát nước chảy hay không xuống các quốc gia hạ nguồn, gây tác động sâu xa đến nền kinh tế nông nghiệp tại đây, và tạo ra sự hao hụt thức ăn.
Theo nhà báo David Hutt thì Trung Quốc có thể dùng sông Mekong nhưđòn bẫy để trừng phạt những nước nào chống lại các chính sách bành trướng của họ, kể cả những nước nằm trong vùng Biển Đông cũng như Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) [7]. Các học giả nhận định Mekong có thể là điểm nóng giống như Biển Đông thứ hai, dùng nước như một thứ vũ khí, theo Brahma Chellaney, giáo sư chiến lược học tại New Delhi. Trung Quốc có thể sử dụng mở hay tắt nước tại thượng nguồn để ép, như trường hợp Việt Nam, phải nhượng bộ về các đòi hỏi của họ tại Biển Đông.
Trong khi thế giới tập trung lo giải quyết Covid-19, Trung Quốc lại tăng cường các hoạt động của họ tại Biển Đông. Họ không quên chiến thuật "dương đông kích tây" và tiếp tục sử dụng các chiến lược cùng những biện pháp để xiết chặt hầu bao của các quốc gia trung và hạ nguồn sông Mekong.
Cách đây hai năm, trong bài Thế Cờ Vây, tôi cũng trình bày các vấn đề này như sau.
"Điều khiển được lượng nước chảy dọc sông Mekong có nghĩa là kiểm soát được thực phẩm của hàng triệu người đang dựa vào mạch sống mà nó mang lại [10]. Trong 11 dự án đập nước điện hiện nay có hơn một nửa có bàn tay Trung Quốc nhúng vào, với dung lượng dự trù hơn 15000 MW. Các đập nước này có thể lưu trữ 23 tỷ khối nước, chiếm 27 phần trăm lượng nước chảy của sông này giữa Trung Quốc và Thái Lan. Trung Quốc có ưu thế của thượng nguồn sông Mekong, lại sử dụng tối đa lợi thế đó bất kể các quốc gia trung hay hạ nguồn ra sao. Họ xem như thế cờ Dominos. Khi muốn, họ có thể xả nước ở một hay vài đập mà không cần thông báo trước. Các kênh đập ở dưới khi biết phải tìm cách xả nước cấp bách qua các ngã đập tràn, mặc dầu làm như thế sẽ ảnh hưởng đến nguồn điện lực, nhưng không có cách nào khác. Cách xả nước như thế có nguy cơ gây lụt lội dưới hạ nguồn hoặc làm hư hại các thành đập. Điều này đã xảy ra và các đập của Trung Quốc ihoặc không hề báo động cho các đập phía dưới, như tại Lào. Thêm vào đó, dự án có tên "gieo mây" (cloud seeding) của Trung Quốc tại Tianhe dự trù tăng lượng thu hoạch nước mưa lên 10 tỷ khối nước, chiếm 7 phần trăm số lượng tiêu dùng cho dân số Trung Quốc. Lượng nước này có thể được tiếp liệu vào sông Mekong và các nhánh sông khác tại Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ sử dụng để trừng phạt, chế tài hay cảnh cáo các nước hạ nguồn khi cần. Hoạ vô đơn chí : 70 phần trăm các sông và rạch của Trung Quốc bị ô nhiễm môi trường trầm trọng, cho nên các nước hạ nguồn sẽ lãnh đủ.
Bằng cách phá đảo nhỏ, gềnh và đá dọc bờ sông, Trung Quốc đã làm rộng các nhánh sông để thuyền bè của họ đi lại dễ dàng. Họ đã biến sông Mekong thành một ác mộng chiến lược. Ủy ban Sông Mekong, thành lập năm 1995 để giải quyết các tranh chấp này, nhưng thái độ của Trung Quốc là câu giờ, hống hách, trịch thượng, "cách của tôi, còn không xin miễn". Họ tự lập ra một cơ quan mới có tên khung Hợp tác Lancang Mekong, và sử dụng củ cà rốt vào tháng Ba năm 2016 bằng cách xả nước cho các quốc gia hạ nguồn đang bị hạn hán. Lấy tên là hợp tác, nhưng Elliot Brennan cho rằng nó là tiền đề để giải quyết tranh chấp, không phải hợp tác".
Ngày xưa khi chưa có các phương tiện truyền thông hiện đại, mang tính đại chúng, người Việt vẫn biết các hiểm họa lớn lao từ chủ trương bá quyền của Trung Quốc, bằng cách truyền miệng nhau. Ở trong máu người Việt đã có tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, không cần ai bảo ai, và bất kể vua quan hay lãnh đạo quốc gia có lập trường ra sao.
Chỉ từ nửa thế kỷ 20 trở đi, sự độc tôn độc quyền đã lên tuyệt đỉnh để rồi lãnh đạo chính trị phần lớn câm như hến khi Trung Quốc dương tây kích đông và dương đông kích tây. Người dân đi biểu tình chống Trung Quốc thì lại bị đàn áp. Lập trường quốc gia đối với các vấn đề này thì bất nhất, hèn nhát, và không có gì rõ ràng.
c[11].
Nước, mạch sống và là nguồn quan trọng cho kinh tế tại Việt Nam, bị Trung Quốc dùng như vũ khí xiết cổ người dân Việt Nam và các quốc gia khác tại hạ nguồn.
Người dân Việt Nam, không chỉ 20 triệu người sống nương tựa vào sông Mekong, mà tất cả 97 triệu dân hôm nay, cần biết rõ, và cần được giáo dục, về mọi hiểm họa đang đến. Chỉ có thông tin, giáo dục, khả năng biết suy nghĩ độc lập, có sáng kiến, biết tự giải quyết vấn đề, biết khai dụng các kiến thức và công nghệ tối tân nhất, và nhất là có tinh thần chủ động và được ủy nhiệm (empowerment), để tìm ra những phương thức hiệu quả nhất hầu cứu vãn tình thế nguy bách đang treo sợi dây thòng lọng lên cổ và lên toàn đất nước Việt Nam.
Nếu lòng còn thiết tha với vận mệnh dân tộc, tất cả chúng ta đều có thể góp phần mang lại sự thay đổi này, dù nhỏ, dù muộn và dù không thể đảo ngược tình thế hoàn toàn, nhưng "còn nước còn tát". Chúng ta không thể ngồi nhìn Đồng bằng Sông Cửu Long đang dần dần biến mất, và bao nhiêu hiểm họa bao vây sinh thái Việt Nam.
Nước bẩn lấy gì rửa đây ?
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 20/07/2020
Tài liệu tham khảo :
1. David Boyle, "Huge Land Loss Predicted for Vietnam's Mekong Delta ", VOA East Asia Pacific, 16 February 2019.
2. News, "‘Soil subsidence is a hidden assassin’", Utrecht University, 14 February 2019.
3. P S J Minderhoud et al 2017 Environ. Res. Lett. 12 064006, "Impacts of 25 years of groundwater extraction on subsidence in the Mekong delta, Vietnam ", IOP Publishing, 1 June 2017.
4. Minderhoud, P.S.J., Erkens, G., Pham, V.H., Bui, V.T., Erban, L., Kooi, H., Stouthamer, E., 2017. Impacts of 25 years of groundwater extraction on subsidence in the Mekong delta, Vietnam. Environ. Res. Lett. 12. doi:10.1088/1748-9326/aa7146. "The Mekong Delta is threatening to drown due to the pumping of groundwater ", Knowledge journal / Edition 1 / 2018.
5. Milton Osborne, "Mekong : When the river runs dry ", The Interpreter, Lowy Institute, 6 September 2019.
6. Milton Osborne, "It’s not just melting glaciers that endanger the Mekong and its region ", The Interpreter, Lowy Institute, 25 June 2019.
7. David Hutt, "Water war risk rising on the Mekong ", Asia Times, 16 October 2019.
8. Mike Pompeo, "U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea ", Press Statement, US Department of State, 13 July 2020.
9. David Stilwell, "The South China Sea, Southeast Asia’s Patrimony, and Everybody’s Own Backyard ", Remarks – Centre for Strategic and International Studies (Virtual), US Department of State, 14 July 2020.
10. Elliot Brennan, "China eyes its next prize – the Mekong ", Lowy Institute, 5 June 2018.
11. Li Jiangang, "How close can US and Vietnam be ? ", Global Times, 16 July 2020 ; "Hoàn Cầu Thời Báo : VN sẽ ‘trắng tay’ nếu đu dây Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông ", VOA Tiếng Việt, 16 July 2020.
Phải chăng ngày xưa đất và nước là mạch sống của con người nên cha ông chúng ta đã gọi đất nước là tổ quốc của mình ?
Trong một đợt khô hạn đầu năm 2016, người nuôi tôm Việt Nam chờ nước chảy-Ảnh : Christian Berg / Getty Images.
Quả thật, cho đến ngày nay, nếu không có đất và nước thì không thể có sinh thái và qua đó, không thể có sự sống.
Những quốc gia may mắn như Việt Nam, "rừng vàng biển bạc", sông ngòi phì nhiêu, thường có tâm lý ỷ lại. Nhưng chỉ ba bốn thế hệ nữa thôi, những nguồn lực thiên nhiên này sẽ cạn kiệt. Rừng sẽ hết "vàng", biển sẽ hết "bạc", sông ngòi thì khô cằn hoặc ô nhiễm.
Sự phá hoại của con người vì không biết quản lý môi trường sống, và vì lòng tham vô đáy của một số người, thì đến một lúc nào đó chỉ là vấn đề nhân quả thôi.
Vì "hồng" hơn "chuyên"
Vào đầu năm ngoái,Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa bản tin về nghiên cứu mới của nhà địa vật lý Philip Minderhoud thuộc Đại học Utrecht và Viện Nghiên cứu Deltares [1]. Minderhoud đã làm luận án tiến sĩ về đồng bằng trên các sông lớn, và hiện được xem là chuyên gia hàng đầu về sụt đất ở đồng bằng sông Cửu Long [2]. Trước đó gần hai năm, Minderhoud đã phổ biếnbài nghiên cứu của mình trênIOP Science, với kết luận : "Trong 25 năm qua, việc khai thác nước ngầm đã gia tăng đáng kể, biến vùng đồng bằng từ trạng thái thủy văn gần như không bị xáo trộn sang tình trạng cạn kiệt tầng nước ngầm" [3].Minderhoud luận rằng, từ khi Việt Nam chuyển đổi vào cuối thập niên 1980 sang nền kinh tế thị trường, đưa đến sản xuất nông nghiệp, dân số gia tăng, và đô thị hóa, tất cả đều cần đến nước ngầm ; nhưng việc bơm nước ngầm làm trầm trọng thêm vấn đề sụt đất. Nước ngầm được khai thác từ đầu thế kỷ này, ngày naynó vượt quá 2,5 triệu mét khối mỗi ngày [4]. Ảnh hưởng dây chuyền của đất bị sụt lún sẽ làm mực nước biển tăng nhanh hơn so với đất liền, như thể đồng bằng đang chìm xuống biển. Thêm vào đó, vì hạn hán và vì nước bị chặn từ thượng nguồn nên nước mặn ngày càng đẩy sâu hơn vào đất liền, như đã trình bày trongbài đầu, làm cho đồng bằng đối mặt với vấn đề nhiễm mặn.
Theo nghiên cứu mới thì nếu tình trạng như vậy tiếp diễn và thì Đồng bằng sông Cửu Long, từng mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam, quê hương của 18 đến 20 triệu dân, cung cấp lương thực cho 200 triệu người, có thể bị chìm dưới nước vào năm 2100. Với mực nước biển gia tăng vì sự hâm nóng toàn cầu, của sự thay đổi khí hậu, thì không có hành động nào có thể cứu vãn vùng đồng bằng ở những nơi thấp, tuy rằng nếu thay đổi cách dùng đất có thể cứu được những nơi khác.
Cửu Long, chín nhánh sông, bây giờ chỉ còn bảy, và có nguy cơ sẽ còn bốn hay năm, theo một cố vấn chính quyền Việt Nam cho biết.
Theo VOA thì Việt Nam hiện đang là một quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ nhì thế giới (trong khi đó,theo nguồn khác thì Việt Nam đang đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Thái Lan và Mỹ), trong đó 95 phần trăm được sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là nơi xuất cảng 60 phần trăm các loại cá. Năm 2016, Việt Nam bị mất 1,6 tỷ Mỹ kim vì nạn lụt lội và hạn hán đã phá hoại 300 triệu tấn gạo tại đồng bằng.
Tóm lại, vì sự quản lý tồi tệ, lãnh đạo thì hồng hơn chuyên, cộng với tham ô nhũng lạm tràn lan, nên chỉ trong vòng ba thập niên nay, Đồng bằng sông Cửu Long, đang từ vựa lúa trở thành một tình cảnh vô cùng bi đát.
Dùng nước như vũ khí
Vào cuối năm 2019, tiến sĩ Osborne cũng bày tỏsự quan tâm sâu xa của mình đối với các đập nước đã và đang được xây bởi Trung Quốc, cộng với hạn hán năm 2019, với mực nước thấp nhất trong vài năm qua, tạo ra một tình huống nguy cấp tại đây [5].Tiến sĩ Osborne nhận định, Ủy ban Sông Mekong (MRC) không có ảnh hưởng đến các đập nước như tại Lào, một quốc gia thành viên, thì làm sao có tiếng nói gì về các đập nước do Trung Quốc xây. Còn khung Hợp tác Mekong-Lancang (LMC) của Trung Quốc cũng chẳng quan tâm gì đến tác hại của đập nước, khoan nói đến vấn đề giòng chảy phù sa. Chính vì thế mà Osborne nhìn viễn ảnh tại Mekong hết sức bi quan.
Tiến sĩ Milton Osborne là một giáo sư và chuyên gia về Đông Nam Á gần 60 năm làm việc, kể từ năm 1959 khi ông bắt đầu phục vụ cho Tòa Đại sứ Úc tại Phnom Penh ; từng giảng dạy tại Úc, Anh, Mỹ và Singapore. Ông viết nhiều bài trên cơ quan nghiên cứuLowy Institute về sông Mekong, và đã cho ra đời 11 cuốn sách giá trị.
Tiến sĩ Osborne, trongmột bài viết khác, xác định rằng không những Trung Quốc không để cho phù sa chảy xuống hạ nguồn mà ngược lại, một trong những lý do xây dựng đập nước cực lớn tại Tiểu Loan (Xiaowan) là để giới hạn phù sa chỉ chảy xuống hai đập sau đó tại Mạn Loan (Manwan) và Đại Triều Sơn (Dachaoshan) [6]. Nghĩa là không để cho phù sa chảy xuống xa hơn nữa. Hạ nguồn ra sao thì ra !
Âm mưu của Trung Quốc không chỉ dừng ở đó. Họ dự tính xây thêm tám đập nước khác, và như thế họ có khả năng kiểm soát gần như toàn bộ nguồn nước trên con sông này. Nếu có xung đột xảy ra, Trung Quốc có khả năng kiểm soát nước chảy hay không xuống các quốc gia hạ nguồn, gây tác động sâu xa đến nền kinh tế nông nghiệp tại đây, và tạo ra sự hao hụt thức ăn.
Theo nhà báo David Hutt thì Trung Quốc có thể dùng sông Mekong nhưđòn bẫy để trừng phạt những nước nào chống lại các chính sách bành trướng của họ, kể cả những nước nằm trong vùng Biển Đông cũng như Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) [7]. Các học giả nhận định Mekong có thể là điểm nóng giống như Biển Đông thứ hai, dùng nước như một thứ vũ khí, theo Brahma Chellaney, giáo sư chiến lược học tại New Delhi. Trung Quốc có thể sử dụng mở hay tắt nước tại thượng nguồn để ép, như trường hợp Việt Nam, phải nhượng bộ về các đòi hỏi của họ tại Biển Đông.
Thế cờ vây
Biển Đông trở thành điểm nóng chính trị trong những năm qua. Tuần trước ngày 13 tháng Bảy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeokhẳng định : "Bắc Kinh tuyên bố các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát của họ". [8] Đây có lẽ là lời tuyên bố mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay. Sau đó một ngày, Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell, trong bài nói chuyện trực tuyến với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies),nhận định rằng Bắc Kinh đang áp dụng chủ trương "Mạnh là(m) đúng" (Might makes right) tại Biển Đông ; rằng Bắc Kinh đang nỗ lực để phá hoại chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và không để họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi ; rằng tài nguyên này thuộc về các quốc gia đó, không thuộc về Trung Quốc. Stilwell tuyên bố Bắc Kinh muốn thống trị, muốn thay thế luật pháp quốc tế bằng sự cai trị bởi sự đe dọa và ép buộc [9].Trong khi thế giới tập trung lo giải quyết Covid-19, Trung Quốc lại tăng cường các hoạt động của họ tại Biển Đông. Họ không quên chiến thuật "dương đông kích tây" và tiếp tục sử dụng các chiến lược cùng những biện pháp để xiết chặt hầu bao của các quốc gia trung và hạ nguồn sông Mekong.
Cách đây hai năm, trong bài Thế Cờ Vây, tôi cũng trình bày các vấn đề này như sau.
"Điều khiển được lượng nước chảy dọc sông Mekong có nghĩa là kiểm soát được thực phẩm của hàng triệu người đang dựa vào mạch sống mà nó mang lại [10]. Trong 11 dự án đập nước điện hiện nay có hơn một nửa có bàn tay Trung Quốc nhúng vào, với dung lượng dự trù hơn 15000 MW. Các đập nước này có thể lưu trữ 23 tỷ khối nước, chiếm 27 phần trăm lượng nước chảy của sông này giữa Trung Quốc và Thái Lan. Trung Quốc có ưu thế của thượng nguồn sông Mekong, lại sử dụng tối đa lợi thế đó bất kể các quốc gia trung hay hạ nguồn ra sao. Họ xem như thế cờ Dominos. Khi muốn, họ có thể xả nước ở một hay vài đập mà không cần thông báo trước. Các kênh đập ở dưới khi biết phải tìm cách xả nước cấp bách qua các ngã đập tràn, mặc dầu làm như thế sẽ ảnh hưởng đến nguồn điện lực, nhưng không có cách nào khác. Cách xả nước như thế có nguy cơ gây lụt lội dưới hạ nguồn hoặc làm hư hại các thành đập. Điều này đã xảy ra và các đập của Trung Quốc ihoặc không hề báo động cho các đập phía dưới, như tại Lào. Thêm vào đó, dự án có tên "gieo mây" (cloud seeding) của Trung Quốc tại Tianhe dự trù tăng lượng thu hoạch nước mưa lên 10 tỷ khối nước, chiếm 7 phần trăm số lượng tiêu dùng cho dân số Trung Quốc. Lượng nước này có thể được tiếp liệu vào sông Mekong và các nhánh sông khác tại Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ sử dụng để trừng phạt, chế tài hay cảnh cáo các nước hạ nguồn khi cần. Hoạ vô đơn chí : 70 phần trăm các sông và rạch của Trung Quốc bị ô nhiễm môi trường trầm trọng, cho nên các nước hạ nguồn sẽ lãnh đủ.
Bằng cách phá đảo nhỏ, gềnh và đá dọc bờ sông, Trung Quốc đã làm rộng các nhánh sông để thuyền bè của họ đi lại dễ dàng. Họ đã biến sông Mekong thành một ác mộng chiến lược. Ủy ban Sông Mekong, thành lập năm 1995 để giải quyết các tranh chấp này, nhưng thái độ của Trung Quốc là câu giờ, hống hách, trịch thượng, "cách của tôi, còn không xin miễn". Họ tự lập ra một cơ quan mới có tên khung Hợp tác Lancang Mekong, và sử dụng củ cà rốt vào tháng Ba năm 2016 bằng cách xả nước cho các quốc gia hạ nguồn đang bị hạn hán. Lấy tên là hợp tác, nhưng Elliot Brennan cho rằng nó là tiền đề để giải quyết tranh chấp, không phải hợp tác".
Vài nhận định
Người Việt Nam không lạ gì với các thủ đoạn chèn ép của giới lãnh đạo chính trị chuyên quyền tại Trung Quốc trong mấy nghìn năm qua.Ngày xưa khi chưa có các phương tiện truyền thông hiện đại, mang tính đại chúng, người Việt vẫn biết các hiểm họa lớn lao từ chủ trương bá quyền của Trung Quốc, bằng cách truyền miệng nhau. Ở trong máu người Việt đã có tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, không cần ai bảo ai, và bất kể vua quan hay lãnh đạo quốc gia có lập trường ra sao.
Chỉ từ nửa thế kỷ 20 trở đi, sự độc tôn độc quyền đã lên tuyệt đỉnh để rồi lãnh đạo chính trị phần lớn câm như hến khi Trung Quốc dương tây kích đông và dương đông kích tây. Người dân đi biểu tình chống Trung Quốc thì lại bị đàn áp. Lập trường quốc gia đối với các vấn đề này thì bất nhất, hèn nhát, và không có gì rõ ràng.
c[11].
Nước, mạch sống và là nguồn quan trọng cho kinh tế tại Việt Nam, bị Trung Quốc dùng như vũ khí xiết cổ người dân Việt Nam và các quốc gia khác tại hạ nguồn.
Người dân Việt Nam, không chỉ 20 triệu người sống nương tựa vào sông Mekong, mà tất cả 97 triệu dân hôm nay, cần biết rõ, và cần được giáo dục, về mọi hiểm họa đang đến. Chỉ có thông tin, giáo dục, khả năng biết suy nghĩ độc lập, có sáng kiến, biết tự giải quyết vấn đề, biết khai dụng các kiến thức và công nghệ tối tân nhất, và nhất là có tinh thần chủ động và được ủy nhiệm (empowerment), để tìm ra những phương thức hiệu quả nhất hầu cứu vãn tình thế nguy bách đang treo sợi dây thòng lọng lên cổ và lên toàn đất nước Việt Nam.
Nếu lòng còn thiết tha với vận mệnh dân tộc, tất cả chúng ta đều có thể góp phần mang lại sự thay đổi này, dù nhỏ, dù muộn và dù không thể đảo ngược tình thế hoàn toàn, nhưng "còn nước còn tát". Chúng ta không thể ngồi nhìn Đồng bằng Sông Cửu Long đang dần dần biến mất, và bao nhiêu hiểm họa bao vây sinh thái Việt Nam.
Nước bẩn lấy gì rửa đây ?
Phạm Phú Khải
Nguồn : VOA, 20/07/2020
Tài liệu tham khảo :
1. David Boyle, "Huge Land Loss Predicted for Vietnam's Mekong Delta ", VOA East Asia Pacific, 16 February 2019.
2. News, "‘Soil subsidence is a hidden assassin’", Utrecht University, 14 February 2019.
3. P S J Minderhoud et al 2017 Environ. Res. Lett. 12 064006, "Impacts of 25 years of groundwater extraction on subsidence in the Mekong delta, Vietnam ", IOP Publishing, 1 June 2017.
4. Minderhoud, P.S.J., Erkens, G., Pham, V.H., Bui, V.T., Erban, L., Kooi, H., Stouthamer, E., 2017. Impacts of 25 years of groundwater extraction on subsidence in the Mekong delta, Vietnam. Environ. Res. Lett. 12. doi:10.1088/1748-9326/aa7146. "The Mekong Delta is threatening to drown due to the pumping of groundwater ", Knowledge journal / Edition 1 / 2018.
5. Milton Osborne, "Mekong : When the river runs dry ", The Interpreter, Lowy Institute, 6 September 2019.
6. Milton Osborne, "It’s not just melting glaciers that endanger the Mekong and its region ", The Interpreter, Lowy Institute, 25 June 2019.
7. David Hutt, "Water war risk rising on the Mekong ", Asia Times, 16 October 2019.
8. Mike Pompeo, "U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea ", Press Statement, US Department of State, 13 July 2020.
9. David Stilwell, "The South China Sea, Southeast Asia’s Patrimony, and Everybody’s Own Backyard ", Remarks – Centre for Strategic and International Studies (Virtual), US Department of State, 14 July 2020.
10. Elliot Brennan, "China eyes its next prize – the Mekong ", Lowy Institute, 5 June 2018.
11. Li Jiangang, "How close can US and Vietnam be ? ", Global Times, 16 July 2020 ; "Hoàn Cầu Thời Báo : VN sẽ ‘trắng tay’ nếu đu dây Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông ", VOA Tiếng Việt, 16 July 2020.