Virus corona: 'Chúng tôi sẽ chết đói nếu tình hình tiếp diễn' ( BBC News Tiếng Việt)

Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, đại dịch Covid-19 có thể làm hơn 1.6 tỷ người trên thế giới mất việc. Càng đáng lo ngại hơn với những quốc gia kém phát triển, tuyệt đại đa số những người sống dưới đáy ở xã hội cảm thấy tuyệt vọng khi phải chật vật sống cho qua ngày trong khi không có khoản tiết kiệm nào, lương thực cạn dần và nhà nước thiếu những biện pháp liên đới, hỗ trợ người trong bối cảnh phong toả chống dịch. Nhìn về Việt Nam, tình hình của chúng ta cũng rất nguy hại khi các số liệu kinh tế sau quý 1-2020 đều sút giảm nghiêm trọng, nhà máy, xí nghiệm bị sút giảm đơn hàng và phải tính đến biện pháp sa thải nhân công hàng loạt, ngành dịch vụ và du lịch ở trong tình trạng báo động… Quan trọng nhất, tuyệt đại đa số người dân Việt Nam cũng sống trong hoàn cảnh không khá hơn những người cùng khổ ở những nước kém phát triển khác. 

Sau những thông tin hồ hởi về con số kiểm soát dịch ban đầu, thì chính quyền CSVN nên làm mọi khả năng để đảm bảo một khả năng liên đới, hỗ trợ những người nghèo, không để ai rơi vào một thảm cảnh tuyệt vọng. Đây là một điều khó có thể xảy ra vì bản chất của chế độ, nên đại dịch cũng là một dấu lặng để những người suy nghĩ về việc dấn thân cho dân chủ hoá đất nước, ý thức được về sự cần thiết của vai trò công dân của mình trong lúc này. Những hành động bề nổi hay đấu tranh mang nặng tính cá nhân, mà thiếu đi một chiến lược dài hơi, thiếu chiều sâu để góp phần vào việc phát triển tổ chức chính trị đúng đắn phải dứt khoát bị dẹp bỏ.


Một nửa người lao động trên thê giới có thể mất kế sinh nhai vì đại dịch virus corona, Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết.

Và những người lao động không có hợp đồng là những người bị ảnh hưởng nặng nhất. Nhưng 1,6 tỷ người này là ai?

BBC hỏi chuyện bốn người ở bốn quốc gia khác nhau. Bình thường, họ sống bằng lương trả theo ngày, nhưng kể từ khi có phong tỏa, họ không đủ tiền thậm chí để mua thức ăn.

Nguồn bài: BBC