Quan hệ Mỹ - Trung nóng lên và cơ hội cho Việt Nam (Võ Ngọc Ánh)


Người Việt đấu tranh không thể trông chờ vào việc Trung Cộng sụp đổ và chế độ cộng sản Việt Nam ngã theo. Muốn quê hương có được tự do, dân chủ trên hết vẫn đấu tranh đúng cách để tạo nên sức mạnh toàn diện để dân chủ hóa đất nước. (Võ Ngọc Ánh)
Căng thẳng Mỹ - Trung thêm gia tăng trong dịch bệnh virut Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu và gây nhiều thiệt hại lớn chưa từng có tại Mỹ.
Trong mối bất hòa Mỹ - Trung và cả thế giới đang giảm lệ thuộc vào Trung Cộng, Việt Nam đang có được nhiều lợi thế.
Nhìn từ lịch sử
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump và Trung Cộng của Tập Cận Bình không ngừng xấu đi trong cuộc chiến tranh thương mại, thuế quan từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng.
Để phủ đám mây mù lên sự thất bại của chính phủ Mỹ hiện tại trong việc đối phó với dịch bệnh virut Vũ Hán, Trump tăng cường công kích Trung Cộng đã không trung thực khiến dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Điều này đang đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia nhất nhì thế giới xuống mức xấu nhất trong nhiều chục năm qua.
Quan hệ Mỹ - Trung hiện nay phần nào giống căng thẳng Liên Xô – Trung Cộng trong thập niên 1960 thế kỷ trước. Đỉnh điểm hai bên đã nã súng vào nhau đầu tháng 3/1969.
My-TQ-00
Quan hệ Mỹ - Trung đang càng ngày xấu đi, nhất là sau Covid-19.
Để khoét thêm mâu thuẫn Xô – Trung, Mỹ đã dẹp sự mâu thuẫn với Trung Cộng không ít lần đã rất nóng, súng đã nạp đạn, sau chiến tranh Triều Tiên, đến tình hình eo biển Đài Loan và cả cuộc chiến đang xảy ra ở Việt Nam. Người Mỹ xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Trung Cộng để siết chặt vòng vây Liên Xô.
Việc này được bắt đầu từ chuyến bí mật thăm Trung Cộng của Henry Kissinger vào tháng 7/1971. Hơn nửa năm sau Richard Nixon, Tổng thống Mỹ đã có chuyến thăm chính thức đến quốc gia cộng sản đông dân nhất vào tháng 2/1972.
Sau chuyến thăm của Nixon, khác biệt được gác sang một bên, các đời tổng thống Mỹ bằng nhiều cách đã tạo điều kiện cho Trung Cộng ngày một lớn mạnh.
Cái ‘bắt tay’ giữa Mỹ - Trung là sự mở đầu cho việc người nước Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa sau đó một năm bằng Hiệp định Paris. Hiệp định dẫn đến sự bức tử chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đồng minh của nước Mỹ.
Trong khi Liên Xô ngày thêm một khó khăn trong cuộc chạy đua, cạnh tranh với Mỹ. Thì một đối thủ khác của Liên Xô là Trung Cộng lại dần thoát ra khỏi khó khăn. Đặc biệt từ khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền.
Thòng lọng chạy đua với Mỹ ngày càng siết chặt Liên Xô khiến nước này phải làm ngơ trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại châu Âu. Và cuối cùng Liên Xô cũng tự tan rã.
Với sự tạo điều kiện của Mỹ, Trung Cộng trở thành một thế lực mới của thế giới với quy mô nền kinh tế thứ hai thế giới đúng vào 10 năm trước. Hiện nay nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ… Trung Cộng đang cạnh tranh trực tiếp, ngang ngửa mới Mỹ.
Gần 50 năm qua, không phải quan hệ Mỹ - Trung lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng chưa bao giờ mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên xấu, thù nghịch như lúc này. Kể cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989.
Căng thẳng Mỹ - Trung lợi thế cho Việt Nam
Với tranh chấp dai dẳng trên biển Đông, quan hệ Việt – Trung trong những năm qua phần nào giống quan hệ Xô – Trung trong những năm 1960 thế kỷ trước. Việt Nam đang đứng ở vị trí như Trung Cộng vào đầu thập niên 70 thế kỷ 20.
Mối quan hệ Mỹ - Việt hiện nay có nhiều thuận lợi hơn so với Mỹ - Trung trước đây. Gần 25 năm qua hai quốc gia cựu thù chưa xảy ra bất đồng nào đáng kể và ngày càng tốt hơn. Mỹ - Việt đã trở thành đối tác toàn diện lẫn nhau.
quanheV-M
Donald Trump, Tổng thống Mỹ đương nhiệm từ khi vào Nhà Trắng chưa có bất kỳ lên án nào đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vấn đền nhân quyền, tự do ngôn luận.
Ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ đương nhiệm từ khi vào Nhà Trắng chưa có bất kỳ lên án nào đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vấn đền nhân quyền, tự do ngôn luận. Đây vốn là khác biệt cơ bản, lớn nhất của hai nước.
Lên án mạnh mẽ nhất của ông Trump cho Việt Nam là vào này 26/6/2019 trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network nói, “Việt Nam lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”. Tuy nhiên Trump không có bất kỳ hành động nào trừng phạt Việt Nam.
Ngược lại ông Trump còn đưa hình mẫu Việt Nam để vương triều họ Kim ở Bắc Triều Tiên học hỏi. Ông đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Tiều với Kim Jong-Un và cuối tháng 2/2019. Trump sẵn sàng giơ cao lá cờ Việt Nam trong cuộc viếng thăm đó.
Ông Trump chẳng đánh cho Cộng Sản Việt Nam lên bờ xuống ruộng như nhiều người Việt đang làm ngơ giữ kỳ vọng trong mấy năm qua.
Nước Mỹ từ các chính phủ trước, đặc biệt từ thời Donald Trump luôn xem Việt Nam như một đối tác hàng đầu trong khu vực trong việc đối phó với sự hung hăn, quyết đoán của Trung Cộng.
Việt Nam đã nhận được nhiều sự ưu ái của Mỹ và cả liên minh châu Âu. Từ thương mại đến việc cung cấp tàu chiến. Nhiều tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Việt Nam. Mới đây nhất vào đầu tháng ba, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã đến Đà Nẵng. Năm 2020 này, Mỹ đã mời Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2020) dự kiến trong hai tuần cuối tháng 8 đến.
Ngày 6/5, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhau. Theo thông tin tường thuật từ báo chí, hai bên không tiếc lời khen ngợi, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh virut Vũ Hán. Mong muốn mở rộng hơn mối quan hệ hiện nay, sớm gặp lại nhau.
Việc Trump đánh thuế cao vào hàng hóa sản xuất tại Trung Cộng vào Mỹ đã biến Việt Nam trở thành bãi đáp hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp muốn chạy khỏi Trung Cộng. Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội và đã đạt được nhiều kết quả ban đầu.
Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh virut Vũ Hán, xuất phát từ Trung Cộng vào đầu năm nay trao thêm lợi thế cho Việt Nam. Bởi các nước phát triển muốn giảm sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Cộng đã phơi bày rất rõ trong dịch bệnh này. Nhiều quốc gia, doanh nghiệp đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Cộng. Việt Nam trở thành nơi thu hút, nhờ chi phí nhân công thấp, không quá khó trong các quy định về môi trường, an toàn lao động, lực lương lao động trẻ.
Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội hiện nay sẽ có được bức phá để phát triển. Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ tạm thời được chính quyền Mỹ làm ngơ, hoặc phản đối lấy lệ, không thực sự gây sức ép. Tạm gác qua những khác biệt cơ bản về thể chế, điều hành đất nước để xem nhau như đối tác hàng đầu trong việc đối phó với Trung Cộng trên quy mô toàn cầu.
Điều này chẳng phải quá lạ bởi Mỹ cũng đã từng, đang bỏ qua vấn đề nhân quyền để chọn đồng minh nếu đem lại cái lợi cho nước Mỹ. Như Philiphine thời tổng thống Ferdinand Marcos, vương triều tại Saudi Arabia trong quá khứ và hiện tại…
Chủ nhân của Nhà Trắng dù Donald Trump hay Joe Biden vào đầu năm tới giá trị của Việt Nam vẫn không thay đổi. Bởi những mâu thuẫn quá lớn Mỹ - Trung không thể giải quyết nhanh chóng. Cả thế giới đã thấy bộ mặt thật của Trung Cộng, chỉ muốn giảm lệ thuộc vào quốc gia này hơn đặt niềm tin như thời gian qua.
Người Việt đấu tranh không thể trông chờ vào việc Trung Cộng sụp đổ và chế độ cộng sản Việt Nam ngã theo. Muốn quê hương có được tự do, dân chủ trên hết vẫn đấu tranh đúng cách để tạo nên sức mạnh toàn diện để dân chủ hóa đất nước.
Võ Ngọc Ánh
(18/05/2020)