Việt Nam kiểm soát COVID-19 thành công bằng cách thức “kiểm soát bất đồng chính kiến" (Minh Luật)
Bài viết chỉ ra sự thành công của Việt
Nam trong việc chống lại COVID-19 dựa vào 3 yếu tố: (1) dân số tương đối
trẻ; (2) kiểm tra nghiêm ngặt kết hợp với nhập viện sớm cho những người
bị phát hiện nhiễm bệnh; và (3) nỗ lực truy tìm dấu vết và cách ly. Đảng CSVN làm được điều này vì dựa vào đội quân tai mắt hùng hậu là lực lượng an ninh, cán bộ dân phố, dân quân tự vệ. Đúng là cơ chế này không thể bắt chước được, vì chúng được tạo ra để bảo vệ cho sự cai trị của chế độ độc đảng.

Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign
Policy) có bài phân tích và lý giải cho tính hiệu quả trong việc phòng
chống COVID-19 của Việt Nam, là do “các công cụ kiểm soát của Đảng Cộng
Sản đã tạo ra vũ khí chống lại virus một cách hiệu quả”.
Bài viết có tiêu đề “Việt Nam chống đại dịch thành công nhờ vào đàm áp”,
đăng tải hôm 12/5, mở đầu bằng câu chuyện của nhà tư vấn kinh tế người
nước ngoài quay lại Việt Nam làm việc vào cuối tháng 3, ngay lập tức anh
ta được cảnh sát địa phương nhắn tin hỏi thăm sức khỏe.
Tác giả bài viết, Bill Hayton và Trợ Lý
Nghèo (bút danh của một tác giả Việt Nam) cho biết, “Việt Nam là một
quốc gia không chỉ biết bạn sống ở đâu, mà còn biết bạn đi đến đâu, và
biết số điện thoại di động của bạn là gì.”
Thành công nhưng không thể sao chép
Bài viết chỉ ra sự thành công của Việt
Nam trong việc chống lại COVID-19 dựa vào 3 yếu tố: (1) dân số tương đối
trẻ; (2) kiểm tra nghiêm ngặt kết hợp với nhập viện sớm cho những người
bị phát hiện nhiễm bệnh; và (3) nỗ lực truy tìm dấu vết và cách ly.
Nhóm tác giả nói rằng Việt Nam làm được
điều này là vì “có đội quân tai mắt là cán bộ dân phố và các nhân viên
an ninh luôn theo dõi liên tục các khu phố. Và khi được yêu cầu, những
người này có thể được tăng cường trợ giúp bởi lực lượng dân quân tự vệ
với khả năng phong tỏa toàn bộ các quận.”
"Các cấu trúc kiểm soát dịch bệnh như là
cấu trúc kiểm soát bất đồng chính kiến”, bài viết nhận định về cơ chế
kiểm soát COVID-19 ở Việt Nam.
Vì vậy, theo nhóm tác giả, cơ chế kiểm
soát dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam dù rất hiệu quả nhưng không thể bắt
chước được, vì chúng là cơ chế được tạo ra để bảo vệ cho sự cai trị của
chế độ độc đảng.
Chặn dịch như chặn bất đồng
Theo bài viết mô tả, cách thức chính
quyền phong tỏa một khu phố để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch theo
như cách thức ngăn chặn những người bất đồng chính kiến rời khỏi nhà của
họ.
Trước tiên, cảnh sát mặc sắc phục và dân
quân được huy động đến dựng lên các chướng ngại vật, nhưng quyền chỉ huy
thật sự là nằm ở những người mặc thường phục - họ làm việc cho Bộ Công
an: những người thi hành trong trang phục dân sự, mặc những chiếc áo
polo và quần lửng, tùy theo tình huống, có thể ra lệnh cho các quan chức
địa phương, hay triệu tập đám đông nhanh chóng chỉ bằng một cuộc gọi.
“Đây là những người có thể ngăn chặn
những người chỉ trích chính phủ ra khỏi nhà, triệu tập một buổi họp đấu
tố trong khu phố để đe dọa những người bất đồng chính kiến, hoặc đảm bảo
con cái của những người này bị đối xử thô bạo ở trường nếu họ lên tiếng
về tham nhũng ở địa phương. Những người thi hành này có thể khá chắc
chắn rằng hành vi của họ sẽ không bị thách thức bởi một cơ quan tư pháp
độc lập bởi vì Đảng Cộng sản quyết định luật pháp là gì”.
“Cơ chế này được sinh ra như là công cụ
kiểm soát của Đảng Cộng sản và hiện đã được sử dụng lại để phục vụ cho
việc bảo vệ sức khỏe”, bài viết nhận định.
Kiểm dịch bằng kiểm duyệt và công nghệ giám sát
Cạnh đó, nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng
chính quyền đang nỗ lực chống lại các thông tin trái phép. Cảnh sát đã
kiểm duyệt khoảng 300.000 bài đăng trên các trang tin tức, blog và
600.000 bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội về COVID-19, trong
khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3. Thông tin cho biết cảnh sát đã
triệu tập 654 trường hợp "đưa tin giả" và xử phạt 146 người.
Bài viết cho rằng có sự chồng chéo giữa
kiểm duyệt chống lại thông tin sai lệch liên quan đến dịch bệnh và xóa
bỏ các nội dung chỉ trích chính trị là khá rõ ràng.
Bài viết cũng so sánh rằng, tại một số
quốc gia châu Á, như Hàn Quốc, đã sử dụng công nghệ giám sát theo dõi
điện thoại, hồ sơ thẻ tín dụng, giám sát qua video nhằm theo dõi lịch sử
đi lại của người nhiễm bệnh. Còn ở Việt Nam và Trung Quốc, lại vừa kết
hợp công nghệ giám sát với “cơ bắp đường phố” (an ninh mật vụ) để duy
trì kiểm soát trực tiếp các cá nhân trên quy mô lớn.
“Chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới có thể
làm như vậy và không cần phải chịu sự giám sát của pháp luật hoặc Quốc
hội”, nhóm tác giả đánh giá.
Bài viết đi đến kết luận rằng, dù Việt
Nam đã nhận được nhiều lời khen ngợi về việc xử lý thành công đại dịch,
nhưng Việt Nam cung cấp một mô hình mà nhiều quốc gia khác không muốn có
hoặc không thể thực hiện theo.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Nguồn tin: RFA Tiếng Việt